0962801374

Bệnh Cơ Xương Khớp

Bệnh Cơ Xương Khớp
Chúng ta đã biết việc tìm ra nguyên liệu đầu dùng làm thuốc gồm: cây, động
vật và khoáng vật là cả một quá trình lâu dài, nó song song tồn tại cùng với lịch sử
phát triển của loài người. Loài người phải trải qua rất nhiều công trình nghiên cứu
kể cả thành công và thất bại mới rút ra được các kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý
báu trong việc điều tra, sử dụng thuốc. Kinh nghiệm ngày càng được tích luỹ nhiều
theo từng dòng họ, đặc biệt là các bài thuốc gia truyền (do trước đây phương tiện
giao lưu, trao đổi khó, ngôn từ ít, sử dụng thuốc cũng giống như mọi mặt của cuộc
sống hàng ngày theo kiểu tự cung tự cấp). Do vậy tên gọi của các vị thuốc thường rất
khác nhau. Thực tế đã gặp một cây thuốc nhưng có rất nhiều tên hay ngược lại một
tên nhưng được đặt cho nhiều cây khác nhau. Một phần cũng còn do một số vị thuốc
lại có nhiều công dụng khác nhau. Nên người đặt tên thuốc lại dựa vào công dụng
của vị thuốc được sử dụng lần đầu. Việc đặt tên các vị thuốc và đơn thuốc được dựa
trên các nguyên tắc sau đây
1.- Căn cứ vào công dụng vị thuốc mà đặt tên
Thảo quyết minh là cây có hạt, uống vào sẽ sáng mắt ra (quyết minh tử). ích
mẫu: là vị thuốc có ích cho người mẹ. Phòng phong là vị thuốc có tác dụng chữa cảm
gió, đau đầu, chóng mặt nhức các khớp xương
2.- Căn cứ vào màu sắc của vị thuốc
Hoàng liên: vị thuốc có mầu vàng rễ cây mọc liên tiếp. Hoàng đằng: Vị thuốc
này có màu vàng. Huyền sâm: thứ sâm có mầu đen. Hồng hoa: vị thuốc là một thứ
hoa có mầu hồng.
3.- Căn cứ vào hình dạng
Ngưu tất: Ngưu là Trâu, tất là gối - vị thuốc có thân cây nơi cành mọc bị phình
to ra giống đầu gối con trâu. Cẩu tích (gốc rễ cây lông cu li) - cẩu là chó, tích là cái
lưng. Cẩu tích vị thuốc trông giống lưng chó. Ô đầu - Ô là con quạ. Vị thuốc trông
giống đầu con quạ.
4.- Căn cứ vào mùi vị của thuốc
Đinh hương: vị thuốc giống cái đinh có mùi thơm. Hồi hương: vị thuốc thơm
như hồi.Cam thảo: cam = ngọt, thảo = cỏ, 1 loại cỏ có vị ngọt. Khổ sâm – vị thuốc
giống sâm nhưng có vị đắng. Khổ quá mướp đắng...
5.- Căn cứ vào địa phương sản xuất
Sâm Bố chính - Sản xuất ở huyện Bố Trạch – Quảng Bình. Ba đậu: Sản xuất ở
Ba Thục (Trung Quốc giống nh hạt đậu).
6.- Căn cứ vào cách sống mà đặt
Bán hạ: vị thuốc thu củ vào giữa mùa hạ. Hạ khô thảo: vị thuốc đến mùa hạ thì
khô héo. Nhẫn đông: cây chịu được qua mùa đông vẵn xanh tốt (kim ngân), hay tang
ký sinh...
7.- Căn cứ vào những điển tích, tên người dùng
Đỗ trọng: Vị thuốc được dùng đầu tiên do người có họ Đỗ tên Trọng. Hà thủ ô:
Hà = họ Hà, thủ = Đầu, ô = quạ. Ông lão họ Hà tóc đã bị bạc dùng thuốc này đầu trở
thành đen như đầu quạ. Sứ quân tử: chính là Sứ Quân Tử một vị sứ quân họ Quách
chuyên dùng thuốc này chữa bệnh cho trẻ em bị cam tích do giun sán. Do đó đặt tên
là hạt của ông sứ quân = Sứ quân tử (tử = hạt).
8.- Căn cứ vào bộ phận dùng
Chỉ một bộ phận của cây hay con được dùng làm thuốc: tang diệp (là cây dâu);
Cúc hoa (hoa cúc), hổ cốt (xương hổ), Niết giáp (mai ba ba), cát căn (củ sắn dây)...
9. Căn cứ vào tên ngoại quốc mà phiên âm ra
Actixô: phiên âm từ tiếng Pháp Artichant. Man - đà - la - hoa tiếng ấn Độ -
cây có màu sặc sỡ. Nó chính là cây cà độc dược
Có khi cùng vị thuốc nhưng vì nơi sản xuất có tiếng là tốt, người ta thêm nơi sản
xuất. Ví dụ : Xuyên Hoàng liên (Hoàng liên của tỉnh Tứ Xuyên). nhưng nhiều khi
trong cùng một tên thuốc, thêm tên địa phương vào, tưởng là cùng một loại nhưng
thực ra là hai cây khác nhau. Xuyên bối mẫu chữa ho lao, ho khan, còn Triết bối
mẫu là chứa ho cảm, ho gió. Lại cũng có vị thuốc thêm chữ nam ( hay chữ thổ ) vào
thì lại là một vị thuốc hoàn toàn khác.Ví dụ: Nam hoàng liên có khi là cây hoàng
đằng có khi là cây thalinctrum. Cam thảo nam là cây scoparia dulsis hay cây Abrus
Precatorius. trong khi cam thảo bắc là cây Glycyrrhiza coralensí hay Glycyrrhiza
glabra.
Vậy về việc gọi tên, nêu một số nguyên tác chung trên đây để chung ta tham
khảo. Nên gọi theo Việt nam là tốt nhất. Nhưng mỗi nơi lại gọi mỗi khác. Do đó sẽ gặp
khó khăn khi nghiên cứu và sử dụng. Vì vậy đối với mỗi cây thuốc chúng ta thống
nhất nh sau:
- Các tên thường dùng ở Việt Nam.
- Tên của số nước trên thế giới có.
- Tên khoa học (cả tên cây và họ thực vật hay chi và bộ của động vật)- viết tên
La tinh, phải ghi cả tên người phân loại vì có thể mỗi tác giả phân loại một khác.
nguồn gốc của thuốc.
Việc dùng thuốc trong dân gian đã có từ rất lâu. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên ta
khi tìm kiếm thức ăn đã ăn phải cây độc gây tiêu chảy, nôn mửa hay chết người, dần
dần loài người đã biết phân loại cây độc với cây làm thức ăn. kinh nghiệm tích luỹ
dần, loài người không những biết lợi dụng cây để làm thức ăn mà còn biết sử dụng
cây làm thuốc phòng trị bệnh và những cây độc dùng trong săn bắn hay chống giặc
ngoại bang. Nh vây việc phát minh ra cây thuốc đã có từ thời thượng cổ khi đấu tranh
với thiên nhiên, tìm thức ăn mà có. Nguồn gốc để tìm ra thức ăn, thuốc và cây độc
đều giống nhau. Việt Nam tồn tại 2 dạng người làm thuốc
- Thuốc nam gia truyền: Trị bệnh theo kinh nghiệm cha truyền con nối để tồn tại
và phát huy, loại này không hay ít biết lý luận khoa học tồn tại ở các vùng dân tộc ít
người.
- Loại cũng dùng thuốc nhưng có hiểu biết về y lý, khoa học tồn tại trong khu đô
thị, được học và đào tạo nghiêm chỉnh.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X