1.Chưng hay đồ: đun cách thuỷ vị thuốc như chế sinh đại, hà thủ ô...
2.Đun: cho thuốc vào nước lã luộc chín
3.Tôi: nung đỏ vị thuốc rồi cho vào nước lã hay nước của vị thuốc khác tôi đi tôi lại
nhiều lần.
4.Thuốc sắc:
Là dạng thuốc lỏng, chế bằng cách cho thuốc trộn lẫn với nước, rồi sắc bằng
lửa trực tiếp hoặc cách thuỷ. Từ thế kỷ 17 trước Công nguyên người đầu tiên là Y
Doãn đã dùng phương pháp sắc thuốc để chữa bệnh.
Dược liệu trước khi đa và sắc, thường được cắt nhỏ ra. Với thân, cành, cắt dài
không quá 2 - 5 cm, bề dày không quá 0,3 mm, quả và hạt cũng không được dày quá
0,5 mm. Cắt nhỏ xong, cho vào nồi men hay nồi đất, nhưng phải có nắp đậy kín, rồi
đổ nước vào sắc. Lượng nước cho vào, dựa theo các căn cứ sau đây:
- Tuỳ theo hàm lượng nước có sẵn trong dược liệu.
- Tuỳ theo thời gian đun sôi lâu hay mau (không thể máy móc theo nguyên tắc 3
bát lấy 1).
- Tuỳ theo tính chất tác dụng của vị thuốc mạnh hay yếu do đó ta có thể cho n-
ước theo tỷ lệ sau: với những thuốc tác dụng không mạnh lắm tỷ lệ thuốc/nước 1/10.
Với những thuốc tác đụng dược lý mạnh tỷ lệ thuốc/nước /400. Ngoài ra còn cộng
thêm 15 – 20 % nước bù hao do thuốc khô ngấm, nước bay hơi khi đun.
Cách sắc
- Cách tốt nhất vẫn là dạng sắc cách thuỷ, để nguội từ từ, gạn, lọc uống. Nhưng
cách này ít được sử dụng trong thực tế chữa bệnh vì cầu kỳ.
- Thường hay bỏ vào nồi đất hay men, đậy vung, đun sôi 15-30 phút. Sau đó
mới bỏ những vị thuốc có tinh dầu vào, nh trần bì, bạc hà, hương nhu... tiếp tục đậy
kín vung, đun nhỏ lửa một lúc, chở nguội bắc ra, gạn lấy nước thuốc uống. Thuốc sắc
chỉ dùng để uống.
Với cách chế biến này thuốc có nhiều tạp chất, hàm lượng tinh dầu bị giảm đi
nhiều, một số glucozit có thể bị thuỷ phân và thay đổi tác dụng của một số thuốc
khác. Một số thành phần kháng sinh thảo mộc có thể bị mất tác dụng, các enzim bị
phá huỷ.