Họ Gừng Zingiberaceae.
I. Bộ phận dùng.
Gừng là cây thảo, sống hàng năm, cao 0,4 - 1m. Thân rễ phình to thành củ. Được
trồng ở mọi miền đất nước dùng làm thuốc và gia vị. Ta dùng củ, sử dụng ở các dạng
sau:
+ Sinh khương: gừng tươi đào cuối hè, đầu thu, rửa sạch cắt kát mỏng.
+ Can khương: gừng già đào cuối đông.
+ Than khương: gừng già đốt tồn tính.
II. Thành phần hoá học.
1Tinh dầu: chiếm 2 - 3% gồm 2 nhóm:
+. Nhóm chất tạo mùi thơm: zingiberol C15H26O chiếm phần lớn; zingiberene
C15H24; xitran, bocneol. Tinh dầu gừng có tỷ trọng 0,878; nhiệt độ sôi 155 - 3000C.
+. Nhóm chất cay trong gừng gồm: gingenol; Shogaol; gingerone. Những chất
cay của gừng nếu cho tiếp súc với KOH 5% một thời gian sẽ bị mất đi.
2Nhựa chiếm 5% gồm một nhựa trung tính và 2 nhựa a xít.
3Các tạp chất khác: chất béo, tinh bột, o xalát, chất nhầy.
Trong số này tinh dầu và nhóm chất cay là hoạt chất chính.
III. Ứng dụng
Gừng được dùng rất phổ biến trong đông y.
1. Chữa cảm hàn: làm ấm cơ thể, kích thích quá trình sản nhiệt.
2. Kích thích tiêu hoá, chữa bội thực khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, liệt dạ cỏ...
3. Kích thích trung khu hô hấp, tuần hoàn. Chất cay có tác dụng cải thiện tuần hoàn
cục bộ chữa cớc chân trâu, bò, ngựa trong mùa đông.
4. Tiêu đờm, trừ ho, kích thích sự tiết dịch làm dịu niêm mạc đường hô hấp phía trên,
giữ ấm cơ thể do đó giảm ho.
liều lượng
Chó: 10 - 20 gam.
Mèo: 2 - 4 gam.