0962801374

Bệnh xoắn khuẩn

Bệnh xoắn khuẩn
1. Đặc điểm mầm bệnh
Bệnh Lepto là một truyền nhiễm chung cho thú cưng và người do chủng Leptospirosis gây nên.
Đặc điểm sốt, vàng da, đái ra máu, viêm gan, thận, rối loạn tiêu hoá và sẩy thai. Người ta tính ra sẩy thai vì Lepto cao hơn ở Brucella nhiều. Nhìn trên kính hiển vi nó giống nhau về hình thái, nhưng khác nhau về cấu trúc kháng nguyên. Lepto là những Vi khuẩn có vòng xoắn, có khoảng 20 vòng và 2 đầu có móc, nó bao gồm 12 chủng với 80 Serotype khác nhau. Nhưng thường, một số chủng thích nghi với một loại thú cưng nào đó. Vì vậy, nó có sức đề kháng rất mạnh. Khi ở trong tự nhiên có điều kiện thích hợp, nhiều cây cối, thiếu ánh sáng, độ pH thích hợp, trung tính hay kiềm nhẹ, nhiệt độ từ 150C - 370C. Tuy nhiên, cũng có những điều kiện bất lợi như pH chua, mặn, thiếu ánh sáng, đất khô. Bệnh Lepto có tính chất dịch thiên nhiên, nó có thể sống lâu ngày trong thú cưng gây bệnh. Nó cư trú trong bể thận của loài chuột 100 ngày, hoặc suốt đời. Ngoài ra, nó có thể tồn tại trong giã thú, trong ve. Nên việc thanh toán Lepto rất khó khăn. Trong nước ta, theo thống kê cho biết, hàng năm bệnh Lepto thường xảy ra vùng phụ cận Hà Nội 40% là Lepto Môma, L.Mitis, L.Cancicona. Đồng bằng Bắc Bộ 27% chủ yếu là loại Lepto Batanie, L.Guyppotyphora. Vùng núi và trung du nhiều nhất là L. Pera. Con đường phổ thông nhất là qua tiêu hoá. Nhưng thông thường nó qua được cả da nguyên lành. Khi Vi khuẩn vào cơ thể nó vào máu gây sốt. Sau đó vào cư trú ở gan, lách hoặc bể thận. Tuy nhiên, trong nước quá bẫn thì hàm lượng Lepto không cao.
2. Triệu chứng
Bệnh ở thú cưng đều có triệu chứng tương tự. Bệnh Lepto xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất là mùa xuân, sau trận lụt, sau đợt vận chuyển hoặc là mùa giáp hạt thiếu thức ăn. Thường xuất hiện nặng ở loại thú cưng từ 3-6 tháng tuổi. Loại theo mẹ cũng lây, nhưng ít hơn, loại lớn ở dạng mãn tính. Một số bệnh nội khoa, truyền nhiễm khác đều có hiện tượng vàng da hoặc bệnh dinh dưỡng. Bệnh tụ cầu, bệnh E.coli và một số bệnh gây hoàng đản, cũng có chứng vàng da. Vì vậy, cần phải chú ý để phân biệt. Đối với bệnh Lepto thể hiện các triệu chứng sau:
2.1. Thể quá cấp tính
Bệnh Lepto xuất hiện phần nhiều ở thú cưng non chết nhanh, máu loãng, da vàng, phù nhẹ. Sự thay đổi về nội quan chưa đáng kể, mầm bệnh thường có nhiều trong máu, thường xảy ra sau đợt vận chuyển hay sau trận lụt.
 
2.2. Thể cấp tính
Thể này bệnh Lepto xuất hiện rất điển hình vật sốt thất thường (sốt khi Lepto có trong máu).
Vật bỏ ăn, phù rõ, bắt không kêu, sờ vào có cảm giác lạnh, phân táo, niêm mạc vàng. Da vàng, có điểm xuất huyết, có nhiều Anbumin, nước tiểu có màu cà phê, sau 3-4 ngày thì con vật chết. Nếu không chết thì chuyển sang thể mãn hay thể ẩn. Bệnh ở bò có trường hợp không biểu hiện gì, nhưng kiểm tra thì thấy dương tính, kiểm tra nước tiểu khi vàng, khi không.
3. Bệnh tích
Bệnh Lepto biểu hiện rất khác nhau, thường là vàng toàn thân, khi lột da tổ chức keo nhầy rõ, thịt khét và hôi, ở xoang bụng chứa nhiều nước vàng, tim phổi nhão, gan vàng, nói chung toàn thân vàng.
4. Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng bệnh tích, mùa phát bệnh mà chẩn đoán Bệnh Lepto. Chẩn đoán Vi khuẩn học chỉ có giá trị lý thuyết, bởi vì khi tìm ra chỉ cho biết Lepto, nhưng không biết loại nào.
Chú ý: khi lấy bệnh phẩm phải cẩn thận không lây sang người. Chẩn đoán huyết thanh học giúp ta chẩn đoán trên con sống, định chủng Lepto, ứng dụng trong việc điều trị và tiêm phòng. Nếu lấy máu thì cần lấy vào buổi sáng. Một số chủng có cấu trúc kháng nguyên gần giống nhau. Vì vậy, cần phải nâng hiệu giá. Nếu chủng nào có hiệu giá cao trên quy định (1/400 của trâu, thú cưng; 1/800 ở ngựa). Trên một con bệnh có thể 2, 3 chủng Lepto. Vì vậy, một phản ứng huyết thanh dương tính chưa chắc chắn là thú cưng bị bệnh. Hiện nay, có 2 phương pháp vi nguyên kết tan với kháng nguyên sống. Các phương pháp này có ưu điểm là nhanh, chính xác, dể làm, được ứng dụng rộng rãi. Nhược điểm là kháng nguyên bảo quản ở -200C, cứ 15 ngày cấy chuyền 1 lần, 3 tháng cấy chuyền qua thỏ 1 lần. Ngưng kết với kháng nguyên trên phiến kính. Phương pháp này không nhạy và không chính xác. Hiện nay, người ta quy định 1/8 là dương tính.
5. Phòng bệnh
Phòng bệnh Bệnh Lepto tốn kém mà lâu dài. Bởi vì bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên.
Chuột có vai trò lớn trong nguồn dịch. Vì vậy, cần phải nghiên cứu 3 vấn đề:
(1) Sinh thái loại mang trùng;
(2) Đường truyền lây;
(3) Tính chất loại cảm thụ.
Ngoài ra, còn thêm chất đất, độ pH. Vì vậy, trong công tác giống cần chú ý tự túc giống. Đối với con nghi ngờ, thì phải nuôi riêng, kiểm tra huyết thanh.
Hàng năm, kiểm tra toàn trại 1-2 lần. Tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, kiểm tra Lepto cho công nhân.
6. Điều trị
Nói chung điều trị bệnh Lepto thông thường là tốn kém. Điều trị đi đôi với chăm sóc và nuôi dưỡng. Điều trị bằng kháng huyết thanh đúng chủng gây bệnh thì mới có hiệu quả. Điều trị con mới bị bệnh. Trong điều trị có một tỷ lệ dị ứng, nên cần phải can thiệp bằng Adrenalin với liều 0,5-1ml/kg thể trọng. Dùng kháng sinh: Stretomycine 10.000 - 15.000UI/1kP. Penicillin 20.000UI/1kP, tiêm bắp ngày 3-4 lần, liên tiếp 3-4 ngày. Sau đó, cho nghỉ 3 ngày, nếu không khỏi lại tiếp tục tiêm. Biomycine, Tetracycline 0,01 g/1kgP, Aureomycine cho uống. Ngoài ra, người ta còn dùng Novaciron (914). Ngày thứ nhất dùng 0,9g, ngày thứ 3 dùng 1,8g ngày thứ 5 dùng 2,7g. Cũng có thể dùng Hemosporidin 0,0005g/1kgP, pha thành dung dịch 1% tiêm tĩnh mạch. Dùng các thuốc trợ tim như Caphein benzoat, Gluco, B1, C,...
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X