0962801374

Thuốc trị ký sinh trùng đường tiêu hóa

Thuốc trị ký sinh trùng đường tiêu hóa
Cây cau
Tên Đông y: Tân lang, Bình lang
Tên khoa học: Areca catechu L
Họ Cau dừa Arecaceae
.
1. Mô tả cây và phân bổ
Cây cao được trồng rất phổ biến ở nước ta. Nông thôn đâu đâu cũng có.
Nhiều nhất là các tỉnh miền Tây Nam bộ: Mỹ tho, Cần Thơ, Rạch Giá, Bến Tre…
Thân cau mọc thẳng, không cành, có nhiều vết lá cũ, cao khoảng 15 - 20
mét, đường kính thân 15 - 20cm. Trên ngọt có một chùm lá to rộng. Lá xẻ lông chim,
có bẹ to. Mo ở bông hoa rụng sớm. Hoa đơn tính. Hoa đực ở trên, nhỏ, mầu trắng.
Hoa cái ở dưới to, bao hoa không phân hóa. Quả hạch, hình trứng, to bằng quả trứng
gà.
2. Bộ phận dùng làm thuốc
Cây cau cho ta rất nhiều vị thuốc, mỗi vị có tác dụng chữa bệnh khác nhau:
- Lá buồng cau (bẹ cau non): có tác dụng tiêu viêm rất tốt.
- Địa y ký sinh trên cây cau: Làm thuốc cam răng, miệng cho trẻ em.
- Rễ cau: Kích thích quá trình rụng trứng ở thú cưng đa thai.
- Quả cau:
+ vỏ quả - Đại phúc bì: có tác dụng tiêu thung, lợi tiểu.
+ Hạt cau: Semen areca là thuốc ký sinh trùng đường tiêu hóa. Hạt cau hình
trứng có kích thước 1,5 - 2cm. Mặt ngoài trơn bóng có nhiều vân nâu xẫm là do những
lớp nội nhũ xếp cuộn lại. Phôi nằm ở chính giữa nội nhũ. Sau khi phơi khô hạt rắn
chắc lại, nhăn theo những vân nâu sẫm.
3. Thành phần hóa học của hạt cau
1. Các ancaloit
Trong hạt cau có 4 ancaloit sau: arecolin, arecain, guvaxin và guvacolin.
Trong 4 ancaloit trên, arecolin là hoạt chất chính, trong hạt thường chiếm
khoảng 0,1 - 0,5%.
2. Tanin
Tỷ lê tanin trong hạt già chiếm khoảng 15 -20% còn trong hạt non tỷ lệ cao
hơn, có khi chiếm 70%.
3. Lipit
Khoảng 14% với thành phần chủ yếu gồm myristin chiếm 1/5; olein 1/4: lauxin
1/2
4. Các chất đường
Đường chiếm khoảng 2% Sacaroza, mantoza, galactoza và một số muối vô cơ.


5. Tác dụng dược lý
1. Của các ancaloit
Trong 4 ancaloit kể trên, đa số các tác giả đều cho rằng arecolin là hoạt chất
chính còn các ancaloit khác chỉ là chất độn.
Với cơ thể người và thú cưng: arecolin làm tăng cường thần kinh phó giao cảm, làm
co đồng tử mắt, tăng khả năng tiết nước bọt, tăng phần tiết các dịch của đường tiêu
hóa, tăng nhu động dạ dày, ruột. Điều này có lợi cho việc tẩy ký sinh trùng đường tiêu
hóa. Liều quá cao arecalin, sẽ làm tê liệt thần kinh trung ương. Thú cưng có thể chết.
Arecolin với mầm bệnh: các loại ký sinh ở đường tiêu hóa, dưới tác dụng của
arecolin hay nước sắc hạt cau thần kinh của giun, sán bị tê liệt. Đặc biệt với các đốt
đầu và các cơ bám, làm giun, sán bị tê liệt. Chúng mất khả năng bám vào niêm mạc
ruột. Nhu động đường tiêu hóa của ký chủ tăng lên do tác dụng của arecolin. Vì vậy
giun, sán bị tống ra ngoài theo phân.
Tác dụng tẩy của hạt cau phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn, nồng độ arecolin
tự do ở trong đường tiêu hóa.
2. Tác dụng của tanin
Trong hạt cau, ngoài các ancaloit kể trên, tanin có vai trò nh hoạt chất phụ. Nó
có tác dụng phòng độc cho cơ thể bằng cách làm giảm khả năng hấp thu ancaloit.
Đồng thời nó còn làm tăng nồng độ arecolin tự do ở đường tiêu hóa, làm giun sán
nhanh say, nhu động ruột tăng nhanh, dẫn tới hiệu quả tẩy cao, triệt để.
5. Liều lượng


Chó, mèo : 2 – 5 hay 10 gr tuỳ trọng lượng chó.

6. Ứng dụng
Điều trị giun, sán và ký sinh ở đường tiêu hóa của thú cưng và người.

7. Những bài thuốc kinh nghiệm
Thực tế hay dùng hạt cau phối hợp với các vị thuốc khác để trị ký sinh trùng đường tiêu hóa
1. Chữa phân trắng bê nghé
Hạt cau : 30gr
Diêm sinh : 20gr
Hạt cau ngâm vào trong nước rồi nghiền nhỏ, trộn lẫn với vột diêm sinh cho bê
nghé vào buổi sáng.
2. Chữa sán dây chó, mèo:
Hạt cau : 6 g.
Hạt bí ngô : 100 g
Nghiền nhỏ, trộn lẫn cho chó, mèo ăn
Chú ý: Nhân dân ta còn dùng hạt cau chữa kiết lỵ, viêm đường tiêu hóa của gia
súc và người. Còn dùng vỏ quả cau (Đại phúc bì) làm thuốc lợi tiểu chữa phù nề.



Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X