0962801374

Cây xoan

Cây xoan
Khổ luyện, sầu đâu, xoan trắng, xuyên luyện
Tên khoa học Melia azedarach L.
Họ xoan Meliaceae

1. Mô tả cây và phân bố
Xoan là cây thân gỗ, to, cao trung bình 10 -15 m cá biệt có cây cao 25 -30m.
Xoan trồng để lấy gỗ. Nó được trồng ở khắp nơi trong nước ta, thường ở đồng bằng cây
mọc to hơn miền núi. Vỏ thân cây già thường có màu mốc bạc. Thân nứt, nẻ. Lá 2lần
kép lông chim lẻ. Lá chét cuống ngắn, mép khía răng ca nông. Hoa mọc ở kẽ lá, lỡng
tính, màu tím nhạt. Hoa tự xim hai ngã có 4 - 5 lá đài và 4 -5 cánh hoa. Quả hạch,
xoan có hoa vào tháng 3 và chín vào tháng 12. Khi còn nhỏ non quả màu xanh, nhẵn
bóng. Khi chín có màu vàng nhạt. Trong quả chứa 1 hạt mầu nâu nhạt. Trên hạt có
các khía dọc là ranh giới giữa các tấm bì.
2. Bộ phận dùng, thu hái và chế biến:
Ta dùng vỏ thân, cành to và vỏ rễ phơi khô của cây xoan (khổ luyện căn bì).
Thực tế dùng vỏ rễ tốt hơn, an toàn hơn.
Khi lấy vỏ làm thuốc nên chọn những cây đã đến tuổi khai thác gỗ
(6 - 7 năm). Chặt cả cây, cạo bỏ lớp vỏ đen rồi bóc lấy lớp vỏ trong. Đào gốc, bóc lấy
vỏ rễ, bỏ lõi gỗ. Ngoài ra ta còn có thể lấy vỏ thân, cành hay rễ của những cây xoan
đang phát triển cha đến tuổi khai thác. Vỏ thu được, phơi hay sấy khô bảo quản. Trước
khi dùng, sao vàng hết mùi hăng là được ta có thể tán bột hay sắc đặc. Qua vi phẫu ta
có thể phân biệt được vỏ thân và vỏ rễ.
Mạch gỗ của vỏ thân hình chữ nhật còn mạch gỗ của vỏ rễ hình tròn. Lớp nhu
mô của thân chứa diệp lục còn nhu mô của vỏ rễ chỉ có tinh bột. Nhìn trên vi trương
nêu đi từ ngoài vào trong ta thấy cấu tạo vỏ thân nh sau: Lớp bần thường bong ra
ngoài đến 2 hàng tế bào biểu bì xếp đều đặn, đám sơi xếp rải rác trong phần nhu mô.
Nhu mô có các tế bào hình trứng xếp lộn xộn, chứa diệp lục, libe có tế bào nhỏ vỏ
mỏng. Mạch gỗ hình chữ nhật xếp thành hàng nằm trong nhu mô.
Trong vi phẫu của vỏ rễ từ ngoài vào, cũng thấy lớp bần mầu nâu, đến hai hàng
tế bào biểu bì xếp đều đặn, đôi chỗ có những đám sợi nằm trong nhu mô gồm các tế
bào hình trứng, chứa tinh bột. Đám libe với những tế bào nhỏ, mỏng. Mạch gỗ hình
tròn nhu mô gỗ với tế bào nhiều mặt.
Ngoài vỏ thân, vỏ rễ dùng làm thuốc người ta còn dùng cả hạt quả xoan nữa (khổ
luyện tử).
Cách bào chế trong thú y: lấy vỏ xoan ở những câu còn sống hay cây vừa mới
chặt (toàn bộ vỏ: thân, cành và rễ), nạo bỏ miền bần (lớp sát ngoài cùng mầu đen
hay nâu sám). Đun sôI, cô đặc thành cao mềm. Tiếp tục chiết cao mềm bằng cồn
ethylic. Thu hồi cồn ta được nhựa mầu nâu vàng, vị đắng, mùi hăng. Dùng nhựa này
làm thuốc tẩy giun sán.
3. Thành phần hóa học
Vỏ thân và vỏ rễ chứa một ancaloit vị đắng macgosin, một chất tinh thể hình
kim không màu có công thức C9H8O4 và tanin khoảng 70%. Một chất vô định hình
trung tính. Theo Cornish hoạt chất chính là macgosin. Còn Trung - Lâm - Lợi - Bình
người Nhật Bản thì hoạt chất chính là chất kết tinh hình kim không mầu ở trên, có độ
nóng chảy 154oC. Trong vỏ xoan con có kulinon, kuacton và kulolacton. Tất cả đều là
dẫn xuất của euphan.
Hạt (khổ luyện tử) có các thành phần thuộc loại tetraxyclotritecpin. Theo Đỗ
Tất Lợi, quả còn cha ancaloit là azaridin, chất đầu khoảng 60%. Trong dầu có siêm
sinh nên có mùi tỏi.
Trong vỏ rễ, thân, cành và hạt ngoài nhóm chất tetraxyclotritecpin còn có các
chất đắng goi chung là “luyện khổ vị tố”. Theo Đỗ Tất Lợi, Đặng Văn Trường 1970 và
Hồ Sùng Gia, từ vỏ xoan đã chiết được một hoạt chất có phản ứng nhựa đó là
toosendanin. Chất này có tác dụng trên giun đất, giun lợn và giun người.
- Lá xoan chứa ancaloit là paraisin một ít rulin, chiếm khoảng 0,5% tính theo lá khô.
4. Tác dụng dược lý
4.1. Với giun sán
Theo Hồ Sùng Gia thì hoạt chất có tác dụng trị giun sán (giun lợn) là một chất
nhựa trung tính, nhưng tính chất không ổn định, bảo quản sau 1 tháng tác dụng bị
giảm. Người ta chiết vỏ xoan bằng cồn Etylic. Dịch chiết vỏ xoan bằng rượu liều 0,25%
đã làm giun lợn say; nhựa trung tính chỉ cần nồng độ 0,1% cũng có tác dụng tương tự
làm chết giun lợn sau 30 phút.
Theo Hà Mộng Gia 1984 nhựa trung tính chiết ra t vỏ xoan có khả năng làm tê
liệt thần kinh đầu và giác bám cũng nh các đốt sán cha thành thục.
Theo quan điểm hiện nay của phần đông các nhà khoa học cả macgosin và
nhựa trung tính đều là hoạt chất có tác dụng trị giun sán.
Ngoài ra nước sắc vỏ xoan có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây bệnh trên da. Nó
có tác dụng trị viêm âm đạo do tạp khuẩn.
4.2.Với ký chủ - Thú cưng
Trên tim ếch cô lập nước sắc 1 -5% làm giảm sự co bóp ; 5% làm ngừng tim.
Trên thỏ cùng liều 1g/kg thể trọng, nếu uống nước sắc nồng độ 1-7%, cha có sự
thay đổi rõ ở hệ tuàn hoàn và hô hấp, huyết áp cha tăng. Nếu tiêm tĩnh mạch dung
dịch nồng độ 1%, thỏ khó thở ; 3% thỏ chết.
Dùng vỏ xoan trị giun sán cho thú cưng, hay gặp các phản ứng phụ: thú cưng bị
nôn, đầy bụng. Phản ứng này mất đi rất nhanh.
Liều cao, thú cưng có biểu hiện ngộ độc là do thần kinh trung ương bị kích thích,
nhất là thần kinh vận động. Nhựa xoan chiết từ vỏ có thể làm thú cưng đau bụng, đầy
bụng, phát sốt, mắt đỏ ngầu. Sau đó toàn thân yếu mệt, tứ chi tê dại.
5. Liều lượng
Liều lượng hạt


Chó, Mèo   3-4 g
Hamster 1g

6. Ứng dụng
- Thường hay dùng hạt và vỏ rễ điều trị ký sinh trùng đường tiêu hoá cho thú cưng:
giun đũa, giun móc câu và sán. Khi dùng thuốc trị giun sán ta không cần uống thêm
thuốc tẩy vì bản thân nó có tác dụng kích thích nhu động ruột.
- Dùng ngoài để chữa
+ Chữa các u nhọt ác tính đang trong thời kỳ viêm tiến triển: Nóng - đỏ - đau.
Vỏ xoan ngâm rượu xoa bóp nơi đau.
+ Điều trị vết thương có dòi.
Vỏ xoan nghiền thành bột mịn trộn lẫn với bột lông não rắc vào vết thương.
+ Chữa ghẻ lở, của thú cưng: vỏ xoan hay lá xoan nấu nước tắm.
(Một vài nơi, nhân dân còn dùng nước lá xoan trị sâu phá hoại cây trồng. Hay
dùng lá xoan khô bỏ vào các chùm hạt giống: thóc, lạc, đỗ… trị mọt).
7. Bài thuốc kinh nghiệm
Trong điều trị, nên phối hợp với các vị thuốc khác: sử quân tử chữa giun đũa.
Phối hợp với hạt cau chữa giun móc, sán giây. Phối hợp với hồi hương, dương quy hay
mộc hương… Chữa chướng bụng đầy hơi, tích thực, chướng hơi kết tràng, hay gặp ở
ngựa, chữa bằng cách này rất hiệu nghiệm.
Chữa bê nghé ỉa phân trắng
Vỏ xoan : 40gr ; Diêm sinh : 10gr
Sắc vỏ xoan trộn diêm sinh cho nghé uống.
Chữa vết thương có dòi
Vỏ xoan; Bột long não hoặc băng phiến
Vỏ xoan đốt thành than, tán thành bột mịn 1 phần. Bột lông nào hay băng
phiến nghiền thành bột mịn một phần. Hai thứ trộn đều rắc lên vết thương có dòi.



Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X