0962801374

Bệnh dịch tả chim cảnh

Bệnh dịch tả chim cảnh
1. Đặc điểm căn bệnh
Dịch tả vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài chim cảnh, do Virus thuộc họ Hec fec gây ra
cho mọi lứa tuổi, rất cảm nhiễm, tỷ lệ chết cao. Đặc điểm Virus gây viêm, xuất huyết da
và các phủ tạng. Thường chết nhanh ở tình trạng bại huyết. Bệnh phát ra nhiều nhất vào mùa
gột vịt. Bệnh phát triển đầu tiên 1923 Hà Lan do Jan sen tìm ra. Bệnh lần lượt được phát hiện
ở một số nước. Nước ta bệnh phát hiện ra từ năm 1963, từ đó tới nay rải rác ở các nơi.
Virus Dịch tả vịt mẫn cảm với Ete, Clorofoc. Nó phát triển tốt trên môi trường phôi thai vịt
10-12 ngày tuổi. Phôi chết sau khi tiêm vài ngày xuất huyết rõ trên mình, phù thũng gan,
lách sưng. Ngoài ra có thể nuôi cấy trên phôi thai ngổng. Virus Dịch tả vịt có sức đề kháng
yếu với nhiệt độ, ở 37oC trong 12 giờ Virus mất khả năng gây bệnh. Dung dịch Glycerine
50% ở 0oC -4oC bảo quản được 3 tháng, ở dạng đông khô giữ được 6 tháng. Các chất sát
trùng như xút 2%, Acide fenic 5% Virus Dịch tả vịt bị tiêu diệt nhanh chóng.
2. Triệu chứng bệnh
Khi nhiễm bệnh hiện tượng lây lan rất nhanh. Vịt sốt, chảy nhiều nước mắt, nước mũi, mũi
và miệng luôn bầm, mắt có cuồng ướt rõ. Vịt không thích bơi, ít kêu, lùa xuống nước không
muốn xuống. Mắt nhắm lại sợ ánh sáng. Hậu môn dính phân màu xanh, nát, lỏng, hầu sựng
vịt gầy sút nhanh, thân nhiệt dưới mức bình thường vịt chết.
3. Bệnh tích
Bệnh Dịch tả chim cảnh xác gầy, mũi miệng bầm, phân bết ở hậu môn. Khi vặt lông thấy toàn bộ da xuất huyết đen thẩm từng nốt đầu đinh gim. Tổ chức liên kết phù thũng, keo nhầy rất nặng.
Toàn bộ ruột từ dạ dày đến hậu môn xuất huyết. Trên có phủ một lớp màng mỏng, bệnh nặng
có vết loét hình tròn. Lách sưng tụ máu, gan, phổi tụ máu, viêm. Bao tim viêm, xoang tim
tích nước màu vàng. Buồng trứng căng phồng, tụ máu hoặc vở, trứng méo mó, xoang bụng
chứa nhiều lòng đỏ do trứng non vở. Màng não viêm xuất huyết. Nếu có Vi khuẩn kế phát thì
viêm ruột tràn lan, ỉa cháy kéo dài, một số cơ quan hoại tử.
4. Chẩn đoán bệnh
4.1 Chẩn đoán phân biệt
Bệnh Tụ huyết trùng chim cảnh cũng gây chết nhiều nhưng dùng kháng sinh dập tắt nhanh chóng.
Bệnh Phó thương hàn vịt, điều trị bằng hợp chất Parazolodon thì bệnh dừng lại.
4.2 Chẩn đoán thí nghiệm
Lấy bệnh phẩm gan, lách, hạch nghiền nát với sinh lý thành huyễn dịch 1/20, xử lý kháng
sinh, tiêm cho 4-5 vịt cảm thụ, trọng lượng 1kg, mỗi con 1ml dưới da. Sau 2-3 ngày vịt sốt,
chảy nước mắt, ỉa chảy, bại liệt. Sáu đến tám ngày chết. Mổ khám thấy bệnh tích xuất
huyết da, niêm mạc, phủ tạng. Lấy huyễn dịch đã pha ở trên tiêm vào phôi vịt 10-12 ngày
tuổi, sau 4-6 ngày thai chết, thấy xuất huyết dưới da, phù thũng rõ, gan hoại tử. Mặt khác có
thể cấy vào môi trường tế bào.
4.3 Chẩn đoán huyết thanh học
Trong phòng thí nghiệm có thể làm phản ứng trung hòa: tiêm huyễn dịch bệnh phẩm nghi
mắc bệnh đã được tiêm phòng bệnh không phát ra, chứng tỏ vịt đã được bảo hộ, còn
vịt đối chứng chưa tiêm phòng, bệnh phát ra giống như Dịch tả vịt thiên nhiên. Trộn huyễn
dịch bệnh phẩm 20% trong nước sinh lý với lượng tương đương kháng huyết thanh dịch tả
vịt đã chế sẵn, để hỗn hợp trong tủ ấm 37oC trong 1-2 giờ. Chọn 5 chim cảnh mỗi con 1kg, tiêm mỗi con 2ml vào dưới da, có thể làm trên 12 phôi vịt ấp tiêm 0,3 ml. Tiêm cho một số con khác,
hoặc phôi thai khác, nhưng không có kháng huyết thanh để làm đối chứng, vịt khỏe theo dõi
2 tuần, thai một tuần. Nếu có Virus trong bệnh phẩm, sẽ chết. Chứng tỏ Virus đã được trung hòa.
5. Phòng bệnh
Phòng bằng Vaccine
Vaccine và nước trứng thu được từ phôi thai đã cấy Virus 12 ngày tuổi, khi tiêm pha loãng
với nước sinh lý thành huyến dịch 1/200 tiêm từ 0,2-1ml vào dưới da. Thời gian 7- 15 ngày
có miễn dịch, miễn dịch kéo dài 1 năm. Vì vậy hàng năm phai tiến hành tiêm phòng thường
xuyên.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X