0962801374

Cây bạc Hà

Cây bạc Hà
Họ Hoa môi Labiatae.
I. Thu hái, chế biến
Bác hà cây thảo sống lâu năm, cao 0,5 - 1m. Được trồng ở khắp nơi. Đớc sử dụng
rất lâu trong y học để chữa trị nhiều bệnh “mentha = vị nữ thần chữa bách bệnh”.
Nước ta hiện nay trồng lấy tinh dầu xuất khẩu và làm thuốc. Năm thu 2 lứa vào tháng
6 - 7 và 9 - 10. Thu khi cây bắt đầu ra hoa. Hiện nay ta sử dụng dưới 2 dạng.
+ Bạc hà cây (herba mentha) căt cây khi mới ra hoa, phơi âm can khô dùng
dần.
+ Bạc hà não - tinh dầu (menthol) được tách ra bằng cách làm lạnh rồi rửa sạch
bằng cồn.
II. Thành phần hoá học.
Tinh dầu là hoạt chất chủ yếu chiếm 0,5 - 5% tuỳ giống, bạc hà nhập tinh dầu
có thể đạt 6%. Trong tinh dầu, menthol C10H19OH chiếm 50 - 90%, có khoảng 3 -
6% ở dạng kết hợp với a xít a xetic, còn lại ở dạng tự do.
III. Ứng dụng.
1.Tăng cường khả năng phân tiết mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể.
2. Kích thích tiêu hoá, chữa bội thực khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chẩy...
3. Chữa ho, long đờm
4. Lợi tiểu, tiêu thũng.
IV. Liều lượng.
Với herba mentha dùng liều sau:
Chó Mèo: 7 gam khô, 28g tươi.
 
 
Những bài thuốc kinh nghiêm chữa cảm mạo
1. Chữa chó, mèo cảm nóng cảm nắng
+ Đắp nước lạnh lên vùng đầu.
+ Sông khói bồ kết. Bệnh nặng lấy máu ở tĩnh mạch cổ.
+ Đánh gió bằng các dược liệu có tinh dầu
+ Uống nước sắc hay hãm của
1. lá bưởi, tre xanh, cam, tranh, ngải cứu, rau má, lá sắn dây, chè xanh... hay nước ép
của cây chuối tiêu thên thìa muối.
2. lá tre hay lá dâu 300 gam, bạc hà 200 gam.
Nếu thú cưng bị cảm nhưng kèm theo tê, liệt các chi cho uống nước sắc của các lá:
ngải cứu, chỉ thực, gừng, địa liền, sương bồ.
3. Chó Mèo say nắng
thường do vận chuyển trong toa chật, chuồng nuôi chật, nóng: chúng bị sùi bọt
mép, đỏ mắt, phát ban...khi đó phải ngừng vận chuyển thả lợn ra chỗ mát, sau đó
+ Cắt 2 đốt đuôi, nặn hết máu
+ Uống nước các lá: chè xanh, mã đề, sắn dây, cối xay, rau má...
4. Chó Mèo bị cảm hàn
Uống một trong các bài thuốc sau.
1.Tía tô, gừng mỗi thứ 10 gam, kinh giới, ngải cứu mỗi thứ 30 gam. Giá nát
hãm trong 1 lít nước sôi để nguội cho uống. Kết hợp đa vào nơi ấm kín gió, đánh cảm
bằng gừng tươi, các lá có tinh dâu sao nóng sát mạnh vào sống lng và tứ chi.
2. Gừng, riềng mỗi thứ 10 gam, kinh giới, tía tô, cúc tần, cỏ mần trầu, chè xanh, rau
má mỗi thứ 10 gam. Tất cả giã nát hãm trong 1 lít nước sôi chở nguội uống. Nếu gia
súc bị cảm nhiệt thêm lá 20 gam sắn dây.
3. Cảm kèm theo chướng hơi dùng lá ngải cứu, hắc hương mỗi thứ 20 gam, tỏi, gừng
mỗi thứ 5 gam. giã nát hãm nh trên cho uống.
4. Cảm đi giải ra máu dùng
+ Lá ngải, bạc hà, trúc bách diệp (nếu không có trắc bách diệp thay bằng:
huyết dụ, cỏ nhọ nhồi, nụ hoè hay hoa mào gà) mỗi thứ 10 gam, sinh địa 5 gam sắc
đặc cho uống.
+ Lá lòi tiền, trắc bách diệp, huyết dụ mỗi thứ 10 gam, mía đỏ 3 cây, dây sắn
dây 20 gam. Giã nát ép lấy nước cốt cho uống.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X