0962801374

Thuốc cầm ỉa chảy

Thuốc cầm ỉa chảy

Cây ổi
--------------
Tên Trung Quốc : Phan Thạch Lựu
Tên Khoa Học : Psidium guyava Lin
Thuộc họ sim : Myrtaceae.
1.Bộ phận dùng :
Búp non , lá, vỏ thân và vỏ rễ.
2.Thành phần hoá học :
Trong lá và búp non có 7 – 10% Tanin loại pyrogalic, 3% nhựa và một ít tinh
dầu (0,36%). Ngoài ra còn thấy trong vỏ thân và lá ổi, có Tritecpenic, trong quả có
péctin, vitamin C, quả xanh có Tanin. Người ta thường sắc cho uống hoặc nghiền bột,
trộng với một số thuốc khác.
3.Bài thuốc kinh nghiệm :
1)Bột lá ổi trộn với bột cao tô mộc (xem phần cây tô mộc) để chữa ỉa chảy, kiết
lỵ của bê.
1)Lá ổi 2000g.
Lá chè tươi 200g.
Vỏ quýt 100g.
Dây mơ lông 500g
Các thứ giã nhỏ, vắt lấy nước cốt. Mỗi lần dùng 100ml chữa ỉa chảy.
1)Lá ổi 100g.
Là phèn đen 200g.
Sắc đặc cho uống chữa ỉa chảy .


 
 
 
Ngũ bột tử
--------------
Tên khoa học : Galla Chinensis.
1.Nguồn gốc :
Ngũ bột tử là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu Sclilechtandalia
chinensis Bell làm ra. Những túi này thường làm ở cây Rhus semialata – Murray
(Diêm phụ mộc) ở Việt Nam có nhiều tại vùng Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai.
Hàng năm vào khoảng tháng 5 – tháng 6, sâu cái Schtechtandalia Chinensis đến
bám vào cây Diên phụ mộc, nó trích một lỗ ở cuống lá hoặc cành non rồi đẻ trứng
vào đó. Trứng phát triển và dần dần hình thành một cái túi, bọc lấy sâu non. Túi này
có thể là do sự phát triển bất thường (bởi nguyên nhân bệnh lý) của phần cây ở chỗ
con sâu nằm mà sinh ra.
Tới khoảng tháng 9, 10 người ta thu hoạch về, nhúng nước sôi cho chết sâu rồi
dùng làm thuốc.
2.Chế biến :
Sau khi làm sâu chết, phơi khô, dùng cả dạng nguyên hoặc tán thành bột dùng
(với tên là Bột Văn Cáp).
3.Tính vị, quy linh :
Vị chua, tỉnh Bình, không độc. Nhập 3 kinh : phế kinh, vị kinh và đại trường
kinh.
4.Thành phần hoá học :
Ngũ bột tử của ta có 13,47% độ ẩm, 43,20%Tanin, ngũ bột tử của Trung Quốc
theo dược tài học, Tanin chừng 70 – 80%
Tanin của ngũ bột tử là Gallo Tanic acid, thành phần chủ yếu của nó là pentam-digalloyl gncose. trongđó một phần tử glucose kết hợp với 3 phần tử acid digalic
( có khi một phần tử glucose kết hợp với axid elagic hay acid galic).
Phân tử Tanin của ngũ bột tử thường được biểu thị theo công thức C76H52O46, thuỷ
phân sẽ cho axid galic. Ngoài ra còn có acid galic tự do chừng 2 – 4%, có tinh bột…
5.ứng dụng điều trị :
Chữa ỉa chảy, cầm máu, hoá đờm, chỉ ho. Dùng ngoài chữ mụn loét, mủ chảy
không khô.
6. Liều lượng : Trâu, bò, ngựa 20 – 50g
Dê, lợn 5 – 12g
Thỏ và gia cầm 1 – 2g
7. Bài thuốc kinh nghiệm : Ngũ bột tử và tô mộc (xem bài cây tô mộc).


 
 
 
Cây sim
--------------
Tên Trung Quốc : Đào Kim Cương.

Tên khoa học : Rhodomyrtus Tomentosa Wigtat
Thuộc họ sim Myrtaceae.
Cây sim mọc hoang ở hầu hết các đồi đất vùng núi và trung du. Thành
phần hoá học cha được nghiên cứu.
Mới sơ bộ thấy trong quả có sắc tố Anthocyanozit. Lá, búp và nụ sim có
chứa Tanin.
chế biến : Có thể lấy để phơi khô, khi dùng thì sắc với nước hoặc nghiền bột
nhỏ.
ứng dụng: chữa ỉa chảy.
Liều lượng : 20 – 30g, có thể hơn, cho trâu bò, một lần uống.
Chương 6
Dược liệu tác dụng với cơ tử cung
Đại cương.
Điều khiển hoạt động của tử cung gồm :
+ Thần kinh trung ương, chủ yếu là 2 bán cầu đại não.
+ Hệ thống hoormon - thể dịch.
Tuỳ theo đặc điểm của từng vị thuốc và cơ chế, vị trí tác động, ta sẽ gặp có vị
thuốc tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ trơn tử cung hay thông qua hệ thôngs
hoormon thể dịch để chỉ đạo hoạt động của tử cung. Tuỳ theo cách hoạt động của tử
cung chúng ta chia ra:
+ Dược liệu kích thích sự co bóp cơ tử cung: ích mẫu, rau ngót, rau răm, mía
dò...
+ Dược liệu ức chế sự co bóp: Tô ngạch , cà độc dược, đương quy, hợng phụ, củ
gai...


A. Dược liệu kích thích sự co bóp cơ trơn tử cung
Dùng các vị thuốc có tác dụng kích thích sự co bóp cơ trơn tử cung khi:
+ Thú cưng cái đẻ quá nhiều lứa, sức rặn của mẹ yếu, Chương lức cơ tử cung yếu
không tự co bóp để tống thai ra ngoài. Chỉ dùng khi kiểm tra và thấy ngôi thai đã
thuận. Chống chỉ định khi bị ngược ngôi, hẹp xoang chậu.
+ Thú cưng già vì đẻ nhiều lứa nên sau đẻ hay bi băng huyết.
+ Sát nhau, bị viêm tử cung.


Cây ích Mẫu
Leonurus heterophylus L Hay Leonurus sibiricus L
Họ Hoa môi Labiateae.

I. Đặc điểm và bộ phận dùng.
ích mẫu là vị thuốc có ích cho người mẹ. Vị thuốc dùng chữa tất cả những bệnh
trước và sau khi đẻ của người mẹ. Leonurus - cây này có phần ngọn giống nh đuôi con
s tử; heterophylus - cây có lá gốc và ngọn khác nhau.
ích mẫu thuộc cây thảo, sống hàng năm, thân vuông, cao khoảng 0,6 - 1,5m.Lá
ngọn mọc đối, chia thuỳ sâu. Lá dưới gốc mọc tuỳ y vòng quanh. Hoa mọc vòng ở kẽ lá
có mầu tím hồng. Cây cho ta hai vị thuốc.
+ Ich mẫu thảo (herba leonuri) gồm toàn cây trừ rễ thu vào cuối xuân đầu hè
khi cây bắt đầu ra hoa, cắt nhỏ 2 - 3cm phơi âm can đến khô.
+ Sung uý tử (fructus leonuri) quả phơi hay sấy khô. Quả có tác dụng tốt hơn
ích mẫu thảo.
II. Thành phần hoá học.
Trong cây ích mẫu có các ancaloit sau:
Leonurin C13H20O4N4 chiếm khoảng 0,5 % đây là hoạt chất chính.
Leonurinin C10H14O3N2
Leonuridin C10H12O3N2.
Ngoài ra còn có tanin, saponozit, tinh dầu, chất đắng, flavonozit (rutin) và một
heterozit có cấu trúc steroit.
III. Tác dụng dược lý.
1. Với cơ trơn tử cung.
Leonurin có tác dụng làm tăng cường co bóp cơ tử cung thỏ cả về biên độ và tần
số. Theo các nhà khoa học Trung Quốc, đã làm thí nghiệm 112 lần trên các loại tử
cung của thỏ, chuột, chó với cao ích mẫu đã rút ra kết luận:
+ Cao ích mẫu làm tăng cường co bóp tử cung của mọi loài động vật máu nóng
và với mọi loại tử cung: cha có chửa, đang có thai, đã chửa đẻ.
+ Tác dụng của cao ích mẫu trên tử cung gần giống nh tác dụng của hoormon
Oxytoxin nhưng yếu hơn. Nó giúp tử cung co bóp một cách điều hoà, nhịp nhàng theo
chiều từ trong ra ngoài (co từ đáy ra cổ tử cung). Do đó có tác dụng tống thai và các
sản phẩn d thừa sau đẻ, sản phẩn viêm ra khỏi tử cung. Kiểu co bóp của cao ích mẫu
khác hẳn với của Esgotin.
+ Với các nồng độ 1%, 5% , 10% ở dạng cao sắc hay rượu thuốc nó vẫn có tác
dụng tốt.
+ Với tử cung thỏ đang có chửa tác dụng lại càng mạnh, thuốc làm sẩy thai.
Nếu dùng liều1g/cho thỏ nặng 1,5kg đang có chửa uống 1 lần. Thỏ uống 3 lần, mỗi
lần cách nhau 3 giờ, sáng hôm sau thỏ bị sẩy thai. Nếu uống liều cao hơn 2,5g/1 lần,
ngay sau lần uống thứ 3 thỏ sẽ sẩy thai. Mặc dù mọi biểu hiện : tim, mạch, hô hấp,
tuần hoàn, thân nhiệt... vẫn bình thường.
2. Với cơ trơn đường tiêu hoá.
Nước sắc ích mẫu tăng cường nhu động của ruột thỏ, chuột. Do đó có tác dụng
kích thích tiêu hoá, giúp thú cưng ăn ngon, ăn nhiều, thức ăn trong ống tiêu hoá được
tiêu hoá, hấp thu nhanh.
3. Với hệ tuần hoàn.
Liều nhỏ trên tim ếch cô lập, làm tăng co bóp nhịo tim, tăng thời gian tâm thu,
liêu cao có tác dụng ức chế co bóp do dây thần kinh mê tẩu bị hng phấn.
Với mạch quản ngoại vi, trên màng bơi chân ếch nồng độ càng cao, mạch co
càng mạnh. Nhưng khi thí nghiệm trên động vật máu nóng thì ngược lại làm dãn mạch
ngoại vi, dễ gây sẩy thai.
Với huyết áp, tiêm tĩnh mạch leonurin liều 2mg/kg trong lượng, lúc đầu huyết áp
giảm tạm thời sau vài phút trở lại bình thường. Nhưng nếu trước khi tiêm leonurin ta
tiêm atropin thì huyết áp giảm và không tăng trở lại được do thần kinh mê tẩu hng
phấn.
4. Với hệ hô hấp.
Leonurin có tác dụng làm hng phấn thần kinh trung ương, nhất là thần kinh chi
phối hô hấp. Thí nghiêm trên mèo, tiêm dung dịch 1% neonurin vào tĩnh mạch cho
mèo đã được gây mê. Hô hấp của mèo tăng từ 20 -30 lần/phút lên 40 -50 lần /phút.
Mèo thở nhanh, sâu hơn.
5. Cơ quan bài tiết.
Leonurin làm tăng quá trình bài tiết nước tiểu gấp 2 - 3 lần so với bình thường.
Thí nghiệm làm trên thỏ đã được gây mê. Sau khi tiêm tĩnh mạch tai liều 1mg/kg
trọng lượng, 2 -3 phút sau thỏ đi giải, lượng nước tiểu tăng gấp 2 - 3 lần so với đối chứng.
IV. Ứng dụng.
+ Dùng làm thuốc thúc đẻ khi thú cưng đẻ khó; Thuốc chống sát nhau.
+Thuốc chống băng huyết sau đẻ
+ Thuốc chữa viêm tử cung, điều hoà chu kỳ sinh dục.
V. Liều lượng.

Chó Mèo 20 -50 g cây, hạt 8 g/con
Thỏ, Hamster liều 2 - 5 g cây, hạt 1g/con
Cây tươi dùng liều gấp 5 - 10 lần so với cây khô.
Chú ý:
+ Thú cưng có thai không được dùng
+ Trong máu thú cưng có nồng độ 1/2000 đã gây dung huyết, con máu ng-
ời chịu được nồng độ cao hơn


 
 
Cây ngải cứu
Tên khác ngải diệp, thuốc cứu, cây thuốc cao.
Tên khoa học: Artemisia vulgaris L.
Họ Cúc: Arteraceae ( Compositae)

I. Bộ phận dùng.
Ta dùng lá và một ít cành non phơi hay sấy khô. Thu hái vào tháng 6 dương (t-
ương dương tết doan ngọ) phơi âm can đến khô dùng dần hay tán bột thành ngải nhung
(thuốc cứu).
II. Thành phần hoá học.
Cha được nghiên cứu kỹ, chỉ biết trong ngải có tinh dầu, tanin. Thành phần chủ
yếu trong tinh dầu là xineol và y thuyon, ngoài ra còn có ít adenin và cholin.
III. Công dụng.
+ Mặc dù cây ngải cứu được dùng rất rộng rãi cả trong đông y và tây y, thế nhưng
lại cha được nghiên cứu kỹ. Ngải cứu chỉ dùng theo kinh nghiệm cổ truyền trong dân
gian làm thuốc ôn khí huyết, giải cảm, an thai, giúp điều hoà chu kỳ sinh dục. Chữa
các chứng đau bụng do tích thực và động thai, thổ ra huyết, chẩy máu mũi khi bị sốt
cao.
+ Dùng làm thuốc cứu ở người.
IV. Liều lượng.
Để kích thích tiêu hoá hay an thai có thể dùng tươi hay khô đều dược. liều trong
ngày.
Chó: 50 - 100 gam tươi hay 20 gam khô/ con
Thỏ, mèo: 10 -20 gam tươi hay 5 gam khô/con.
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X