Là những glucozit thiên nhiên có một khung cấu trúc hoá học nói chung và có
tác dụng đặc biệt trên tim.
Glucozit cường tim thường gặp trong các họ thực vật hoa mõm chó, trúc đào,
hoàng liên... gặp trong các bộ phận khác nhau của cây. ở dò của củ hành biển:
Bulbus scillae, thân rễ: Hellebosis, rễ: Apocynium; của vỏ cây: Periploca greca; lá:
Trúc đào, hạt: Thông thiên, vòi voi...
Tỉ lệ hoạt chất thường rất thấp và phân bố không đều trong những bộ phận khác
nhau trong cũng một cây. Những glucozit gặp trong cùng một cây thường chỉ khác
nhau rất ít về cấu trúc hoá học.
Xét về mặt cấu trúc hoá học, glucozit cường tím cũng nh các glucozit khác, đều
có một phần đường và một phần không đường.
Phần đường (Oza) có thể là những đường sau:
- Đường đơn (Monoza) nh glucoza, Rhamnoza, digitoxoxa, hoặc đường đôi (Bioza)
nh Strophan tobioza. Đường ba (trioza) nh Strophantotrioza.
- Phần không đường (Genin) tất cả các glucozit chữa tim đều có cấu trúc Steroit
với 23 hoặc 24 nguyên tử các bon nhân metyl pehydro xyclo pentano phenantren:
Ví trí C17 có R1 đính vào, R1 là vòng lacton 5 cạnh hay 6 cạnh. ở vị trí C10 có R
có thể là một chức andehyt, có thể một gốc CH3, có thể là một chức rượu bậc nhất.
Tất cả các glucozit cường tím đều có một gốc metyl CH3 ở vị trí cácbon số 13 và
1OH ở C14, 1OH ở C3. Tuỳ theo các yếu tố R đính vào nhau trên mà ta có các loại
glucozit cường tím khác nhau.
- Tính chất của glucozit chữa tim:
Glucozit chữa tim đều là những chất có tác dụng quang học, có thể kết tinh
hoặc vô định hình, vị đắng… Một số glucozit tan trong nước. Một số không tan mà tan
trong các dung môi hữu cơ. Độ tan trong nước tỷ lệ thuận với chiều dài của phần đ-
ờng.
Những glucozit chữa tim cho một số phản ứng chung do phần genon hoặc phần
đường.
- Phản ứng do phần Genon
+ Phản ứng Legal:
Hoà tan glucozit trong pyridin hoặc trong cồn ở môi trường kiềm NaOH sẽ cho
màu đỏ nhạt khi cho thêm 0,5% Natrinotro prussiat.
+ Phản ứng Kiliani
Hoà tan glucozit vào 2-3ml axits axetic có sẵn vài giọt clorua sắt 3. Thêm một
thể tích tương đương H2SO4 đậm đặc. Một tiếp xúc giữa 2 dung dịch này sẽ có màu nâu,
về sau toàn dung dịch sẽ ngả màu xanh lơ.
Tác dụng của glucozit chữa tim: Nói chung là rất độc.
ở liều lượng rất nhỏ (liều điều trị) có tác dụng điều hoà lại nhịp đập của tim và
làm tăng nhịp đập của tim, do đó dùng để trợ tim trong công tác điều trị. Nhân dân
còn dùng các loại tên độc có tẩm glucozit cường tim trong quá trình săn bắt thú rừng.
Trong chăn nuôi, những cây có glucozit độc, tránh không cho thú cưng ăn lẫn phải.
b) Saponozit (Saponin)
Saponin là một nhóm chất khá phổ biến trong cây. Ngay từ năm 1891 Kruskal
đã thống kê chừng 150 loài có saponin. Hiện nay con số này lên tới 400 loài. Những
cây có saponin được tỡm thấy trong khoảng 70 họ thực vật. Nhiều chất trong các
họ: thạch trúc (Caryophyllaceae), bồ hòn (Sapindaceae), điều nhuộm (Bixaceae), hành
tỏi (Liliaceae)... Schaer còn cho biết saponin có trong cả những loài ẩn hoa. Trong
một số cây, saponin có thể có trong nhiều bộ phận khác nhau. ở quả: bò hòn, bồ kết;
ở rễ hay thân rễ; thể phục linh, cam thảo, ở trong lá; bòn bọt; ở trong vỏ: Quilloja
saponaria...
Về tỉ lệ saponin thay đổi theo từng loài nh ở bồ kết, viên chí có trên 10%. Trong
cõy saponria officinalis chứa 4-5%, tập trung ở mô tuỷ, vỏ. Trong hạt cây:
Agrostemma githago chỉ có 0,5% và tập trung ở phôi chứ không ở nội nhũ.
Lượng saponin tăng lên ở hạt mọc mầm. Trong các bộ phận dinh dỡng, lượng
saponin tăng tối đa khi cây ra hoa, sau đó giảm xuống. ở cây tươi saponin được phân bố
trong dịch tế bào, khi cây chết, saponin bị vón lại trong tế bào.
Đặc tính của saponin (Saponozit)
Saponin là những glucozit thiên nhiên, có tính chất chung là dung dịch nước của
nó lắc mạnh cho rất nhiều bọt giống nh bọt xà phòng. Dung dịch saponin gây tan
máu (dung huyết) rất mạnh là do các saponin làm giảm sức căng bề mặt ngoài của
hồng cầu. Thường saponin tan trong nước, trong dung môi hữu cơ: rượu etylic, rượu
metylic, không tan trong ether, cloroforin, benzen. Dựa vào đặc điểm hoà tan này
của saponin, người ta chiết xuất nó và sử dụng pha chế các dạng nhũ hoá dùng trong
công tác lâm sàng thú y.
Saponin là những chất vô định hình, một số ít có tinh thể nh digitonin (dương địa
hoàng) không mùi, vị hắc, gây hắt hơi rõ rệt.
Kiểm tra định tính và định lượng saponin trong cây
Định tính:
Muốn biết một cây có saponin hay không ta xem nó có gây bọt hay không, hoặc
nó có gây tan máu hay không ?
Thử tính gây bọt: Cân vài gam dược liệu cắt hay tán nhỏ cho vào ống nghiệm
thêm vài ml nước lắc thật mạnh trong vòng vai phút. Nếu có saponin trong ống sẽ có
bọt. Tuy theo cột bọt cao hay thấp mà ta có thể sơ bộ kết luận rằng hàm lượng
saponin có trong cây ít hay nhiều.
Một số ký hiệu để đánh giá kết quả nh sau:
Nếu bọt lâu bền 15 phút: +
Bọt lâu bền trong vòng 30 phút:
Bọt lâu bền trong vòng 60 phút: ++
+++
Chú ý là anbumin cũng gây bọt nên cần làm thêm phản ứng tan máu. Chiết
saponin từ bọt được liệu bằng nước rồi trộn nước chiết nh sau: dùng một miếng giấy
thấm có kích thước 2x6cm. Một đầu mảnh giấy thấm này ta nhỏ vài giọt chlesterol,
hong khô, nhúng dầu giấy đó vào dung dịch chiết cần kiểm tra. Nhờ hiện tượng mao
dẫn, saponin được thấm lên phía trên, cholesterot giữ lại một ít saponozit, đồng thời
giữ lại những chất cản trở quá trình phá huyết của saponin. Loại cholesterol bằng
xylon, rửa ether, phơi khô rồi đặt trực tiếp lên gelatin có máu. Nếu có saponozit thì
xung quanh mặt giấy sẽ có một vòng màu bị phá vỡ rất rõ. Nếu điều kiện không có
chlesterol, ether và xylon ta có thể đơn giản bằng cách nhúng dải giấy mềm vào dung
dịch nước chiết cần kiểm tra rồi đặt trực tiếp lên gelatic có máu và quan sát. Làm nh
vậy, kết quả cũng rõ nhưng không chắc chắn bằng phương pháp trên.
Định lượng: Có 3 phương pháp
a) Tính chỉ số bọt của Saponin
Lấy 2 gr bột dược liệu trộn với 200ml NaCl 0,9% đun sôi trong 15 phút, lọc qua
bông được dung dịch 1%, lấy 10ml dung dịch lọc cho vào ống đong có dung tích 100ml
lắc 15 giây để yên 1 phút. Nếu phía trên có lớp bọt chứng tỏ dược liệu chứa saponin.
Từ đó ta tiếp tục pha loãng bằng NaCL 0,9% theo các tỷ lệ khác nhau. Xác định độ
đặc tối thiểu để cho lớp bọt phía trên không mất sau khi ngừng lắc 1 phút.
Chỉ số bọt - 1/A gam/ml
A: Độ pha loãng nhỏ nhất của dịch chiết xuất để lợp bọt bền sau khi ngừng lắc
1 ít. Đây cũng là một phương pháp định lượng sơ bộ saponin trong dược liệu một cách
nhanh chóng.
b) Tính chỉ số dung huyết
Dùng dung dịch đệm photphatmonopotasic (KH2PO4) và photphatdisodic
Na2HPO4 để chế dung dịch saponozit theo các nồng độ khác nhau.
Kiểm tra tác dụng phá huyết của các dung dịch này, ta sẽ xác định được nồng độ
tối thiểu gây dung huyết của saponozit có thể dùng hồng cầu thỏ hoặc cừu để kiểm
tra.
c) Chỉ số độc với cá
Muốn xác định chỉ số độc với cá ta đo liều lượng tối thiểu của dung dịch gây chết
cá trong 1 thời gian nhất định. Cá dùng ở đây là cá Leunccisus hay cá Carassius
vulgaris. ở Việt Nam ta dùng cá vàng, trong khi thử phải chú ý cả nhiệt độ và pH của
dung dịch.
ứng dụng saponin trong lâm sàng thú y
Saponin có tính gây bọt nên có tác dụng nhũ hoá mạnh, hay dùng nó để phối
chế với một số thuốc diệt ngoại ký sinh trùng. Người ta còn dùng nó với một liều lượng
nhỏ vừa phải trong một số bài thuốc với ý làm “thuốc bổ” vì nó làm nhũ hoá thức ăn
và thuốc giúp cho việc hấp thu được tăng cường. Song do nó có tác dụng dung huyết
nên cấm không được dùng để tiêm chỉ được dùng qua đường tiêu hoá thôi.
Saponin còn có tác dụng gây kích thích nhẹ các niêm mạc: niêm mạc phía trên
của đường hô hấp và niệm mạc trực trăng hậu môn. Nó làm tăng khả năng tiết dịch
của niêm mạc. Vì vậy đối với thú cưng bị khô mũi, vật là ra ngoài, mũi, họng của gia
súc bị khô rát… còn khi trâu bò vị bệnh chướng bụng đầy hơi ta có thể đặt bò kết vào
hậu môn (tốt nhất là chế thành thuộc đạn gồm có bọt bồ kết trong gelatin) để kích
thích đánh “trung tiện” thải hơi và các khí đậu ra ngoài.
Nó còn được dùng với mục đích chứa ho ở thú cưng. Thường người ta hay phối hợp
với một số vị thuộc khác: viền chỉ, cắt cánh…
Một số cây khác có saponin dộc có khả năng ký sinh trùng ngoài da cho thú cưng.
Vì vậy, người ta dùng nó dưới dạng thuốc ngâm để tắm cho thú cưng bị ký sinh trùng
ngoài da nh rễ củ Duốc cá, diệt ve bò.