0962801374

Dược liệu chứa Glucozit (Heterozit)

Dược liệu chứa Glucozit (Heterozit)
1) Định nghĩa
Glucozit là những hợp chất hữu cơ phức tạp trong dược liệu. Nó cấu tạo bằng
một phần đường (OZA) và một phần không được (Genin hay glycon).
Coi glucozit là những ete đặc biệt dưới tác dụng của nước và men (có sẵn trong d-
ợc liệu) sẽ được thuỷ ohân ra 2 phần: phần đường và phần không phải là đường. Chính
phần không phải là đường mới có tác dụng chữa bệnh đặc hiệu. Glucozit khác với este
là nó rất dễ bị thuỷ phân trong môi trường axits. Sử thuỷ phân của glucozit đa số đều
bắt đầu từ khi đung với nước.
Ví dụ: Sự thuỷ phân của Amigdalin trong khổ hạnh nhân, dưới tác dụng của
men Emulsin:
CN
C6H5-CH
C6H10O4-OC- C6H11O5 + 3H2O C6H5-CHO + HCN+ 2C6H12O6
(Amigdalin khi thuỷ phân cho andehybenzonic, axitcyanhydric và 2 phân tử
glucoza)
Lúc đầu người ta nghiên cứu các chất có chứa glucoza nên đặt tên là glucozit; về
sau khi nghiên cứu các glucozit thấy có nhiều chất đường khác nên gọi là heterozit.
2) Sự phân bố của glucozit trong cây
Glucozit được phân bố rất rộng rãi trong cây cỏ, tuy nhiên đó chỉ chứa một lượng
rất nhỏ, có chứng khoảng 90 loài thực vật có glucozid. Hiện nay người ta đã phát hiện
được khoảng hơn 200 loại glucozit khác nhau. glucozit được phân bố ở các bộ phận của
cây: ở quả, khổ hạnh nhân (Amygdalus arnaia), quả thông thiên (Thevelin
noriifolia), quả dây vòi voi (Strophantus). ở vỏ: Rhamnus frangula, ở dò: hành biển
(Seilla maritima), ở là: dương địa hoàng (Diditalis), Phan tả diệp (Sene), Trúc đào
(Nerinm oleander), ở Rễ và than rễ: Địa hoàng (Rheum), Cam thảo (glycyrhiza
slabrra), ở dịch cây: Lô hội (Aloes).
Thường các cây chứa glucozit ở bộ phận khác nhau, nhưng trong nhiều trường hợp
thường tập trung ở một bộ phận nào đó nhất định.
Tỷ lệ glucozit trong cây cũng thay đổi rất nhiều có loại lên tới 20% nh
Saponozit trong Bồ kết, bồ hòn, nhưng neriolin trong lá trúc đào chỉ có 0,1%.
Thường các glucozit ở dạng hoà tan trong các dịch tế bào.
Bên cạnh những tế bào chứa glucozit lại còn những tế bào khác chứa men
(enzym) có tác dụng thuỷ phân glucozit đó. Vì vậy, khi các tế bào thực vật bị vò nát,
giả nhỏ… glucozit sẽ gặp men và thêm có nước thì glucozit sẽ bị thuỷ phân ngay.
Ví dụ: Lá đào, hạt đào nếu để bình thường thì không thấy có mùi thơm hang nhưng nếu đem vò nát hay đập dập ta mới thấy mùi thơm. Đó chính là hiện tượng
Amigdalin gặp Emulsin ở tế bào cạnh đó, bị thuỷ phân để cho ra andehyt benzonic
và axits cyanhydric.
Từ vấn đề này giúp ta hiểu thêm là: Tại sao lúc chế biến thuốc, lại phải tỷ mỹ
đúng quy cách, tại sao nhưng glucozit trước kia có trong cây nhưng không thể tìm thấy
được ở trong các chế phẩm.
3) Tính chất của glucozit
Glucozit nói chung là do các nguyên tố cacbon, hydro tạo thành. Có khi thêm
cả nguyên tố nitơ nữa, nh Amigdalin trong khổ hnạh nhân, nguyên tố lu huỳnh trong
glucozit của hạt kinh giới. Các loại glucozit khác nhau có tính chất lý hoá học khác
nhau. Hiện tượng này còn rất nhiều loại glucozit cha xác định được thành phần hoá học
của nó cho nên việc nghiên cứu về mặt này còn bị nhiều hạn chế. Người ta chỉ đi sâu
vào nghiên cứu tác dụng dược lý của glucozit mà thôi. Lý hoá tính của các glucozit
phụ thuốc vào tính chất của các loại đường, tính chất của aglycon hay genin.
Glucozit là những chất đặc, không bay hơi, thành phần nó có khả năng kết
tinh, chỉ có một số ít vô định hình.
- Vị đắng: Sự hoà tan cảu nó cũng không có quy định. Nói chung nó dễ hoà tan
trong nước (cũng có một số không tan trong nước) đa số tan nhiều trong dung môi hữu
cơ, nh rượu, nhưng đều không tan trong Ether ethylic và Ether dầu hoả.
- Về mặt tác dụng dược lý, mỗi loại có một tác dụng khác nhau. Đa số glucozit có
tác dụng mạnh, nh glucozit đại hoàng có tác dụng tẩy; Diditalin (dương địa hoàng),
Neriolin (trong Trúc đào) có tác dụng cường tim ở một liều rất nhỏ; Tonozit vi khuẩn,
se niêm mạc; có tính chất của vitamin P, nh: Eoculozit, rutozit.
Tác dụng điều trị cảu glucozit chủ yếu quyết định bởi phần không đường. Còn
phần đường của nó chủ yếu là để tăng cường sự hài hoà và sự hấp thy của thuốc, vì thế
nó có tác dụng kéo dài và tăng cường tác dụng điều trị của thuốc. Chúng hoạt động ở
ánh sáng phân cực thường là tả truyền quang phổ tử ngoại và hồng ngoại lệ thuộc vào
cấu trúc của genin.
Cũng nh đường, het erozit có ở dạng ờ và là dạng ổn định.
Nhìn chung, het orzit là các chất dễ hỏng, ít nhiều dễ bị thuỷ phân do men và
axit, kết hợp với nước để giải phóng ra đường và genin. Sử thuỷ phân do men tương đối
đặc hiệu và tác động lần lợt qua nhiều enzim mới có được gennin tự do.
4) Những điểm cần chú ý khi thu hái dược liệu glucozit
Hàm lượng glucozit chứa trong dược liệu có thể thay đổi rất khác nhau, do
điều kiện thổ nhưỡng, phân bón, khí hậu… khác nhau. Mặt khác, tuổi của dược liệu
khác nhau, mùa vụ thu hái khác nhau sẽ đưa tới sự khác nhau về hàm lượng glucozit
trong cây. Cách chế biến khác thậm chí ngay cả thời gian trong 1 ngày cũng làm
thay đổi hàm lượng glucozi. Hàm lượng glucozit nói chung ở cây, cao nhất khoảng
4-5giờ ánh sáng và giảm dần đi theo thời gian trong ngày, đến tối hàm khối lượng
glucozit thấp nhất. Khi trời mưa thì hàm lượng glucozit lại càng giảm rõ rệt.
Nh phần tính chất đã nêu, glucozit rất dễ bị thuỷ phân bởi men đặc hiệu của
chính bản thân cây đó. Do đó sau khi thu hái xong cần xử lý ngay. Trong quá trình
thu hái tránh dập nát dược liệu, có nh thế glucozit mới không bị phá huỷ.
5. Phân loại và tác dụng các loại glucozit
Có nhiều tài liệu phân loại khác nhau, ở đây dựa vào tác dụng dược lý của
glucozit để phân thành 2 nhóm sau:
1. Glucozid độc.
a) Glucozit chữa tim

Là những glucozit thiên nhiên có một khung cấu trúc hoá học nói chung và có
tác dụng đặc biệt trên tim.
Glucozit cường tim thường gặp trong các họ thực vật hoa mõm chó, trúc đào,
hoàng liên... gặp trong các bộ phận khác nhau của cây. ở dò của củ hành biển:
Bulbus scillae, thân rễ: Hellebosis, rễ: Apocynium; của vỏ cây: Periploca greca; lá:
Trúc đào, hạt: Thông thiên, vòi voi...
Tỉ lệ hoạt chất thường rất thấp và phân bố không đều trong những bộ phận khác
nhau trong cũng một cây. Những glucozit gặp trong cùng một cây thường chỉ khác
nhau rất ít về cấu trúc hoá học.
Xét về mặt cấu trúc hoá học, glucozit cường tím cũng nh các glucozit khác, đều
có một phần đường và một phần không đường.
Phần đường (Oza) có thể là những đường sau:
- Đường đơn (Monoza) nh glucoza, Rhamnoza, digitoxoxa, hoặc đường đôi (Bioza)
nh Strophan tobioza. Đường ba (trioza) nh Strophantotrioza.
- Phần không đường (Genin) tất cả các glucozit chữa tim đều có cấu trúc Steroit
với 23 hoặc 24 nguyên tử các bon nhân metyl pehydro xyclo pentano phenantren:
Ví trí C17 có R1 đính vào, R1 là vòng lacton 5 cạnh hay 6 cạnh. ở vị trí C10 có R
có thể là một chức andehyt, có thể một gốc CH3, có thể là một chức rượu bậc nhất.
Tất cả các glucozit cường tím đều có một gốc metyl CH3 ở vị trí cácbon số 13 và
1OH ở C14, 1OH ở C3. Tuỳ theo các yếu tố R đính vào nhau trên mà ta có các loại
glucozit cường tím khác nhau.
- Tính chất của glucozit chữa tim:
Glucozit chữa tim đều là những chất có tác dụng quang học, có thể kết tinh
hoặc vô định hình, vị đắng… Một số glucozit tan trong nước. Một số không tan mà tan
trong các dung môi hữu cơ. Độ tan trong nước tỷ lệ thuận với chiều dài của phần đ-
ờng.
Những glucozit chữa tim cho một số phản ứng chung do phần genon hoặc phần
đường.
- Phản ứng do phần Genon
+ Phản ứng Legal:
Hoà tan glucozit trong pyridin hoặc trong cồn ở môi trường kiềm NaOH sẽ cho
màu đỏ nhạt khi cho thêm 0,5% Natrinotro prussiat.
+ Phản ứng Kiliani
Hoà tan glucozit vào 2-3ml axits axetic có sẵn vài giọt clorua sắt 3. Thêm một
thể tích tương đương H2SO4 đậm đặc. Một tiếp xúc giữa 2 dung dịch này sẽ có màu nâu,
về sau toàn dung dịch sẽ ngả màu xanh lơ.
Tác dụng của glucozit chữa tim: Nói chung là rất độc.
ở liều lượng rất nhỏ (liều điều trị) có tác dụng điều hoà lại nhịp đập của tim và
làm tăng nhịp đập của tim, do đó dùng để trợ tim trong công tác điều trị. Nhân dân
còn dùng các loại tên độc có tẩm glucozit cường tim trong quá trình săn bắt thú rừng.
Trong chăn nuôi, những cây có glucozit độc, tránh không cho thú cưng ăn lẫn phải.
b) Saponozit (Saponin)
Saponin là một nhóm chất khá phổ biến trong cây. Ngay từ năm 1891 Kruskal
đã thống kê chừng 150 loài có saponin. Hiện nay con số này lên tới 400 loài. Những
cây có saponin được tỡm thấy trong khoảng 70 họ thực vật. Nhiều chất trong các
họ: thạch trúc (Caryophyllaceae), bồ hòn (Sapindaceae), điều nhuộm (Bixaceae), hành
tỏi (Liliaceae)... Schaer còn cho biết saponin có trong cả những loài ẩn hoa. Trong
một số cây, saponin có thể có trong nhiều bộ phận khác nhau. ở quả: bò hòn, bồ kết;
ở rễ hay thân rễ; thể phục linh, cam thảo, ở trong lá; bòn bọt; ở trong vỏ: Quilloja
saponaria...
Về tỉ lệ saponin thay đổi theo từng loài nh ở bồ kết, viên chí có trên 10%. Trong
cõy saponria officinalis chứa 4-5%, tập trung ở mô tuỷ, vỏ. Trong hạt cây:
Agrostemma githago chỉ có 0,5% và tập trung ở phôi chứ không ở nội nhũ.
Lượng saponin tăng lên ở hạt mọc mầm. Trong các bộ phận dinh dỡng, lượng
saponin tăng tối đa khi cây ra hoa, sau đó giảm xuống. ở cây tươi saponin được phân bố
trong dịch tế bào, khi cây chết, saponin bị vón lại trong tế bào.
Đặc tính của saponin (Saponozit)
Saponin là những glucozit thiên nhiên, có tính chất chung là dung dịch nước của
nó lắc mạnh cho rất nhiều bọt giống nh bọt xà phòng. Dung dịch saponin gây tan
máu (dung huyết) rất mạnh là do các saponin làm giảm sức căng bề mặt ngoài của
hồng cầu. Thường saponin tan trong nước, trong dung môi hữu cơ: rượu etylic, rượu
metylic, không tan trong ether, cloroforin, benzen. Dựa vào đặc điểm hoà tan này
của saponin, người ta chiết xuất nó và sử dụng pha chế các dạng nhũ hoá dùng trong
công tác lâm sàng thú y.
Saponin là những chất vô định hình, một số ít có tinh thể nh digitonin (dương địa
hoàng) không mùi, vị hắc, gây hắt hơi rõ rệt.
Kiểm tra định tính và định lượng saponin trong cây
Định tính:
Muốn biết một cây có saponin hay không ta xem nó có gây bọt hay không, hoặc
nó có gây tan máu hay không ?
Thử tính gây bọt: Cân vài gam dược liệu cắt hay tán nhỏ cho vào ống nghiệm
thêm vài ml nước lắc thật mạnh trong vòng vai phút. Nếu có saponin trong ống sẽ có
bọt. Tuy theo cột bọt cao hay thấp mà ta có thể sơ bộ kết luận rằng hàm lượng
saponin có trong cây ít hay nhiều.
Một số ký hiệu để đánh giá kết quả nh sau:
Nếu bọt lâu bền 15 phút: +
Bọt lâu bền trong vòng 30 phút:
Bọt lâu bền trong vòng 60 phút:
++
+++
Chú ý là anbumin cũng gây bọt nên cần làm thêm phản ứng tan máu. Chiết
saponin từ bọt được liệu bằng nước rồi trộn nước chiết nh sau: dùng một miếng giấy
thấm có kích thước 2x6cm. Một đầu mảnh giấy thấm này ta nhỏ vài giọt chlesterol,
hong khô, nhúng dầu giấy đó vào dung dịch chiết cần kiểm tra. Nhờ hiện tượng mao
dẫn, saponin được thấm lên phía trên, cholesterot giữ lại một ít saponozit, đồng thời
giữ lại những chất cản trở quá trình phá huyết của saponin. Loại cholesterol bằng
xylon, rửa ether, phơi khô rồi đặt trực tiếp lên gelatin có máu. Nếu có saponozit thì
xung quanh mặt giấy sẽ có một vòng màu bị phá vỡ rất rõ. Nếu điều kiện không có
chlesterol, ether và xylon ta có thể đơn giản bằng cách nhúng dải giấy mềm vào dung
dịch nước chiết cần kiểm tra rồi đặt trực tiếp lên gelatic có máu và quan sát. Làm nh
vậy, kết quả cũng rõ nhưng không chắc chắn bằng phương pháp trên.
Định lượng: Có 3 phương pháp
a) Tính chỉ số bọt của Saponin

Lấy 2 gr bột dược liệu trộn với 200ml NaCl 0,9% đun sôi trong 15 phút, lọc qua
bông được dung dịch 1%, lấy 10ml dung dịch lọc cho vào ống đong có dung tích 100ml
lắc 15 giây để yên 1 phút. Nếu phía trên có lớp bọt chứng tỏ dược liệu chứa saponin.
Từ đó ta tiếp tục pha loãng bằng NaCL 0,9% theo các tỷ lệ khác nhau. Xác định độ
đặc tối thiểu để cho lớp bọt phía trên không mất sau khi ngừng lắc 1 phút.
Chỉ số bọt - 1/A gam/ml
A: Độ pha loãng nhỏ nhất của dịch chiết xuất để lợp bọt bền sau khi ngừng lắc
1 ít. Đây cũng là một phương pháp định lượng sơ bộ saponin trong dược liệu một cách
nhanh chóng.
b) Tính chỉ số dung huyết
Dùng dung dịch đệm photphatmonopotasic (KH2PO4) và photphatdisodic
Na2HPO4 để chế dung dịch saponozit theo các nồng độ khác nhau.
Kiểm tra tác dụng phá huyết của các dung dịch này, ta sẽ xác định được nồng độ
tối thiểu gây dung huyết của saponozit có thể dùng hồng cầu thỏ hoặc cừu để kiểm
tra.
c) Chỉ số độc với cá
Muốn xác định chỉ số độc với cá ta đo liều lượng tối thiểu của dung dịch gây chết
cá trong 1 thời gian nhất định. Cá dùng ở đây là cá Leunccisus hay cá Carassius
vulgaris. ở Việt Nam ta dùng cá vàng, trong khi thử phải chú ý cả nhiệt độ và pH của
dung dịch.
ứng dụng saponin trong lâm sàng thú y
Saponin có tính gây bọt nên có tác dụng nhũ hoá mạnh, hay dùng nó để phối
chế với một số thuốc diệt ngoại ký sinh trùng. Người ta còn dùng nó với một liều lượng
nhỏ vừa phải trong một số bài thuốc với ý làm “thuốc bổ” vì nó làm nhũ hoá thức ăn
và thuốc giúp cho việc hấp thu được tăng cường. Song do nó có tác dụng dung huyết
nên cấm không được dùng để tiêm chỉ được dùng qua đường tiêu hoá thôi.
Saponin còn có tác dụng gây kích thích nhẹ các niêm mạc: niêm mạc phía trên
của đường hô hấp và niệm mạc trực trăng hậu môn. Nó làm tăng khả năng tiết dịch
của niêm mạc. Vì vậy đối với thú cưng bị khô mũi, vật là ra ngoài, mũi, họng của gia
súc bị khô rát… còn khi trâu bò vị bệnh chướng bụng đầy hơi ta có thể đặt bò kết vào
hậu môn (tốt nhất là chế thành thuộc đạn gồm có bọt bồ kết trong gelatin) để kích
thích đánh “trung tiện” thải hơi và các khí đậu ra ngoài.
Nó còn được dùng với mục đích chứa ho ở thú cưng. Thường người ta hay phối hợp
với một số vị thuộc khác: viền chỉ, cắt cánh…
Một số cây khác có saponin dộc có khả năng ký sinh trùng ngoài da cho thú cưng.
Vì vậy, người ta dùng nó dưới dạng thuốc ngâm để tắm cho thú cưng bị ký sinh trùng
ngoài da nh rễ củ Duốc cá, diệt ve bò.
c) Dược liệu chứa Glucozit thuộc loại Cyanogenetic
Là glucozit khi thuỷ phân cho một phần đường và một phần không đường. Trong
phần không đường có axit cyanhydric (HCN).
Đây là một loại axit rất độc do đó các dược liệu chửa cyanogenetic không thể cho
thú cưng ăn nhiều được.
Cyanogenetic có ở các cây và các vị thuốc sau: Khổ hạnh nhân, cây sắn (toàn
câu và củ nhất là ở lõi). Chính HCN sản phẩm của quá trình thuỷ phân glucozit,
HCN được dùng để định tính và định lượng các glucozit chứa chúng. Các loại măng -
tre, vầu hóp...
Ngoài ta có thể dùng các Phương pháp vi lượng để kiểm tra Cyanogenetic nh sau:
Thí nghiệm với axit picric: Lấy mảnh giấy thấm tẩm axit picric, phơi khô ở
trong, mặt sau đó nhúng vào dung dịch 10% carbonat natri, lại phơi khô trong bóng
mát. Khi mảnh giấy này tiếp xúc với HCN do quá trình thuỷ phân glucozit, bay hơi
lên, sẽ biến thành màu đỏ hoặc đỏ da cam.
Cách tiến hành: Lấy một mẫu cây có Cyanogenetic đã nghiên nhỏ, cho vào ống
nghiệm, thêm mấy giọt và Toluen làm cho Heterozit bị thuỷ phân. Dùng nút giữ
miếng giấy đã tẩm axit picric, sát phái trên của ống nghiệm. Khi phản ứng dương
tính, mảnh giấy sẽ hiện màu (từ vài phút đến bài giờ ở 300C) là vì quá trình thuỷ
phan Cyanogenetic HCN sẽ giải phóng ra. Với thí nghiệm này nếu trong ống nghiệm
có khoảng 0,05 mg axit Cyanthdric thì sau 12 giờ sẽ có sự hiện màu.
Quá trình phản ứng diễn ra nh sau:
CN
Nguyên nhân đổi màu trên là do gốc N
CN
ở vị trí C2 của phản (1) hoặc gốc NH- OH ở C2 và CN ở C3 của phản ứng (II).
Để định lượng người ta đem thuỷ phân glucozit bằng các men Emunsin cây nghiền
nhỏ và ngâm vào nước trong một bình cần nút kín. Sau 24 giờ cất và định lượng HCN
trong dung dịch cất bằng phương pháp Liebie Donidet.
ứng dụng Glucozit thuộc loại cyanogenetic
Trong khi thuỷ phân giải phóng ra cyanhydric mà cyanhydric có tác dụng trấn
tĩnh trung khu hô hấp. Lúc đầu nó làm hứng phấn nhưng về sau có tác dụng ức chế
giảm đau bởi sự vận động hô hấp. Do đó có tác dụng chữa ho cho thú cưng.
Nó có tác dụng sát trùng và giảm đau, nhưng axit cyanhydric rất độc đối với hô
hấp và hệ tuần hoàn. Do vậy trong thực tế lâm sàng ta thường dùng dược liệu dưới dạng
nguyên. Khi vào cơ thể, HCN được giải phóng ra một cách từ từ vì vậy không gây độc
cho cơ thể.
Ví dụ: Dùng khổ hạnh nhân để chữa ho chứ trong lâm dàng không dùng HCN
để chữa ho. Vì khi vào cơ thể amydatin bị thuỷ phân, giải phóng ra HCN một cách
từ từ không gây độc cho cơ thể.


2. Glucozid không độc
a) Glucozit đắng (Heterozit đắng)

Là những chất từ thảo mộc, có vị đắng, có tác dụng sinh lý nhất định trên cơ
thể, kích thích sự ngon miệng và làm tăng sự hoạt động của bộ máy tiêu hoá.
Chất đắng có rất nhiều trong các cây. Nó có ở khắp các bộ phận của cây và hoà
tan trong dịch của tế bào. Phần lớn chất đắng có trong cây ở các họ sau đây: họ long
dởm (Gentianaceae), Cúc (Compositeae), Cam quit (Rutaceae). Về mặt cấu trúc hoá
học, nó chỉ bao gồm cacbon, hydro, oxy, không chứa nitơ. Chất đắng khác với
ancaloit đắng (strichnin, quinin...) là không độc.
Về phương diện hoá học, chất đắng ít được nghiên cứu vì nó khó được tách ra khỏi
dịch cây.
Chất đắng rất dễ bị các men phân huỷ. Do đó, khi thu hái xong ta phải tranh
thủ làm khô, tránh ủ nóng và ẩm.
Người ta chia các chất đắng làm 3 nhóm: Nhóm chất đắng đơn thuần, nhóm chất
đắng có mùi thơm và nhóm chất đắng nhầy.
Công dụng: glucozit đắng có tác dụng kích thích sự ngon miêng của thú cưng. Cơ
chế quá trình này đã được Paplop và các học trò của ông nghiên cứu chứng minh khá
đầy đủ.
Bên cạnh sự kích thích ngon miệng nó cũng làm cho khả năng tiêu hoá được tăng
lên. Xong nếu đắng quá thì quá trình tác dụng ngược lại.
Những cây có glucozit đắng sử dụng cho thú cưng.
Rễ long dởm thảo.
Bồ công anh (đắng đơn thuần).
Vỏ chanh, vỏ cam, vỏ quýt, rễ thạch xương bồ là những cây chứa chất đắng có
mùi thơm. Ta có thể sử dụng dưới hình thức: Thuốc sắc, cao thuốc, thuốc ngâm… cho
thú cưng ăn, mới có tác dụng kích thích tiêu hoá, còn nếu tiêm thì tác dụng không rõ.
b) Dược liệu chứa anthraglucozit
Trong khi nghiên cứu một số vị thuốc có tác dụng tẩy và nhuận tràng: phan tá
diệp, lô hội, đại tràng… Tschires và các cộng sự, đã đi tới kết luận rằng tính chất tẩy
của các vị thuốc náy là do chất oxymetyl anthraquinol hoặc ở thể tự do hoặc ở thể
kết hợp với glucozit.
Vậy anthraglucozit là những glucozit khi bị thuỷ phân sẽ cho một phần đường và
phần không được gọi là anthraquinol.
Phần đường có thể là một đường: Arabinoza (lô hội), glucoza (trong đại hoàng,
phan tả diệp). Hai đường (Xytoza + Glucoza) trong Rhamnus cathartica… Ba đường
(Ranmoza + glucoza+glucoza) trong Rhannus frangula.
Phần không đường có nhân căn bản là anthraxen
8 9 1
7 2
63
5 10 4
Oxy hoá vừa phải nhân đó cho anthranol hoặc oxy hoá nữa sẽ cho anthrol hay
anthraquinol.
OH O
H HO OH
Anthranol Anthrol Anthraquinol
Từ anthranol và anthraquinol sẽ cho dẫn xuất sau:
- Thêm OH ở C1 và C2 ta có các chất mầu không có hoặc ít có tác dụng tẩy nh
alizarin, purpurin.
- Thêm OH ở C1 và C8 đều có tác dụng tẩy: Rhein
Các dẫn xuất có OH ở C6 còn có thêm tác dụng sát trùng, rất có lợi khi tẩy:
rheum, emodin.
O OH O OH
OH OH
O
alizarin
OH O OH
O OH
purpurin
OH O OH
 
COOH OH CH3
O O
Rhein rheum emedin
Đặc biệt thêm ở C3 các góc R khác nhau ta sẽ có cá hoạt chất hác nhau của từng
loại dược liệu.
R là CH2OH và có 2OH ở C1 và C8 ta sẽ có Aloe Emodin của lô hội.
OH O OH
CH2OH (R)
O


Aloe Emodin
R là CHOOH có 2OH ở C1 và C8 ta sẽ có Rhein của đại hoàng
R là CH3 ta có 2OH Chrysophanol là một hoạt chất của đại hoàng
OH O OH
CH3
O


Rhein
Nếu R là CH3 với 3 nhóm OH ở C1, C8, C6 ta sẽ có Rheum Emodin trong cây
Rhamnus frangula chất vừa có tác dụng tẩy vừa có tác dụng sát trùng.
Phần đường và phần không đờc được liên hệ với nhau ở các vị trí khác nhau sẽ
cho ta các hoạt chất khác nhau của các cây khác nhau.


Ví dụ: Glucoza đính vào C6 ta sẽ có anthraglucozit của lô hội:
Các anthraglucozit rất phổ biến trong giới thực vật hay gặp nó ở các họ rau
răm: chút chít, đại hoàng; họ đậu, thảo quyết minh, phan tả diệp; thân rễ: đại
hoàng, ba kích, hà thủ ô, ở dịch tế bào; lô hội.
Tỷ lệ cũng thay đổi từ 1-5% - 6% đôi khi lên tới 10%.
Oxymetyl anthraquinol có thể tan ở trong dịch tế bào dưới dạng tự do hoặc kết
hợp với glucozit, thường có màu vàng. ở dạng kết hợp glucozit dễ tan trong nước, ít tan
rong ete, cloroform. Còn ở các dạng tự do tan nhiều trong ete và Cloroform. Dù ở
các dạng nào cũng rất dễ tan trong dung dịch kiềm, để có màu đỏ.
Tính chất của anthraglucozit cũng khác nhau tuỳ dạng oxy hay khử ôxy.
ở dạng khử, anthraglucozit tan trong các dung môi hữu cơ với màu vàng và
huỳnh quang xanh lá cây. ở môi trường kiềm có màu đỏ và huỳnh quang xanh thẫm,
nhưng màu kém hơn dạng oxy anthrol. Ví dụ muốn có cùng một màu dạng khử oxy
cần 100 đơn vị thì dạng oxy cần 1 đơn vị.
Dạng khử còn có tác dụng sinh lý mạnh ôxy nhưng lại kèm theo tính chất gây
kích thích mạnh, thú cưng và người hay bị nôn ẹo đau bụng. Do đó, không hay dùng,
những dược liệu chứa anthraquinol ở dạng khử cần được bảo quản 1 năm để các dạng
khử chuyển hết sang dạng oxy hoá rồi mới dùng là tốt nhất.
Kiểm tra anthraquinol trong dược liệu
Dựa vào đặc điểm anthraquinol tan trong môi trường kiềm sẽ cho dung dịch
màu đỏ để ta làm các phản ứng định tính sau:
26Kiểm tra bằng bột dược liệu trong ống nghiệm.
27Kiểm tra hiện tượng vi thăng hoa.
28Kiểm tra vi phản ứng.
Cả 3 phương pháp này sẽ giới thiệu kỹ ở bài giảng thực tập dược liệu.
ứng dụng anthraglucozit trong lâm sàng thú y:
Tất cả các dược liệu chứa anthraglucozit đều có tác dụng làm tăng nhu động
ruột, nó giúp sự liên hoá dễ dàng, với liều lượng nhỏ nó được coi là một đơn vị thuốc bổ
cho thú cưng, với liều cao nó có tác dụng tẩy.
Có thể dùng để diệt một số nấm ngoài da cho thú cưng: Nấm Trichophyton làm
rụng lông của bò (Nấm Microsperon làm rụng lông ở ngựa). Bằng các dược liệu chứa
anthraglucozit dưới dạng anthranol
Chú ý:
- Nếu dùng với mục đích kích thích tiêu hoá hoặc tẩy nên dùng những dược liệu
đã bảo quản 1 năm. Nếu dùng để trị bệnh ngoài da thì dùng tươi.
- Vì nó cũng có tác dụng trên cơ trơn của bàng quang, tử cung nên với thú cưng
có thai, bị viêm bàng quang, viêm tử cung lên thận trọng. Thú cưng có con bú, nếu con
bị đi ĩa chảy thì không dùng anthraglucozit được bài tiết qua sữa và nước tiểu.
c) Glucozit chứa sunpure
Glucozit chứa Sunfure gặp nhiều ở cây họ cải và một vài họ khác nh màn màu,
họ sen cạn, họ cam quýt - Rusitaceae. Dưới tác dụng của men đặc hiệu Myronaza,
chúng được tách đôi cho các tinh dầu co sunfua thường dễ bay hơi nh senevol là những
hoạt chất có vị cay và gây phồng. Bản thân glucozit loại này không có mùi. Nó chỉ có
mùi sau khi đã bị men phân giải.
Ví dụ:
S-C6H11O5 C6H11O6
KO-SO2-O-N=C
CH3- CH=CH2
---------p KHSO4
S-CN-CH2- CH
CH2
Sinigriozit của Hải giới tử và coehlearia armoracia khi bị thuỷ phân cho ra 3
chất sau:
1 phân tử đường glucoza
1 phân tử Kalihydrosunfat
1 phân tử alyl izothioxyanat
Kiểm tra:
Glucozit chứa sunfat cũng là hợp chất hữu cơ trong công thức cấu tạo phân tử
của nó vào. H2S sẽ được giải phóng ra cho H2S đi qua hợp chất có sắt, màu đen sẽ xuất
hiện, đó là màu của sắt sunfat.
Công dụng: còn ít ghi chép được
d) Dược liệu chứa các dẫn xuất của Flavon và anthocyan
Hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều màu sắc ở cây cỏ… có thứ màu vàng, có thứ
màu đỏ tím… màu của các bộ phận ấy là do các thuốc chất hoại flavonzit hoặc loại
anthocyanozit. Các sắc tố này lại liên quan chặt với tanin.
Flavonzit là hợp chất có màu vàng. Nó có nhiều hoá học (nụ hoè), trong rau
mùi và cây giàng giàng galanga. Độ tan trong nước không giống nhau. Thường tan
nhiều hơn trong nước sôi, tan trong rượu, không tan trong ether và chloroform. Khi
thuỷ phân thì phản ứng không đường lại tan trong ether và chloroform.
Trong công thức cấu tạo có chứa phenol nên rất dễ tan trong dung dịch kiềm
loãng. Trong môi trường kiềm màu vàng lại càng đậm hơn.
Flavon là hợp chất có công thức 2 phenyeromon, đồng phân của nó là izo flavol
hay 3 phenylcromon.
Thay một hay nhiều H trong nhân benzen ta sẽ được các oxy flavon, ví dụ:
Hyđrogen hoá các hydroxyflavon hay hydroxyflavol ta được các anthoxyanidol
là chất tạo màu sắc đỏ, tím của thực vật.
ứng dụng thực tế: Kinh nhiệm nhân dân cho thấy các dược liệu chứa flavon có
tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt.
Từ 1960 các nhà khoa học Nhật Bản đã đi sâu và cho thấy thêm tác dụng dược lý
của flavon mà cụ thể là Rutin trong nụ hoa hoè là:
Rutin có tác dụng hạn chế bớt các tác hại của quá trình nhiễm xạ. Do ảnh hưởng
của các chất phóng xạ mà thành mạch quản bị tổn thương. Dưới tác dụng của Rutin
thành mạch quản sẽ được bền vững lại vì các thuốc chất của loại này có tính chất của
vi quán tránh hiện tượng xuất huyết. Người ta dùng nó để điều trị bệnh xuất huyết, lu
huyết, bệnh ascerrbus (thiếu vitamin C).
Rutin còn có tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp với Reseepin thì tác dụng
càng tốt. Nó có tác dụng làm giảm lượng adrenalin và novadrenalin trong máu.
Từ công thức ta thấy rutin cũng là dẫn xuất của chromon mà trong thực tế thì
tất cả các dẫn xuất của chromon đều có tác dụng kháng khuẩn. Hay dùng nó để phối
hợp với một số thuốc khác.
Các sắc tố anthocyan: Là các sắc tố màu xanh, đỏ hoặc tím của hoa lá. Nó có
thể tan trong dung dịch của không bào hoặc kết tinh trong các không bào. Màu sắc
của sắc tố thay đổi tuỳ theo pH của tế bào. Đỏ ở pH axit, xanh ở pH kiềm, tím ở ph
trung tính.
Tác dụng của anthocyan trong y học cũng nh trong thú y cha rõ lắm. Chủ yếu
để thanh nhiệt, lợi tiểu.


Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X