0962801374

Bệnh sấy thai truyền nhiễm

Bệnh sấy thai truyền nhiễm
1. Đặc điểm mầm bệnh
Là một bệnh truyền nhiễm mãn tính, của nhiều loại thú cưng và người, do Vi khuẩn Brucella gây ra. Mầm bệnh thường gây viêm nhiễm các nội quan, đặc biệt là cơ quan sinh dục. Gây sẫy thai, sát nhau, sỗi bởi vì mầm bệnh gây viêm đường sinh dục. Vi khuẩn Brucella là Vi khuẩn Gram âm, có sức đề kháng cao với kháng sinh gấp mười lần, nó có nhiều tyïpe khác nhau:
Brucella A bortus 9 chủng
Brucella Melitensis 3 chủng
Brucella Suis 4 chủng
Giữa các tyïpe đó giống nhau về hình thái, khác nhau về cấu trúc kháng nguyên. Chủ yếu hiện nay là: các chủng ở trên bò, dê, cừu. Nhiều nhất ở Địa Trung Hải, chủ yếu là ở trên thú cưng. Tất cả các chủng nói chung đều đề kháng yếu. Nhưng nó lại tồn tại lâu trong điều kiện lạnh. Mầm tồn tại trên cơ thể thú cưng. Đối với con non nó tồn tại không lâu. Ở thú cưng trưởng thành cư trú ở tuỷ xương, lách, gan, hạch và không gây triệu chứng gì cả. Đối với những con cái có chửa nó cư trú ở lách, gan, khi có chửa nó ra từ cung và thai. Mầm bệnh luôn luôn được bài xuất ra ngoài nhất là lúc đẻ. Lúc đó trong nước ối, trong bào thai, trong nhau và trong sữa đều có vi khuẩn. 15 ngày sau ki đẻ, hiện tượng bài xuất giảm dần. Vi khuẩn thấm trong đất, trong phân, trong chất độn chuồng. ÅÍ trong tự nhiên người ta phát hiện được 45 loài ve, 42 loài giã thú có xương sống mang mầm bệnh.
1.2. Cách sinh bệnh
Mầm bệnh vào hạch lâm ba rồi vào máu, gây sốt. Đối với những con non không mẫn cảm với bệnh thì bị đẩy ra ngoài theo phân. Con trưởng thành cư trú ở lách, gan, thận. Thú cưng có chửa, Vi khuẩn ra ngay tử cung, tấn công vào bào thai. Từ tĩnh mạch rốn đi vào thai làm cho thai bị hoại tử, có trường hợp làm cho thai yếu, bị đẩy ra ngoài. Lúc đó, Vi khuẩn trở lại cư trú ở chỗ cũ chờ cho có thai lần sau tiếp tục phát triển, đồng thời tiếp tục đẩy thai ra ngoài. Liên tục như thế, nhiều lần người ta gọi là Sẩy thai truyền nhiễm. Trong thực tế hiện nay, bệnh này ngày càng giảm dần, do chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ tốt, đồng thời con mẹ đã có miễn dịch.
2. Triệu chứng
2.1. Bệnh ở con cái
Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm thể hiện rõ nhất là hiện tượng sẩy thai, mẩy sưng đỏ, chảy nhiều nước nhớt, vú căng, xuất hiện sữa đầu, sụp mông. Thai thường sẩy ra sớm, có khi cả bọc. Nếu sẩy muộn thai vẫn ra, nhưng thường là sát nhau, nước âm hộ đục hơn, có mùi, nhau thai thường khó bóc, nát.
2.2. Bệnh ở con đực
Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm thể hiện ở con đực: dương vật sưng đỏ, dịch hoàn sưng to, thượng hoàn viêm, thú cưng sốt, bỏ ăn, thích nằm, sờ vào có phản ứng đau, lúc đầu thì cứng sau teo lại. Tinh dịch giảm, tính đực giảm. Sau đó, xuất hiện triệu chứng viêm khớp, rõ nhất là khớp gối.
2.3. Bệnh ở thú cưng
Sẩy thai truyền nhiễm thú cưng xuất hiện triệu chứng tả chảy, thủy thũng vú, âm đạo chảy nhiều nước nhớt, thú cưng kém ăn, bại liệt chân sau, nổi nhọt dưới da. Có trường hợp queì, giai đoạn này thú cưng thường chết, nếu sẩy muộn có thể sống nhưng yếu ớt.
3. Bệnh tích
Sẩy thai truyền nhiễm trên tất cả các thú cưng đều giống nhau về bệnh tích. Núm nhau hoại từ từng điểm hay toàn phần. Gai thịt dính lại hoặc nát ra, nước ối đục, lẫn mũ, thả vào nước không nổi. Cuống rốn thấm nước nhớt, thai thấm nước nhớt màu hơi vàng. Mổ ra dạ dày và ruột viêm có đám hoại tử nhỏ. Nước dạ dày đục, vàng, lẫn mũ. Gan, lách, hạch bị sưng, có trường hợp hoại tử. Trong tử cung mẹ có nước nhớt lẫn mũ. Vú có hạt hoại tử nhỏ. Con đực có bệnh tích dịch hoàn và tuyến sinh dục phụ, thành ống dày có điểm xuất huyết, có trường hợp thượng hoàn và dịch hoàn có mũ, tổ chức đệm, kẽ tăng sinh, ống sinh tinh bị chèn ép, khi cắt dai. Ngoài ra, còn có bệnh tích ở xương, có nốt hoại tử ở thận, lách của con mẹ.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Sẩy thai truyền nhiễm trên thú cưng sống chú ý triệu chứng viêm khớp, sẩy thai nhiều lần, con đẻ ra yếu, viêm dịch hoàn, thượng hoàn, viêm đầu gối.
4.2. Chẩn đoán vi khuẩn học
Bệnh phẩm là bọc thai, phủ tạng (dạ dày, múi khế, phổi), nước âm hộ, sữa, tinh dịch, mũ ở chỗ viêm khớp. Nhuộm bằng phương pháp nhuộm Koster với dung dịch Xaframin dùng ngay khi pha. Dung dịch Xaframin 3% trong nước 3 giọt. KOH 5,6%, 1,5 lít - rửa - tẩy màu 15 giây với dung dịch H2SO4 0,05% trong nước - rửa. Nhuộm 15 giây ở trong xanh Metylen 3% để khô, vi khuẩn bắt màu đỏ trên nền xanh (có khi đa hình thái khó nhận).
4.3. Bồi dương, tiêm truyền động vật thí nghiệm
Lấy bệnh phẩm Sẩy thai truyền nhiễm, cấy vào môi trường nước thịt, gan có 3% Glycerin và 0,5% Gluco hoặc cấy vào thạch đĩa có gan thêm CO2. Cũng có thể cấy lên trứng gà ấp (màng thai hoặc lòng đỏ). Tiêm bệnh phẩm cho chuột lang 6 tuần thì mổ (sau khi tiêm 3-4 tuần, lấy mẫu kiểm tra, hay lấy máu tĩnh mạch cấy vào môi trường thích hợp).
4.4. Chẩn đoán huyết thanh học
Có thể lấy huyết thanh làm các phản ứng sau
4.4.1. Phản ứng ngưng kết nhanh
Ngưng kết nhanh trên phiến kính (kháng nguyên: Huddleson, kháng thể: máu thú cưng). Kháng nguyên nhỏ trước lên phiến kính, huyết thanh nhỏ sau tỷ lệ 1/50; 1/100; 1/120; 1/1400 trộn đều, hơ trên ngọn lửa đèn cồn hoặc để tủ ấm 370C. Đọc kết quả sau 2 phút, muộn thì 8 phút, phụ thuộc vào độ mất màu trên phiến kính. Toàn phần (++++),é (+++); d (++). Nồng độ 1/100; 1/120 và mức độ ++ coi là dương tính.
4.4.2. Ngưng kết chậm trong ống nghiệm (Wright)
Sẩy thai truyền nhiễm, huyết thanh lấy dùng ngay, pha hiệu giá 1/25, 1/50/ 1/3200. Kháng nguyên Wright pha 1/10 số lượng huyết thanh và kháng nguyên trong ống nghiệm bằng nhau 0,5ml. Có hai ống đối chứng, để tủ ấm370C trong 24 giờ, để ở độ nhiệt trong phòng độ 1 giờ. Căn cứ vào sự mất màu của phản ứng, mức độ ngưng kết d 2 (++) và độ pha loãng huyết thanh từ 1/200 đến 1/400 thì được coi là dương tính. Nhiều tác giả cho rằng, với bệnh Brucellois nên dùng phản ứng ngưng kết, phản ứng bổ thể kết hợp thường cho kết quả cao. Những bò đã tiêm B19 thì khó kiểm tra. Người ta không dùng nước sinh lý để pha môi trường mà dùng NaCl 12%. Ngoài ra, còn dùng nước nhờn âm đạo để chẩn đoán, bởi vì dùng huyết thanh không xác nhận được mức độ trầm trọng. Đồng thời, không xác minh được nơi cư trú của mầm bệnh.
Chú ý: khi lấy không để lẫn máu, lấy sau khi sẩy. Cách lấy: dùng ambun đã khử trùng cho vào âm đạo, qua mỏ vịt để 3-4 phút sau lấy ra làm phản ứng.
4.5. Ngưng kết sữa
Người ta cho 2ml sữa vào ống nghiệm, sữa còn cả bơ, đổ vào 0,1-0,2ml kháng nguyên màu đỏ, lắc lên, để nhiệt độ phòng. Phản ứng dương tính là mở nổi lên màu trắng, rồi chuyển sang đỏ thẩm. Nếu là màu trắng hẳn thì là âm tính.
Nguyên lý: trong sữa có kháng thể khi kết hợp với kháng nguyên nó bám vào mở rồi nổi lên trên mặt.
4.6. Chẩn đoán dị ứng
Tiêm cho động vật thí nghiệm 0,2ml kháng nguyên Brucella vào dưới da sau 24 hay 48 giờ kiểm tra kết quả. Kết quả dương tính là chổ tiêm sưng, xung quanh thuỷ thuîng. Nếu là âm tính thì không sưng.
5. Phòng bệnh
Bệnh kín đáo, ít sẩy hoặc khôn sẩy, nếu thú cưng đã thu được miễn dịch hoặc mầm bệnh trong tự nhiên, hoang thú, bệnh có tính chất nguồn dịch, thì hiệu quả của thuốc điều trị không đáng kể. Vì vậy, tuỳ theo biện pháp kinh tế mà xử lý. Nhưng nói chung, phòng bệnh là biện pháp quan trọng cho người và thú cưng. Vì vậy, phải tự túc giống. Hàng năm kiểm tra bệnh cho người và thú cưng, thú cưng nhập nội, thú cưng nhập ngoại đều phải tiêm phòng. Đối với các sản phẩm như sữa phải tiệt trùng tốt. Phải tiêm phòng Vaccine đối với những cơ sở thường xảy ra bệnh, cách ly những con nghi để chẩn đoán và điều trị.
6. Điều trị
Việc điều trị ít dùng sau khi sẫy mới biết bệnh. Hơn nữa, con lành bệnh còn mang trùng và vi trùng luôn luôn được thải ra ngoài. Nếu đã biết chắc chắn thì nên loại thải. Nêu là điều trị phải tránh tai biến kế phát sau khi sẫy. Tiêm kháng sinh để chống kế phát, thụt rữa âm đạo bằng các loại thuốc sát trùng.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X