0962801374

Bệnh nấm phổi thú cưng

Bệnh nấm phổi thú cưng
1. Đặc điểm căn bệnh
Bệnh Nấm phổi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, của thú cưng con. Gây tỷ lệ chết cao. Đặc
trưng của bệnh là hình thành các u Nấm màu vàng xám ở phổi và thành các túi hơi. Bệnh
nấm mốc ở phế quản và túi hơi thú cưng thú y được Meiơ Meyer phát hiện lần đầu tiên năm 1815 ở
Đức. Từ năm 1841 nấm phổi lần lượt được tìm thấy ở các loại thú cưng, loài có vú và người.
Năm 1855 Freusesius nghiên cứu nấm ở cơ quan hô hấp thú cưng và đặt tên cho căn bệnh là
Aspergillosis fumigatus. Từ đó bệnh có tên là Aspergillosis. Hiện nay bệnh có khắp nơi trên
thế giới, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu bệnh này, nhưng trong khi mổ khám
xác chết của nhiều loại thủy cầm, thường xuyên thấy các dấu hiệu mãn tính của bệnh nấm
phổi.
Trong các khối u, sợi Nấm có đường kính 3-4µ, chia nhánh bào tử xếp thành chuổi có kích
thước 2,5-3µ bắt màu tốt với Lactofucsin. Có thể nuôi cấy nấm dễ dàng trên môi trường
thạch Furo, thạch Saburo, thạch Manto, ở nhiệt độ 30oC, khuẩn lạc có dạng đen mịn trắng,
sau chuyển sang vàng sám hay xanh tro. Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh cho thỏ,
chuột lang bằng cách tiêm bào tử Nấm vào tỉnh mạch. U nấm sẽ xuất hiện ở phổi. Nấm có
sức đề kháng lớn với nhiệt độ và hóa chất. Hấp khô ở nhiệt độ 120oC mất 1giờ, đun sôi 5
phút Nấm mới chết. Các hóa chất như Formol 2,5%, Acide salicilic 2,5% mới diệt được
Nấm.
2. Truyền nhiễm học
Trong thiên nhiên tất cả các loại thú cưng, chim đều mắc bệnh, nhưng vịt và ngỗng dể cảm
thụ nhất. Con non cảm thụ bệnh hơn con già, tỷ lệ chết cao hơn, bệnh ở loài thú cưng lớn
thường ở thể mãn tính. Nguồn bệnh nhiễm là từ thức ăn, ổ rơm, máy ấp. Bệnh lây chủ yếu
qua đường hô hấp, thú cưng hít phải sẽ nhiễm bệnh. Bệnh thường phổ biến ở những nơi nuôi
công nghiệp, nuôi tập trung mật độ lớn. Ngoài đường hô hấp có thể lây qua đường tiêu hóa,
qua thức ăn, nước uống. Trong thực tế bệnh Nấm có liên quan trực tiếp với dùng rơm rạ, cỏ
khô độn chuồng. Việc lưu hành của bệnh còn phụ thuộc vào mùa vụ và sức đề kháng của cơ
thể.
3. Triệu chứng
Cơ thể sinh bệnh: sau khi vào niêm mạc đường hô hấp, hoặc tiêu hóa, bào tử nấm theo máu
vào địa điểm ký sinh. Tại đây, bào tử nẩy mầm thành sợi Nấm tăng lên gấp bội, tạo ra các u
Nấm to nhỏ, màu trắng xám ở phổi. Cấu tạo của u Nấm gồm: sợi Nấm và bào tử Nấm, tế bào
khổng lồ, tế bào lâm ba và dịch xuất.
4. Bệnh tích
Bệnh tích điển hình là sự hình thành khối u to nhỏ, màu vàng xám ở phổi. U nấm thường có
ở 2 thể: thể u hạt, thể tràn lan. Thể hạt: khuẩn lạc có giới hạn rõ ràng trên bề mặt của tổ
chức. Thể này thường thấy trong bệnh cấp tính. Thể tràn lan các hạt Nấm không có giới hạn,
mọc khắp ở các tổ chức. Thường thấy ở bệnh mãn tính. Phổi có thể bị viêm phù và tụ máu
đỏ. Niêm mạc khí quản xung huyết, chứa nhiều dịch nhờn, chứa nhiều mủ và Fibrin. Ngoài
ra còn có bệnh tích Nấm ở gan, lách, cơ tim. Trong tim bệnh nấm thường xuất hiện ở nội
tạng. Ngoài ra bệnh Nấm còn phát triển ở phúc mạc. Niêm mạc dạ dày và ruột viêm đỏ.
5. Chẩn đoán bệnh
5.1 Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt với bệnh Thương hàn gà. Viêm phế quản truyền nhiễm, Lao gà. Bệnh Thương hàn
gà có những nốt trắng ở phổi gần giống như nấm phổi, nhưng đó là điểm hoại tử.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, thì phế quản viêm nặng và không có bệnh tích ở các cơ
quan khác.
Bệnh Lao, nốt Lao bên trong bị đậu hóa hoặc canxi hóa và sâu vào trong các tổ chức gan,
lách, ruột, tủy xương.
5.2 Chẩn đoán thí nghiệm
Phết kính bệnh tích hạt nấm hay dịch xuất của phổi, phủ tạng. Nhuộm Lactofucsin để tìm sợi
nấm. Cũng từ bệnh phẩm có thể nuôi cấy phân lập căn bệnh trên môi trường, hoặc trên động
vật thí nghiệm.
6. Phòng trị
Công tác vệ sinh chuồng trại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phòng bệnh Nấm. Vì
vậy không nên tích trữ thức ăn quá lâu, hoặc rơm rạ quá ẩm trong chuồng, phải thường xuyên
thay đổi chất độn chuồng, giữ cho nền chuồng khô ráo, thoáng mát. Không ấp trứng từ lò ấp,
hoặc trứng đã nhiễm Nấm. Có thể thực hiện bằng cách 1m vuông nền xông 40ml Formol duy
trì trong 24 giờ. Việc duy trì sức đề kháng cho thú cưng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy trong
khẩu phần thức ăn có thể bổ sung Vitamine A, B, C.. có thể dùng các hóa chất điều trị như,
dung dịch diệt Nấm Iode-kali 0,8% cho uống hoặc Flavofungin, Fungixiline hòa với nước
theo tỷ lệ 350.000-425.000 trong 1lít, phun dưới dạng khí dung. Mỗi ngày cho thú cưng hít
thở 6 phút, hoặc dùng kháng sinh Micostatin, hoặc Tricomicine hoặc Penicilline, Biomicine,
Tetramincine có tác dụng diệt nấm.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X