Một số tài liệu xếp Tanin chung với glucozit, có tại liệu xếp thành một bộ phận
riêng. Mỗi cách sắp xếp đều có lý do của nó, với mục đích nghiên cứu tác dụng dược lý
của Tanin chúng tôi tách riêng.
1) Định nghĩa
Tanin là các chất thuộc nguồn gốc thực vật, không có nitơ, có cấu trục
polyphenol, tan trong nước, cồn, axeton, không tan trong ether và chlororm. Vị chát,
có tính chất thuộc da.
Trong cây tanin ở trạng thái phức chất gọi là tanoit và chất kết hợp với đường
gọi là tanozit.
2) Tính chất chung của Tanin
Chất: tanin chính là chất chát ở thực vật. Nó được phân bố rộng rãi. Tất cả các
dược liệu có vị chát đêù chứa tanin. Trong cây, ở các bộ phận được tiếp xúc nhiều với
ánh sáng mặt trời thì hàm lượng tanin càng cao. Tanin có nhiều trong họ thông, dẻ, đõ
quyển, hoa môi, đậu… chúng có thể có trong các bộ phận: ở vỏ: sồi, bạch đàn, lựu; ở
hạt: hạt cau, hạt dẻ ấn Độ; Canhkina; ở rễ và thân rễ: Đại hoàng, dâu tây; ở gỗ, ở lá,
ở hoa, ở quả, ở các bộ phận tích luỹ (cũ già)v à các mô bào bệnh lý (ngũ bội tử).
- Tính tan: Nói chung tanin tan trong nước, rượu, axeton, phần lớn không tan
trong ether. Tính chất tan phụ thuộc trạng thái tanin trong cây, Tanin có thể ở dạng
tự do, có thể tồn tại ở thể kết hợp với các chất khác: Ancaloit, protein, glucozit và
chất nhầy…
Khi tế bào thực vật bị nhàu nát, Tanin có thể thấm ra ngoài, do tiếp xúc với
không khí nên bị oxy hoá và có màu thâm rõ ràng.
Khi Tanin tiếp xúc với không khí, đặc biệt dưới ảnh hưởng tác dụng của men, rất
dễ bị oxy hoá biến từ màu hồng sang màu nâu đậm, khó tan trong nước lạnh. Một số
cây, vỏ, quả, lúc bình thường có màu xanh hay trắng tuỳ theo nhưng khi cắt ra để trong
không khí sẽ thành màu hồng nâu hoặc màu nâu. Vì thế tất cả các dược liệu chứa
Tanin khi thu hái chúng ta cố gắng gợng nhẹ tránh làm dập nát.
Tanin rất dễ kết hợp với kim loại tạo thành tanin kim loại làm giảm hàm lượng
tanin trong cây. Vì vậy, một số dược liệu chứa tanin nh đại hoàng, khi bào chế phải
dùng dao xương hay nứa cắt khoanh nhỏ, không được dùng dao sắt. Tanin còn có khả
năng kết hợp với kim loại nặng Hg, Pb, As… khi bị trúng độc kim loại nặng ở đường
tiêu hoá ta cho uống Tanin để giải độc.
Tanin cũng cho tủa dễ dàng với các ancaloit (trừ morphin), khi thú cưng bị trúng
độc bởi ancaloit ở đường tiêu, ta cũng cho uống Tanin để giải độc.
Tanin làm tủa protein. Lợi dụng tính chất này để điều trị thú cưng đi ngoài ỉa
chảy, lỵ. ở đây Tanin vừa có tác dụng ngăn cản lượng nước của cơ thể đổ vào lòng tiêu
hoá vừa có tác dụng diệt vi khuẩn. Vì vật, nó cầm ỉa chảy và diệt vi trùng kiết lỵ.
3) Phân loại Tanin
Một số người phân loại Tanin dựa vào phản ứng màu của nso với các hợp chất
khác. Song phương ngày không được dùng vì nguyên nhân tạo ra màu sắc là do gốc
phenol ở vị trí này hay vị trí khác trong công thức cấu tạo polyphenyl của Tanin.
Bản thân nó cha nói lên được đầy đủ yêu cầu của quá trình phân loại.
* Nếu chỉ xét riền về mặt hoá học người ta phân Tanin làm 2 loại:
- Loại Tanin có thể thuỷ phân được.
- loại Tanin không thể thuỷ phân được.
+
Loại Tanin thuỷ phân được – Tanin pyrogallic
Loại này dễ tan trong nước, trong rượu. Đem thuỷ phân nó với sự có mặt của men
Tanaza hoặc bằng axit vô cơ loãng nóng, ta sẽ được glucoza và các axit galic, axit
ellagic, axit lutolic. Thuộc loại này có Tanin của ngũ bộ tử, lá chè, vỏ rễ lựu, đại
hoàng.
+
Tanin không thuỷ phân được – Tanin catechic
Tanin catechic không tan trong nước lạnh. Nó dễ bị oxy hoá để cho các chất
màu, có thể tan trong trường nóng và dung dịch kiềm.
Từ Tanin catechic có thể phân tích ra được các chất tinh thể gọi là catechic và
Epicatechin (là đồng phân của catechic). Epicatechin có tính chất vitamin P rất rõ
rệt.
+
Phân biệt 2 loại tanin pyrogallic và catechic
Nếu là Tanin Tanin% chừng Taninml đun với Taninml phenol và ml axit
chlohydric.
Nếu là Tanin catechic thì cho một hỗn hợp không tan.
Nếu là hỗn hợp của hai loại pyrogallic và catechic thì ta phải lọc lấy dung dịch
qua lọc cho thêm axetatnatrri bào hoà rồi thêm dung dịch sắt (Alum Fe) nếu có
Tanin pyrogallic thì sẽ có tủa.
+ Một số loại Tanin thường gặp
OH |
OH |
OH |
OH |
|
OH |
OH |
HO |
OH HO |
OH |
CaOH
Pyrocatechol Axit protocatechic
Phản ứng định tính của Tanin |
Pyrogallic |
Axit gallic |
- Lấy dung dịch gelatin 0,5% (đề phòng thối ta ta cho thêm chloroform và NaCl
10%) cho HCl loãng để chỉnh pH = 0,4. Cho Tanin vào gelatin ở trên sẽ có màu
trắng là do kết tủa với protein.
- Thử phản ứng của Tanin với các muối của ancaloit. Tanin sẽ có kết tủa, với
phần lớn ancaloit, trừ morphin.
- Dùng các thuốc thử định tính Tanin trong các vi phẫu lấ: Acseniat natri –
Axetungstatnatri, axetat kẽm, axetat đồng, sunfat sắt, chlorua feric… Các thuốc thử
này sẽ cho với Tanin kết tủa hay những màu đặc biệt.
4) Định lượng Tanin: Có 5 phương pháp là:
- Phương pháp dùng muối kim loại nặng: Axetat chì, axetat đồng, hyđrat bari,
hoặc một ancaloit; dung dịch rượu stricnin để kết tủa Tanin.
- Oxy hoá Tanin bằng một hỗn hợp eromic hay dung dịch pecmanganat Kali
hay dung dịch iod chuẩn độ.
- Phương pháp hất thu Tanin bằng bột da, bằng gelatin hay hydrat alumin.
- Phương pháp kết hộp cả mấy nguyên tắc trên.
- Phương pháp so màu.
Trong đó Phương pháp bột da được công nhận chính thức trong kỹ nghệ thuộc
da; cách làm nh sau:
Cân chính xác 4,25 gr Tanin hoà tan trong 1 lít nước. Lấy 100ml dung dịch này
làm bốc hơi và định lượng cặn 1000C. Ta gọi trọng lượng cặn này là P. Sau đó lại lấy
100ml khác thêm 6,25gr bột da chrome lắc mạnh 15 phút lọc qua giấy lọc có tráng
caolin trước phần nước lọc lại đem cấy khô ở 1000C rồi cân cặn còn lại. Ta được P’ là
trọng lượng của những chất không phải Tanin.
Khối lượng Tanin sẽ là P – P’
* Phương pháp oxy hoá bằng KMnO4 là do Lowenthal đề ra năm 1860, sau đó đ-
ợc học giả Liên Xô A.Kypeanob C.M và cộng sự cải tiến để xác định lượng Tanin
trong dược liệu dược liệu.
Oxy hoá Tanin bằng một dung dịch KMnO4 N/10 mồi ml. KMnO4 N/10 tiêu thụ
tương đương với 4,57mg Tanin. So sánh lượng KMnO4 N/10 tiêu thụ trong dược liệu cần
xác định hàm lượng KMnO4 tiêu thụ bởi một dung dịch đã loại Tanin bằng nhau
gelatin. Chất chỉ thị màu là Cacmin indigo.
5) ứng dụng của Tanin
Tanin được ứng dụng trong y học và thú y là dựa trên tính chất Tanin làm kết
tủa prtein.
a) Dùng Tanin cầm ỉa chảy rất nhanh. nó có tác dụng bằng cách làm giảm bớt
sự bài tiết dịch, nước từ cơ thể vào lòng ống tiêu hoá. nó kết tủa với protein ở niêm
mạc ống tiêu hoá để làm thành một màng bao che niêm mạc. Tanin còn có tính sát
trùng nhẹ, nó ức chế sự lên men do vi trùng ở đường tiêu hoá.
Hiện nay để làm giảm bớt tính kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá và kéo dài thời
gian tác dụng của Tanin suốt dọc ống tiêu hoá, người ta thường biến Tanin sang các
dạng: Tanin anbuminat và Tanin cazeinat. Các dạng này dùng để chữa ĩa chảy ở gia
súc non và trẻ em rất tốt.
Điều chế Tanin anbuminat
Pha dung dịch amin trong môi trường rượu Etylic, Metylic, propyonic với axit.
Pha dung dịch Tanin d thừa 20% đổ dung dịch đó vào dung dịch amin nói trên,
ở môi trường nước đã khuấy mạnh, đầu, ta sẽ được Tanin anbuminat kết tủa, lọc, rửa
tủa trên nhiều lần bằng nước lạnh. Nếu không có dung dich amin ta có thể thay bằng
lòng trắng trứng, sữa. Với sữa ta sẽ chế được Tanin cazeinat.
a) Cẩm ỉa chảy bằng tanin anbuminat và tanin cazeinat là rất tốt vì trong cơ
thể Tanin được giải ra một cách từ từ nó không gây xót niêm mạc, đồng thời nó có thể
phát huy tác dụng xuống đến tận ruột già.
b) Dùng tanin để rữa vết thương nhất là các vết thương để lâu bị gỉ nước vàng. ở
đây tanin vừa có tác dụng sát trùng vừa có tác dụng cầm máu và giảm dịch thẫm
xuất (nước vàng) chảy ra. Người ta có thể pha các dụng dịch tanin 2 – 5% dùng súc
miệng, thụt trực tràng, tử cung, bàng quang.
c) Dùng tanin để giải độc khi thú cưng trúng độc các ancoloit.
d) Tanin dùng để giải độc kim loại nặng.
e) Ngoài ra trong đời sống thực tế hàng ngày người ta dùng tanin để thuộc da và
khử tanh ở các món ăn.