0962801374

Bệnh lao

Bệnh lao
1. Đặc điểm mầm bệnh
Bệnh Lao là bệnh truyền nhiễm mãn tính của nhiều loại động vật và người, có đặc điểm gây ra trong phủ tạng những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt Lao
Do nhiều týpe Vi khuẩn thuộc họ Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Các týpe chính là
M.T Humanus ở người
M.T Avium ở chim
M.T Muris ở chuột
M.T Piscium ở cá
Tất cả giống nhau về hình thái, còn tính gây bệnh trên các động vật thì khác nhau. Có lẽ là do sự tiến hoá thích nghi lâu đời của nó. Nó có sức đề kháng bởi vì có vỏ bên ngoài chống được cồn và Acide. Dưới ánh sáng mặt trời mất 2 ngày mới chết. Nước sôi 1000C mất 5-10 phút nó mới chết. Trong đờm thiếu ánh sáng nó sống được 6- 7 tháng. Trong phân gà sâu 40cm sau 4 năm vẫn còn độc lực, các hoá chất diệt nó phải pha đặc. Trên thế giới Lao có nhiều ở thú cưng, nhưng ở vùng ôn đối nhiều hơn. Về phương thức chăn thả làm cho bệnh có giảm đi. Trong tự nhiên mẫn cảm nhất là ở người. Sau đó đến bò, gà, thú cưng. Loại bò mẫn cảm với týpe bò, týpe người, týpe gà. Nếu không được nhiễm tiếp tục thì bệnh đẩy ra. Gà mẫn cảm với týpe gà, týpe bò, týpe người, thú cưng cả ba týpe nhưng mẫn cảm nhất là týpe người. Bệnh Lao không di truyền, trừ trường hợp lao đường sinh dục.
2. Đường xâm nhập
Thông thường, căn bệnh xâm nhập vào cơ thể theo các con đường sau:
Đường hô hấp, mầm bệnh thường xâm nhập vào đường hô hấp qua mũi do khạc, nhổ hay ở trong bụi, phân bay lơ lững mà thú cưng hít phải. Qua đường tiêu hoá, thức ăn, nước uống hoặc bú sữa. Ngoài ra, còn qua núm nhau, qua đường sinh dục.
3. Cách sinh bệnh
Bệnh Lao mới xâm nhập vào gây bệnh tích tại chỗ, các hạch lân cận, sự tác động giữa độc tố với các hạch lân cận. Sự tác động giữa độc tố mầm bệnh vào cơ thể tạo thành các hạt Lao. Thời kỳ phát triển các hạt Lao có khác nhau.
3.2. Thời kỳ hậu nhiễm
Do tái nhiễm hoặc nằm sẵn trong cơ thể mà phát triển lên dẫn đến Lao mãn. Cơ thể nhiễm độc gầy dần và chết.
3.3. Thời kỳ lan rộng
Do cơ thể yếu, mầm bắt đầu lan rộng ra phủ tạng, xuất dính hoặc vỡ các hạt Lao ra, thú cưng gầy rõ rệt, mất trạng thái tối cảm.
4. Triệu chứng
Thú cưng nhiễm bệnh Lao thường là sốt nhẹ, ho kéo dài, sáng giảm, chiều tăng, vật gầy dần, lông dựng, da khô, nhất là những con phải làm việc nhiều, vắt sữa nhiều, biểu hiện các trạng thái sau:
4.1. Lao phổi
 
Bệnh thường hay gặp, lúc đầu thú cưng ho khan, sau ho thành tiếng, ho từng cơn. Khi đuổi chạy hoặc uống nước lạnh vật lại càng ho, thú cưng gầy sút, lông dựng, da khô, khí ho thường có đờm, mũ. Có khi lẫn máu chảy ra ở mồm và mũi thú cưng thở khó, dang chân ra thở.
4.2. Lao hạch
Loại này khá phổ biến nhất là ở hạch phổi. Hạch sưng tạo thành những cục cứng có khi sờ thấy lổm nhổm. Chủ yếu nổi lên dưới hàm, dưới tai, trước vai, hạch vú. Có thể làm thú cưng què, hoặc rối loạn tiêu hoá nếu là lao ruột.
4.3. Lao đường tiêu hoá
Lao phổ biến là ở ruột có trường hợp ở gan, thú cưng ỉa chảy triền miên, gầy dần, chướng håi nhẹ, rối loạn tiêu hoá. Lao ở thú cưng kín đáo hơn, chủ yếu là lao hạch hàm, thú cưng khó nuốt, đau, thường là tạo ra lỗ dò. Đối với chó, mèo ít bị hơn, nhưng chủ yếu là lao da, tạo nên các vết loét trên mặt da. Lao phổi chủ yếu là lao xuất hiện ở phổi, vật ho nhiều. Lao thú cưng: thú cưng gầy, mào tái, kém ăn, gầy dần, cơ ngực bị teo, sản lượng trứng giảm, kiểm tra máu hồng cầu giảm, bạch cầu tăng.
5. Bệnh tích
Bệnh Lao thường biểu hiện ở 3 loại: hạt Lao, khối tăng sinh, đám viên bã đậu.
5.1. Hạt Lao
Tuỳ theo giai đoạn phát triển mà biểu hiện khác nhau. Các hạt này biểu hiện rõ ở phổi, màng treo ruột và hạch. Lúc đầu nhoí cứng gọi là hạt kê, có giới hạn rõ, khó bóc, màu xám hoặc trắng nhạt, xung quanh hạt tổ chức phổi vẫn hoạt động được. Nếu hạt nhiều, khi ta nắm vào phổi giống như nắm vào bao cát, có tiếng lạo xạo. Các hạt lớn dần bằng hạt đậu, hạt ngô, thoái hoá nhân, biến thành bã đậu. Vàng hay trắng đục gọi là hạt vàng. Có thể bị vỡ ra hay tăng sinh, tổ chức bọc lại gọi là hạt xơ. Hạch bị Lao có thể vỡ hoặc Cazein hoá.
5.2. Khối tăng sinh
Các hạt Lao tăng sinh dần bằng hạt dẻ, lớn dần bằng quả ổi, hạt có chiều hướng bã đậu hoá, canxi hoá.
5.3. Đám viêm bã đậu
Đến giai đoạn sau các hạt vỡ ra, biến tổ chức đó thành bã đậu hay thấm dịch, tuỳ theo mức độ nhiễm, có khi trên một cơ quan nhiễm nhiều loài.
6. Chẩn đoán
Hiệu lực chẩn đoán Lao hiện nay chưa thống nhất, nhưng trong thực tế chẩn đoán dị ứng có giá trị nhất. Bởi vì nó sơ bộ cho kết quả và chỉ có nó mới áp dụng vào sản xuất lớn.
Tuy nhiên, chẩn đoán dị ứng thường có sai số. Bởi vậy, sau khi làm chẩn đoán thì phải mổ một số con, nhằm xác định kết quả của phương pháp dị ứng. Sau khi mổ tìm bệnh tích, mầm bệnh. Làm tổ chức học tế bào Lang hay.
Nếu trong ba kết quả dương tính cho phép kết luận. Liều tiêm 0,2ml vào trong da bất kể tuổi.
Vị trí cách cổ cánh trước xương bã vai 10cm. Đo độ dày trước khi tiêm tính bằng mm. Sau 72 giờ đọc kết quả. Kết quả dương tính bằng hiệu số tăng độ dày da ở 72 giờ. Nếu lớn hơn hoặc bằng 3,5mm là dương tính. Từ 2,6mm đến 3,4mm nghi ngờ. Nhỏ hơn hoặc bằng 2,5mm là âm tính. Để giảm bớt sai số, người ta dùng tb: ppda tiêm 0,2ml cùng một lúc với p.pdm tăng độ dày 3,5mm và ppdm-ppda lớn hơn hoặc bằng 1mm mới được coi là dương tính.
 
Giữa Vi khuẩn Lao bò và Vi khuẩn Lao khác, có một số điểm cấu trúc kháng nguyên giống nhau. Bởi vậy, khi tiêm TB mà bò bị bệnh Lao khác vẫn dương tính. Thực tế cho thấy, nếu thú cưng nhiễm Lao khác mà không được bội nhiễm liên tục, thì sau một thời gian vài tháng, Vi khuẩn bị đẩy ra ngoài. Vì vậy, AM lớn hơn 1mm mới chắc chắn. Nếu nghi ngờ 30 đến 45 ngày sau làm lại.
Chú ý: chẩn đoán TB thường có một tỷ lệ sai số nhất định. Nếu thú cưng mất trạng thái thụ cảm, quá gầy yếu thì không có phản ứng. Một số trường hợp giống Lao như: Giun phổi, Sán lá gan cũng có thể cho dương tính. Đối với thú cưng tiêm vào trong da phía sau cổ tai, nếu sưng phù, giữa cơ vòng thường bị xuất huyết. Tiêm vào tích liều 0,1ml, nếu dương tính chỗ tiêm sưng gấp 2-3 lần tích kia. Ngoài ra, còn chẩn đoán lâm sàng, giải phẩu, Vi khuẩn học và tế bào. Lấy bệnh phẩm cấy môi trường có Venstein và Petraguani, đọc kết quả 7, 14, 30, 45, 60 ngày. Nhuộm Zin - Nen - Xơn. Tiêm chuột lang 21 ngày giết tìm Vi khuẩn. Còn 1 con tiêm PPDM và PPPA theo dõi. Lấy bệnh phẩm bảo quản Formol 10% làm phiến đồ tìm Lang han. Ngoài ra còn nhỏ mắt.
7. Phòng bệnh
Đối với thú cưng, việc phòng bệnh và thánh toán bệnh Lao rất công phu, lâu dài. Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khả năng kinh tế và chính sách chăn nuôi ở mỗi nước, mỗi vùng, mà mức độ phòng bệnh có khác nhau:
7.1. Phòng bằng vệ sinh và phát hiện bệnh Lao
Trong công tác phòng chống Lao, ở các nông trường, trạm, trại, những nơi nuôi bò nhiều, đối với bò cái, bò đực thường xuyên kiểm tra bệnh mỗi năm hai lần, các loại khác mỗi năm một lần. Tất cả những con dương tính phải loại thải. Nếu phát hiện nhiều thì tiêu diệt cả đàn. Những con nghi ngờ 45 - 60 ngày sau kiểm tra lại. Thú cưng mới nhập, nhốt riêng 1 tháng theo dõi kiểm tra bệnh. Nếu mẹ có Lao thì chỉ cho bú sữa đầu 1 ngày, sau đó tách nuôi bộ. Thú cưng nhập nội, phải có giấy chứng nhận không có bệnh Lao. Sau khi nhập về phải kiểm tra lại, sữa phải tiệt trùng bằng Pasteur. Kiểm tra để phát hiện Lao ở những động vật khác. Thường xuyên kiểm tra Lao cho công nhân. Tổng tẩy uế vệ sinh chuồng trại như vôi bột 15%, Crêzin
5%, chăm sóc bồi dưỡng thú cưng.
7.2. Bằng Vaccine
Dùng Vaccine B C G (Bacterium Calmelte Guerin 1924), chế bằng trực khuẩn Lao bò, trong môi trường khoai tây, thêm Glicerin, cho giảm độc qua mật bò trong 198 đời, Vi khuẩn mất khả năng gây bệnh trở thành Vaccine. Liều dùng 40ml -100ml, tiêm dưới yếm da bê 15 ngày, hiệu lực 1 đến 1,5 năm. Nhưng hiện nay người ta ít dùng, vì nó trở ngại cho công tác chẩn đoán bệnh.
7.3. Điều trị
Chó, mèo 20-40-50mg/kgP/ ngày chia 2-3 lần
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X