0962801374

Dây thuốc cá

Dây thuốc cá
Tên khác: (duốc cá, dây mật, đùng đục, cây cóc khèn...) ; tiếng Anh – tuba root,
tiếng Pháp – derris tuba
Việt Nam có 2 giống, cây mọc ở miền Bắc: Deris elliptica. Benth; hay Derris
tonkonensis Gagnep. Giống cây mọc ở miền Tây Nam Bộ: Deris trifoliete Lour.
Cả hai giống đều thuộc họ Cánh bớm: Fabraecea (Papilionaceae).
I. Mô tả cây.
Cây dây leo, thân khoẻ, dài 7 – 10m. Cây có thể mọc thành bụi hay có thể tựa
vào các cây khác quấn thành bụi. Là kép lông chim lẻ gồm 9 – 13 là chét. Là kép mọc
cách, khi vò nát là có mùi hăng đặc trng. Hoa có mầu nâu, những cánh phía trong có
mầu hồng hay vàng nhát. Quả giác, đậu gồm 5 – 7 hạt, dài 5 – 7 cm.. Rễ có đường kính
1 – 5 cm, dài 50 –70cm có mầu nâu nhạt, nhăn nheo theo chiều dọc. Khi bẻ có nhiều
sơ, lõi rễ hoá thành gỗ có mầu vàng nhạt mùi hăng. Cây mọc hoang khắp nơi, nhất là
những nơi ẩm ớt có độ phì nhiêu cao nh hai bên bờ kênh rạch của đồng bằng Nam
Bộ. Cây mọc và phát triển tốt ơ nhiều nước: Malaixia, ấn Độ, Inđônêxia và một số nước
khác ở châu Phi. Trồng bằng cách dâm cành.
II. Bộ phận dùng và cách chế biến.
Dùng toàn bộ rễ của cây, kể cả những rễ nhỏ. Tốt nhất dùng rễ của cây trên 2
năm tuổi. Hàm lượng hoạt chất cao nhất khi cây 23 – 27 tháng. Sau khi trồng 25
tháng, sản lượng rễ thu được khoảng 1500 – 3000kg/ha. Cây được trồng xen dưới tán cau
su hay dừa, dọc kênh…Đất có bón thêm vôi sẽ cho năng xuất cao hơn. Đào rễ khi cây
có hàm lượng rotenol cao nhất, thu về rửa sạch phơi khô đến độ ẩm 12% là được. Khi
dùng nghiền thành bột mịn rắc vết thương có dòi hay dùng dung môi hữu cơ: cồn,
ether chiết với tỷ lệ 3 – 10% phun lên mình thú cưng.
III. Thành phần hoá học.
Trong rễ thuốc cá có chứa 10 – 12% nước, 2 – 3% chất vô cơ, nhiều gluxit (đường,
tinh bột), tanin và chất nhựa.
+ Hoạt chất chính là Rotenol: chiếm khoảng 5 – 12%, thường khoảng 5 – 8%,
trừ 2 giống Cube và Timbe mới nhập vào.Hai giống này được trồng ở đồng bằng Nam
Bộ từ năm 1983, lượng rotenol có thể đạt trên 15%. Một số cây mọc hoang đôi khi
rotenol cũng có tỷ lệ 13%. Công thức phân tử C23H22O6. Năm 1932 – 1934 La Forga
và Haller đã tìm được công thức phân tử của rotenol gồm:
ợ Nhân pyran B
NNhân pyron C
NNhân hydrofuran E
9 1 Nhóm xetol
1 2 nhóm metoxy.
Rotenol là chất kết tinh hình khối lăng trụ, không mầu, tả tuyến ă D = - 230O có
2 dạng , một dạng nóng chẩy ở 163oC, dạng khác nóng chẩy ở 1800C. Tan mạnh
trong chloroform, ít tan trong nước.
+ Còn các chất khác (hoạt chất phụ) có công thức gần giống với rotenol.
Các chất khác tương tự nh rotenol nh: Deguelin – C23H22O6 có khoảng 3 -8%.
Kết tinh hình kim mầu lục nhát. Nóng chảy170oC.
Toxicarol – C23H22O7, tinh thể hình lục lăng, mầu vàng lục, chảy ở 219oC.
Tephrosin – C23H23O7, tinh thể không mầu, chảy ở 198oC. Ngoại ra còn có
Sumatrol và Tefroxin. - 2 nhân bebzen A và D.
Thứ tự độ độc của các chất nh sau:
Rotenol mạnh nhất gấp 400 lần deguelin, deguelin gấp 40 lần tephrosin,
tephrosin gấp 10 lần toxicarol.
IV.Tác dụng dược lý
Kinh nghiệm dân gian dùng rễ thuốc cá để bắt cá. Nồng độ 1 ppm cá trong nước
đã bị say nên bắt dễ dàng.
Dùng rễ cây thuốc cá làm thuốc trừ sâu. Độc tính của rotenol thể động vật máu
lạnh là 1ppm theo đường uống hay do tiếp súc.
V. Cơ chế tác dụng.
Việt Nam, năm 1980 khi điều tra, nghiên cứu khả năng diệt côn trùng phá hại
Nông nghiệp của các cây thuốc, đã phát hiện được khả năng diệt côn trùng, mạnh
nhất là sâu tơ của cây thuốc cá. Cây thuốc cá với nồng độ thấp cũng đã có tác dụng
rất tốt. Nó còn có tác dụng tốt trên cả các loại côn trùng đã kháng lại các thuốc trừ
sâu thông thường. Hiện nay nước ta đã có chủ Chương trông và khai thác cây này với qui
mô lớn ở đồng bằng Nam Bộ. Rotenol và các chất tương tự có tác dụng trị ngoại ký
sinh trùng cho động vật nuôi cũng nh các loại công trùng theo cơ chế sau:
Khi ta bôi hay phun thuốc trên mình thú cưng hoặc trong môi trường, do tiếp xuc
với thuốc, thuốc có thể vào cơ thể của côn trùng theo 2 đường: ngấm qua da hay ăn,
hít phải. Khi tiếp súc với rotenol, côn trùng sẽ bị liệt trung khu hô hấp. Chúng hoạt
động yếu dần đi rồi chết, không dãy dụa. Trong cơ thể côn trùng, các tế bào thần
kinh sẽ bị tê liệt trước rồi toàn thân bị tê liệt. Cuối cùng côn trùng bị chết..
Rotenol chỉ độc với ngoại ký sinh trùng và với động vật máu lạnh (cá, lơn...), nó
không gây độc cho thú cưng và người. Với thú cưng đã dùng liều 1500mg/kg thể trọng mà
thú cưng vẫn cha hề có biểu hiện độc.
Rotenol và các chất tương tự có trong rễ cây thuốc cá đều là các chất không bền
vững với thời giàn, dều dễ bị phân giải thành chất vô hại dưới ánh sáng mặt trời hay
do tiếp xúc với oxy trong không khí. Sau khi dùng nó sẽ biến thành chất vô hại cho
người và động vật nuôi, không để lại tồn d trong sản phẩm.
VI. Ứng dụng và cách sử dụng
Với Thú y, thú cưng: dùng rễ cây thuốc cá tri ngoại ký sinh trùng cho động vật nuôi: ve,
ghẻ, chấy. giận, dòi...
Trong Nông nghiệp trị sâu tơ, rầy...
Cách sử dụng:
Dùng cây tươi cắt nhỏ, giã nát, ngân với nước theo tỷ lệ 4 – 10%, sau đó đun
nóng 60 – 70 oC chờ nguội tắm cho động vật. Chữa ve, ghẻ, rận...Có thể ngâm với n-
ớc bồ kết sẽ lảm tăng khả năng diệt ngoại ký sinh trùng.. Khi bị ghẻ nặng có thể
nghiền nhỏ bột rễ thuốc cá trộn lẫn vơí dầu mazut 2 –3%, bôi lên mình thú cưng sau
khi đã tắm sạch.. Bôi ngày 1 lần, boi 2 – 3 lần sẽ khỏi. Hiện nay bộ môn đã chế được
thuốc mỡ.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X