0962801374

Làm viên

Làm viên
Tuỳ động vật nuôi, có thể làm viên to hoặc nhỏ. Dạng thuốc viên thường bao
giờ cũng cho thêm tá dược.
1. Làm viên bằng phương pháp lắc thúng (viên tròn)
Đây là một phương pháp thủ công có tính độc đáo trong bào chế đông y.
Nguyên tắc của phương pháp lắc thúng là dùng nước hay nước thuốc loãng và
bột gây một nhân nhỏ gọi là con viên sau đó cho bột thuốc bao dần vào xung quanh
cho tới mức độ yêu cầu. Phương pháp này thường áp dụng với những loại thuốc
không có đường, mật hay ít đường mật
Dụng cụ cần thiết cho phương pháp lắc thúng
Dụng cụ nghiền tán thuốc, rây các cỡ
Nồi để nấu hay cô cao
Thúng lắc bằng giang hay cật tre, tốt nhất là thúng nhôm.
Khay men, chậu men, đồ đựng bột thuốc, viên thuốc, chổi quét giống như chiếc
bút lông to dùng để vẫy nước vào viên trong quá trình lắc thúng.
Chuẩn bị nguyên liệu làm viên
Những vị thuốc nào có thể nấu thành cao loãng thì nấu để làm chất dính. Vị
nào có thể chế thành cao khô hay mềm đem nấu để tăng chất, giảm lượng viên. Vị
nào tán thành bột cần tán thật nhỏ, mịn.
Nếu trong đơn không có vị thuốc nào để nấu cao lỏng, dính được thì mới cần
dùng thêm tá dược dính.
Tá được cho thêm có tác dụng đệm (cho dễ làm viên) hoặc kích thích tiêu hoá.
Với lợn và chó có thể sử dụng tá dược có cả 2 tác dụng này.
Trong khi dùng tá dược để kích thích sự ngon miệng ta phải chú ý đến các đặc
điểm của từng loại thú cưng. Ví dụ: với chó, lợn dùng chất ngọt như đường mật. Với
ngựa dùng chất đắng mặn hay muối khoáng. Trâu bò dùng chất mặn hay chua mặn.
Lượng tá dược cho vào vừa phải, thường trong các đơn thuốc không ghi rõ khối
lượng cụ thể. Ta phải dự định cho thích hợp.
Trong đơn thuốc thường ghi ký hiệu cho tá dược là G.S. (guantum satis) có nghĩa
là cần bao nhiêu lấy bằng ấy.
Cách làm: Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu xong, bắt đầu làm viên. Quá trình
làm viên gồm 3 giai đoạn: gây viên con, tạo viên và bao viên.
- Gây viên con:
Cứ 2 kg thuốc bột, dùng khoảng 30g bột cho vào chậu men sau đó cho từ từ
chất dính (cao loãng hay hồ tinh bột) trộn cho đến khi bột ướt đều (khỏang 60 ml
chất dính). Sau đó đa bột lên sàng có lỗ khoảng 1 mm, sát cho bột rơi thành các hạt
nhỏ vào thúng, lắc thúng nhẹ cho viên thuốc tròn chạy đều trong thúng. Dùng chổi
lông nhúng vào nước dính quét đều lên thúng lắc thúng cho hạt trợt đều lên nước và
thấm đều vào hạt. Cứ sau 1-2 phút lại quét nước dính 1 lần. Lấy thìa canh dắc đều
khoảng 1g thuốc bột. Dắc thật đều lên hạt để bột thấm đều trên bề mặt hạt tạo thành
một lớp mỏng, vài phút sau lại dắc bột và lắc như trên. Độ 30 phút, sau khi con viên
đã đủ to, dùng sàng 3 mm để loại những hạt quá nhỏ.
- Làm viên chính thức:
Những hạt to còn lại trên sàng 3mm cho vào thúng lắc, sau vài phút lại cho
thêm cao thuốc (nước dính) và bột thuốc vào lắc, cứ tiếp tục làm như trên hạt thuốc
sẽ to dần. Hạt càng to thì lượng nước và bột thuốc cho vào mỗi lần lắc càng nhiều
lên. Sau vài lần lắc ta lại sàng các hạt nhỏ ra để lắc thêm cho có kích thước bằng hạt to
trên sàng. Khi viên đủ kích thước yêu cầu cần sàng qua sàng để viên thuốc có kích
thước không chênh lệch nhau quá nhiều.
Kích thước của viên thuốc:
Thường đối với đại thú cưng mỗi viên nặng 2 -5 gr.
Với chó và lợn mỗi viên nặng 0,1 – 0,5 gr.
Với gia cầm 0,1 – 0,3 gr.
- Bao viên:
Khi viên thuốc đã có kích thước như ý, đa sấy hay phơi khô đạt độ ẩm cho
phép. Sau đó sẽ tiến hành bao lại để giữ hương vị và chống ẩm giúp cho việc bảo
quản. Việc bao viên còn làm chi thuốc có hình thức đẹp hơn. Chất dùng bao thuốc
viên có thể là hoạt thạch, chu sa, thầu sa, hay những dược liệu đã chọn làm tá dược
đem nấu thành cao nh ngải cứu, kim anh hoặc một loại bột thuốc mịn như bột hoài
sơn. Với thuốc viên muốn có tác dụng ở ruột, tránh sự phá huỷ của dịch vị, cần bao
nó bằng keratin hoặc salol.
Động tác bao viên cũng giống động tác lắc thúng. Sau khi bao xong, cần đem
phải phơi hay sấy khô lại một lần nữa.
2. Trong điều kiện có máy dập viên
Thường loại viên này áp dụng ở các xưởng bào chế, cơ quan nghiên cứu, sản
xuất hàng loạt. Thuốc được nén dưới dạng viên đĩa hoặc viên tròn với một số tá dược
thuộc loại keo dính.
Phương pháp này được tiến hành như sau:
Dập viên đĩa: Như viên Berberin, Panmatin, Aspirin, tô mộc, xuyên tâm
liên...hiện đang bán trên thị trường. Trước hết ta phải chuẩn bị nguyên liệu, nghiền
thuốc thành bột mịn, chuẩn bị tá dược. Có thể dùng bột nếp hay các bột dính khác.
Tá dược thường dùng từ 15-20 % số lượng bột thuốc và dùng nó ở thể keo khô.
Kích thước mỗi viên tuỳ từng loại máy, thường mỗi viên nặng 0,5 gr trở xuống.
Viên tròn
Từ những mảnh nhỏ nói trên làm hạt gây con viên, ta cho vào một vo viên, máy
này được nối với một hệ thống quay. Khi máy vo viên quay thì các con viên cũng
quay vòng, theo vòng quay của máy. Trong quá trình quay ta cho thêm bột nguyên
liệu làm thuốc và phun thêm nước với một tỷ lệ thích hợp. Sau một thời gian quay ta
có những viên thuốc tròn, mịn, chắc, đa ra phơi hoặc sấy khô đem bảo quản chu đáo.
Các dạng viên khác
Chế viên dạng “trứng” hoặc “đạn”.
Đây là loại thuốc dùng cho các cơ quan được che phủ bởi niêm mạc: tử cung,
âm đạo, trực tràng...
Ví dụ: thuốc đạn đặt vào đường sinh dục cái, chữa viêm âm đạo, viêm tử cung.
Đặt vào trực tràng, hậu môn để kích thích đánh trung tiện, loại trừ các khí độc khi
bị chướng bụng đầy hơi.
Để điều chế loại này, người ta thường dùng dược liệu ở dạng tinh chế hoặc hoạt
chất nguyên. Dược liệu được nghiền nhỏ, mịn, cộng thêm một số chất keo mềm, dễ
tan ở nhiệt độ của cơ thể như gelatin, vazolin. Bảo quản thuốc trong tủ lạnh hay nơi
mát mẻ. Khi dùng chỉ cần đặt vào nơi điều trị.

Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X