0962801374

Cây thạch lựu

Cây thạch lựu
Thạch lựu căn, An thạch lựu
Tên khoa học Punica granatum L.
Họ lựu Punicaceae.
(Puniens - màu đỏ, granatum - nhiều hạt. Tức cây có quả mầu đỏ, trong chứa
nhiều hạt.
1. Mô tả và cây phân bố
Cây thân gỗ, cao 3 - 5m. Cây nhỏ, đôi khi có gai, nhỏ, mềm, mỏng, mép nguyên.
Lá mọc so le hay hơi đối. Thậm chí có đôi chỗ lá mọc thành chùm.
Hoa lựu có về mùa hè, mầu đỏ tươi hay trắng bạch. Thường có riêng từng hoa
một, đôi khi có 3 hoa trên một chùm sim.
Quả to bằng nắm tay nhỏ, trên đầu còn 4-5 lá dài tồn tại. Vỏ dầy, khi xanh có
mầu lục. Khi chín màu lốm đốm vàng đỏ. Trong quả có 8 ngăn chứa rất nhiều hạt
màu hồng trắng hình 5 cạnh.
Lựu trồng bằng cách dâm cành. Nó được trồng ở khắp nơi, nhất là ở gia đình
hay chùa chiền làm cảnh và lấy quả.
2. Thu hái và chế biến
Dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ, phơi hay sấy khô (Cortex granati) để trị ký sinh
trùng. Vỏ quả lựu phơi hay sấy khô (Pericarpium granati) thường dùng chữa bệnh ở
đường tiêu hóa. Bóc vỏ cành vào mùa xuân, những ngày khô giáo để phơi khô dùng
dần. Ngoài ra còn dùng quả, tuỳ thời gian thu hài, quả xanh lấy tanin, quả chín dùng
thức ăn bổ xung vitamin và chất dinh dỡng.
3. Thành phần hoá học
3.1. Các ancaloid
Thường ancaloit tập trung nhiều ở vỏ rễ. Để giữ cho cây không bị chết, thường
mỗi năm người ta bóc vỏ rễ ở một bên (gốc) của cây.
Người ta quy định tỷ lệ ancaloit toàn phần ít nhất phải là 2,5%. Tỷ lệ này trong
cây lựu thay đổi tùy theo cách bón phân và chăm sóc. Bao giờ tỷ lệ ancaloit trong vỏ
rễ cũng cao hơn. Nếu tính theo muối sulphats thì tỷ lệ ancaloit trong vỏ cành khoảng
4,20/0 - 5,7 % còn trong vỏ rễ là 6,1 - 7,50/0 tuỳ theo cách bón phân và chăm sóc.
Trong vỏ lựu có 4 ancaloit sau:
- Peletierin C8H15ON.
- Isopeletierin C8H15NO.
Cả hai ancaloit này đều không bị muối NaHCO3 đẩy ra vì trong phân tử có N
bậc 2 thường ở dạng lỏng.
- Metyl peletierin C8H14(CH3)NO.
- Pseudopeletinerin C9H15NO.
Hai ancaloit này bị muối NaHCO3 đẩy ra vì trong phân tử có chứa N bậc 3. Hai
ancaloit này ở dạng kết tinh. Nhiệt độ nóng chảy của chúng 480C.
Cả 4 ancaloit này do Tauret tìm thấy năm 1877 - 1879. Ông đặt tên là Peletierin
để tưởng nhớ tới người thầy của mình là Peletic.
Công thức cấu tạo của 4 ancaloit:
Tỷ lệ ancaloit trung bình tính bằng dạng Sunfat trong 1kg vỏ là:
- Peletierin : 0,7-1g
- Isopeletierin : 1,3 - 1,5g
- Pseudopeletierin : 1,5 - 2 g.
- Metyl peleticrin : 0,04g
Tỷ lệ này cũng thay đổi theo điều kiện chăm sóc, cách thu hái và bảo quản.
Trước đây người ta cho rằng chỉ có peletierin và Isopeletierin là hoạt chất chính,
có tác dụng trị giun sán. Theo các tài liệu mới gần đây, người ta không công nhận
Peleticrin mà chỉ có Isopeletierin, pseudopeletierin và metylpeletierin các hoạt chất
có tác dụng trị giun sán.
3.2. Tanin
Trong vỏ thân, vỏ rễ và vỏ cành có chứa khoảng 22% tanin. Khi thủy phân cho
tác các axit: galatacic, digalic, nhiều hơn là axit punicotanic. Trong vỏ quả có 28%
tanin và chất mầu.
4. Tác dụng dược lý
4.1. Tác dụng của các ancaloit
Peletienrin là chất độc đối với giun sán, động vật có vú và người.
a, Đối với thú cưng và người
Theo DuJaridin - Beaumetz và Derochenmre thì với liệu hơi cao so với điều trị
petetierin gây tê liệt đối với các dây thần kinh vận động, còn thần kinh cảm giác thì
không bị tổn thương. Với động vật có vú, lúc đầu peletierin làm tăng độ kích thích của
phản xạ, sau đó gây tê liệt thần kinh trung ương. Liều cao, các cơ hô hấp bị liệt, con
vật bị chết ở dạng ngạt thở.
Theo Tifenau 1920, tác dụng của peletierin giống tác dụng của dung dịch
adrenalin làm co mạch quản ngoại vi, nên làm huyết áp tăng đột ngột. Ông còn nói
rằng tác dụng của isopeletierin cũng giống hệt peleticrin.
Với người, liều 0,5 – 0,6 g đã gây buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, lả người, hoa
mắt...
Trên ếch, khi tiếp súc với peletierrin nó bị kích thích, sau đó làm liết chân.
b. Đối với căn bệnh (giun sản ký sinh ở đường tiêu hóa):
peletierin làm giảm và làm liệt các bám của giun sán. Vì thế giun, sán không
bám vào niêm mạc đường tiêu hóa được, bị tống ra ngoài theo phân.
Thử trên sinh vật: Ngâm sán Tenia serrala vào dung dịch muối 1/10.000
Peletierin sulfat hay nước sắc vỏ lựu, sán thôi cử động trong 5-6 phút và chết hẳn sau
10 phút. Thí nghiệm trên giun đất và giun móc (Ankylostone) đều cho kết quả tốt.
Trong thực tế chữa bệnh, người ta coi vỏ lựu là thuốc trị giun, sán đa giá.
4.2 Tác dụng của tanin
Tác dụng của tanin trong vở lựu là tác dụng phụ. Nó có tác dụng phòng độc cho
cơ thể và giúp quá trình tẩy.
5. Ứng dụng điều trị
5.1 Dùng vỏ thân, rễ và cành cây lựu trị ký sinh trùng đường tiêu hóa cho thú cưng
gia cầm.
Trong lâm sàng dùng vỏ lựu tốt hơn nhiều so với dùng riêng các muối của
ancaloit tinh khiết. Vì các ancaloit trong vỏ lựu ở dạng kết hợp với tanin. Vào cơ thể,
các ancaloit này giải phòng từ từ, nên có ít dọc cho cơ thể thú cưng hơn mà hiệu lực tẩy
sán giun ở đường tiêu hóa lại cao hơn.
Có thể dùng vỏ tươi hoặc vỏ khô. Nếu dùng khô ta nên ngâm nước trước vài giờ rồi
sắc. Vỏ lựu khô để 13 năm rồi, chế thành cao, vẫn còn hiệu lực trị bệnh nh vỏ tươi.
Trị sán dây cho người hay chó trởng thành.
Dùng vỏ lựu khô tán nhỏ vừa phải 60g ngân với 750ml nước trong 6 giờ, sau đó
sắc rồi cô đặc còn 500ml. Lọc bỏ bã cho uống 2 – 3 lần cách nhau 30 phút vào buổi
sáng. Sau khi uống liều cuối cùng 2 giờ sẽ cho uống thêm 30g NaSO4 hay MgSO4 hoà
trong 100ml nước.
5.2 Dùng vỏ quả lựu xanh trị bệnh viêm đường tiêu hóa gây tiêu chẩy, kiết lỵ.
5.3 Người còn ngậm vỏ để chữa bệnh đau răng.
Chú ý: Thú cưng có thai không được dùng vì Peletierin gây co cơ trơn tử cung, gây sẩy thai. Thú cưng non mẫn cảm hơn với các ancaloit này nên
phải thận trọng.
6. Liều lượng
Dùng để trị ký sinh trùng.
 
Chó, mèo 
Đối với thỏ, hamster:
2-5 hay 10g
1 - 2 gr
Hay phối hợp với các vị thuốc khác để trị ký sinh trùng đường tiêu hoá.
7. Bài thuốc kinh nghiệm:
1, Trị ký sinh trùng đường tiêu hóa.
- Vỏ lựu
- Hạt cau
- Hạt bí ngô.
Liều lượng tùy theo trọng lượng của thú cưng, cả 3 vị nghiền nhỏ sắc đặc, gạn lấy n-
ớc cho thú cưng uống khi đói. Sau khi uống 1 -2 giờ cho uống thêm 1 liều là tẩy là Đại
hoàng hay là MgSO4 hoặc NaSO4.
2, Chữa kiết lỵ
Để chữa kiết lỵ của thú cưng, tốt nhất ta nên dùng vỏ quả lựu phơi khô hay sây
khô (Pericarpium). Nếu không có vỏ quả dùng vỏ thân, cành và rễ lựu đều được.
Trong lâm sàng ta thường hay phối hợp với các vị thuốc khác.
1. Vỏ lựu với lá mỏ lông. Sắc lên cho bê nghé uống.
2. Vỏ lựu, củ nâu và lá ổi. Sắc lên cho bê nghé uống.
Liều lượng theo quy định ghi ở phần trên.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X