0962801374

Cây bách bộ

Cây bách bộ
Dây dẹt ác, dây ba mơi
Tên khoa học Stemona Tuberosa Lour
Họ Bách bộ Stemonaceae
1. Mô tả cây và phân bố
Bách bộ là một loại dây leo, thân nhỏ, bóng, xanh, dài 6 - 8 mét. Lá mọc đối,
phiến lá hình tím, cuống lá dài. Trên mặt lá, ngoài gân chính còn nhiều gân phụ chạy
dọc từ cuống đến đầu lá. Mỗi lá thường có 6 - 8 gân phụ. Giữa các gân dọc còn có
những gân ngang nhỏ và rõ. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi cụm gồm 1 - 2 hoa màu vàng đỏ,
quả nang có 4 hạt.
Củ mọc thành chùm, gồm 20 - 30 củ. Có khi tới 100 củ, dài 15 - 20 cm, đường
kính 1,5 - 2cm, mầu trắng ngà, vị ngọt, sau rất đắng. Bình thường 1 dây có 5 - 6 kg củ,
có dây cho tới 30 củ. Dây bách bộ mọc hoang ở nhiều tình vùng Đông bắc và Tây
Bắc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Son Bình, Bắc Thái…
2. Bộ phận dùng và cách chế biến
Dùng toàn bộ rễ phơi hay sấy khô (Radix Stemonae). Rễ thường cong queo, đầu
trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ lại.
Mùa thu đông đào củ về, rửa thật sạch, ngâm vào nước sôi cho mềm hoặc đồ
chín rồi lấy ra cắt thành khoanh, phơi khô, dùng dần. Nếu nhiều, ta sấy ở 50 - 600C
đến độ ẩm dưới 13%.
Dùng tươi chữa bệnh ngoài da: ghẻ của trâu, bò, chó, lợn, kể cả người.
Cách dùng: củ bách bộ rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước bôi vào nơi ghẻ, sau khi đã
tắm sạch cho thú cưng.
Nếu vật nuôi có nhiều rận, ta nấu nước bách bộ tắm càng tốt vì nó có tác dụng
diệt chấy, rận và làm ung cả trứng cha nở.
3. Thành phần hóa học
Trong củ bách bộ gồm có: gluxit 2,3%, lipit 0,83%, protein 9%. Trong rễ còn
có nhiều ancaloit : - Stemonin C22H33O4N2
- Tuberostemonin C19H29O4N2
- Stemonidin C17H27O5N2
- Paipunin
- Sinostemonin.
Trong đó stemonin là hoạt chất chính, nó chiếm khoảng 0,18%, ở thể kết
tính hình kim, không mùi, vị đắng, nhiệt độ nóng chảy 1600C. Stemonin còn có tác
dụng với giun đũa, giun kim ở đường tiêu hóa.
4. Tác dụng dược lý
1. Nước sắc bách bộ có tác dụng chữa giun đũa, giun kim nhưng phải điều trị với
liệu trình dài, liên tục từ 5 -15 ngày. Vì vậy người ta ít dùng nó để chữa nội ký sinh
trùng. Kinh nghiêm cha ông dùng bách bộ chữa ho, trị giun và diệt sâu bọ. Tác dụng
trị ho do stemonin làm giảm tính hng phấn của trung khu hô hấp, ức chế phản xạ ho.
Bác sỹ Diệp Đình Thiện (Trung Quốc) dùng bách bộ trị lao hạch cho kết quả rất tốt.
2. Tác dụng trị giun sán
Thí nghiệm dùng dung dịch rượu bách bộ tỷ lệ 1/10 - 1/15 nhỏ nên rận, ve, bét,
rệp sau 1-3 phút sẽ chết. Hay ngâm giun vào dung dịch 0,15% stemonin, giun bị tê
liệt sau 5 – 10 phút. Nừu ngâm lâu hơn giun sẽ chết.
3. Nước sắc bách bộ có tác dùng kháng sinh.
Nước sắc có diệt vi khuẩn gây bệnh ở ruột gà: bệnh lỵ, phó thương hàn.
5. ứng dụng trong thú y
Tươi: Chữa ghẻ cho trâu, bò, lợn, chó.
Củ bách bộ già, giã nát lấy nước trị ghẻ.
Diệt chấy, rận, bọ chét của thú cưng bằng cách nấu nước tắm.
Khô:Tán thành bột rắc vết thương có dòi. Dòi chết 100%.
Đốt cháy quạt khói xông vào thùng ong để trị ngoại ký sinh trùng.
 
Lưu hoàng - diêm sinh - lưu huỳnh
(Sulfur)
1.Nguồn gốc và lý tính.
Được lấy sẵn từ thiên nhiên ở dạng nguyên chất hoặc tạp chất. Gặp nhiều ở
miệng núi lửa, động đất. Tùy theo nguồn gốc và cách chế biến mà ta gặp các dạng
khác nhau của lu huỳnh: bột mịn hay các cục to nhỏ khác nhau. Lu huỳnh tan trong
dầu, không tan trong nước.
Tỷ trọng D = 2,03 - 2,08.
Khi đốt cháy chậm, ngọn lửa mầu xanh và nhiều khói, mùi khó chịu, độc.
2. Thành phần
Thành phần chủ yếu của lưu huỳnh là nguyên tố Sulfur. Ngoài ra còn lẫn các tạp
chất khác:đất, sắt, Asen, canxi…
3. Chế biến
Tùy theo cách sử dụng mà chế biến. Dùng để uống, phải loại sạch tạp chất, nhất
là Asen, sau tán thành bột mịn. Dùng uống trị giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá hay
làm thức ăn bổ sung hàng ngày cho động vật nuôi lấy lông.
Khi cho thú cưng uống, tuyệt đối không được uống chung với Na2SO4 vì nó sẽ tạo
ra Na2S là chất rất độc đối với thú cưng.
Dùng ngoài nghiền nhỏ, diêm tác dược để sử dụng.
4. Liều lượng
Dùng ngoài tùy y, chữa ghẻ cho thú cưng.
Điều trị ghẻ: Lu huỳnh mài với đầu mỡ lợn trong một bát sành, nhằm để lu
huỳnh tan nhanh. Theo tỷ lệ 1 phần lu huỳnh 5 phần dầu. Đem dung dịch này bôi lên
vùng da bị ghẻ. Ngày bôi 1 lần. Sau 3 lần bôi, cái ghẻ chết hết.
Diệt ngoại ký sinh trùng sống ở chuồng trại: Khi 1 trại chăn nuôi có các loại ký
sinh trùng nói trên, song song với việc tiêu diệt ký sinh trùng trên mặt cơ thể thú cưng,
gia cầm, ta phải diệt hết bọn này trú ngụ ở chuồng nuôi.
Muốn vậy, ta có thể đốt lu huỳnh xông hơi, đóng kín cửa, bịt hết các lỗ hở,
trong một thời gian 1 -2 giờ. Tất cả ký sinh trùng ở đó sẽ chết hết. (phương pháp xông
hơi nh giới thiệu ở phần chống nấm mốc, côn trùng cho dược liệu, nói ở phần đại c-
ương).
Có thể dùng lu huỳnh cho uống trong, đẻ trị nội ký sinh trùng (giun đũa) nhưng
ít dùng hơn so với nhiều loại thuốc mới, hiệu quả hơn.
Khi cho uống, liều lượng cho
Đại thú cưng (Chó to) 20 - 40g
Tiểu thú cưng (chó mèo 3-4 kg) 5 - 10g
Thỏ, hamster, thú cưng nhỏ 0,5 -1g
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X