0962801374

Bào chế chỉ dùng lửa

Bào chế chỉ dùng lửa
1. Sao (hoả chế)
Phương pháp này hay gặp trong bào chế dược liệu. Đây là cách dùng sức lửa
trực tiếp hay gián tiếp để xử lý dược liệu. Mục đích của việc sao dược liệu.
- Làm khô dược liệu để nghiên cứu hay bảo quản. Có một số dược liệu phơi khô
rồi mới sao, hoặc trong quá trình bảo quản bị mốc đa sao lại; Số khác sao ngay từ
khi cấy còn tươi. Trong quá trình sao, dược liệu tiếp xúc trực tiếp với sức nóng khô,
kết hợp với quá trình đảo liên tục, dược liệu nhanh đạt đến độ ẩm quy định.
- Làm thuốc có mùi thơm, giảm bớt mùi vị khó chịu, đa số dược liệu khi sao lên,
đều có mùi thơm, màu vàng đen, nhất là các loại hạt: y dì, thảo quyết minh. Mùi
thơm của dược liệu khi sao là do sự bay hơi của một số tình dầu hay một số chất
thơm được hình thành trong quá trình sao.
- Tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và men để ổn định dược liệu. Với nhiệt độ
80-1200C đa số vi khuẩn, nấm, mốc đều bị diệt.
- Sao để thay đổi tác dụng của thuốc ví như: thảo quyết minh, hạt ba đậu.
Dụng cụ sao: Dùng chảo gang hay nồi đất dầy để sao dược liệu là tốt nhất. Mức
độ truyền nhiệt của các dụng cụ này tương đối ổn định, nhiệt độ rang từ từ và giữ
sức nóng lâu.
Kỹ thuật sao dược liệu là kỹ thuật điều khiển nhiệt độ và thời gian. Tuỳ mục
đích chữa bệnh để sử lý dược liệu ở các nhiệt độ khác nhau theo những phương pháp
sao hay gặp sau đây:
Sao trực tiếp
* Sao qua (vi sao) là phương pháp xử lý dược liệu ở nhiệt độ thấp (50-600C),
chủ yếu làm khô và thơm dược liệu. Phương pháp này thường áp dụng cho dược liệu
có cấu tạo mong manh đễ làm khô, dễ cháy (hoa, lá, dâu ngô) và các dược liệu có
hoạt chất không chịu được nhiệt độ cao - tinh dầu.
Cách sao: Để khống chế nhiệt độ, người ta đốt chảo nóng già rồi tắt lửa cho dược
liệu vào đảo nhẹ cho đến khi dược liệu trên chảo nóng đều và khô. Hay cũng có thể
cho dược liệu vào chảo đun nhỏ lửa đến lúc dược liệu trong chảo nóng đều rồi khô.
Ví dụ sao râu ngô, kinh giới, búp chè.
* Sao vàng (hoàng sao) là phương pháp hay gặp nhất để dược liệu có mùi thơm,
khô, đồng thời cũng để diệt men và chuyển màu dược liệu.
Kỹ thuật sao: Sử lý dược liệu ở nhiệt độ 1000C. Mặt ngoài dược liệu khô vàng,
sức nóng đều, thấm sâu vào trong dược liệu, lượng nước thoát ra, nhưng không làm
biến đổi mẩu ở bên trong.
Cách làm: Đốt chảo nóng khoảng 60-700C bỏ dược liệu vào, đun lửa nhỏ, thời
gian đun kéo dài, đảo chậm đến khi dược liệu có màu vàng, mùi thơm. Ví dụ: sao
bạch thược, thảo quyết minh... Trong nhiều trường hợp, người ta còn sao vàng hạ
thỏ để lập lại cân bằng âm dương trong các vị thuốc khi trị bệnh mạn tính, bệnh
ghép. cách làm: khi dược liệu đã vàng đem đổ hay úp chảo dược liệu xuống đất đậy
kín lại đến khi nguội. Cách sao này có giá trị điều hoà tác dụng dược lý của vị thuốc.
* Sao thâm (thấm hoàng sao): Ngoài các mục đích như sao vàng, sao thâm còn
làm tăng thêm tác dụng kích thích tiến hoá của vị thuốc. Kỹ thuật sao cũng nh hoàng
sao nhưng ở nhiệt độ cao hơn và thời gian lâu hơn. Cuối thời gian sao, ta đảo nhanh
hơn cho đến lúc dược liệu có màu vàng thâm như cánh gián: sao bạch truật, sao trà...
* Sao tồn tính (hắc sao): Mục đích của phương pháp này nhằm thay đổi tính
năng của thuốc, làm tăng thêm tác dụng cầm máu của thuốc. Sao ở 1200C cho đến
lúc dược liệu cháy khoảng 70%, nhưng bẻ bên trong vẫn còn màu vàng, dược liệu
vẫn cha mất hết tính năng.
Cách sao: Đốt chảo nóng già sau đó cho thuốc vào đảo liên tục đến khi bốc
khói, tiếp tục đảo nhanh làm cho dược liệu cháy đều. Khi dược liệu có mầu đen, bắc
chảo ra, đậy vung cho dược liệu tiếp tục cháy ầm ỉ một lúc nữa. Ví nh sao kinh giơí,
đỗ trọng, ngãi cứu.
* Sao cháy (sao than): Cũng tiến hành như trên nhưng khống chế ở nhiệt độ cao
hơn, thời gian lâu hơn, để thuốc cháy đến 80%. Mục đích của phương pháp này làm
cho dược liệu chỉ còn tác dụng cầm máu và giải độc. Ví nh sao trắc bách diệp bồ
hoàng thán.
2. Nung (đoàn)
Cho vị thuốc trực tiếp vào nồi đất, chảo gang để nung, đốt. Cách này hay dùng
chế viến các vị thuốc là khoáng vật, vỏ sò, vỏ hà, lô cam thạch (chính là ZnCO3 có lẫn
chì, sắt, crôm, magie, cadmi...).Đốt, nung để loại bỏ các chất lẫn trong vị thuốc.
3. Vùi hay lùi
Bọc vị thuốc trong giấy ẩm hay hồ tinh bột rồi vùi vào tro nóng hay lửa nhẹ cho
tới khi giấy cháy đen hay bột khô, chờ nguội bóc bỏ lớp ngoài để dùng. Phương pháp
này nhằm lấy bớt hay loại bỏ các chất dầu có trong vị thuốc như chế nhục đậu khấu.
4.Tẩm sao (trích)
Cách sao này nhằm mục đích điều khiển tác dụng dược lý của vị thuốc, dẫn
thuốc vào cơ quan và bộ phận mong muốn trong cơ thể (dẫn thuốc qui kinh). Dược
liệu sau khi đã thái phiến làm khô, được tẩm với 5-20% chất lỏng cần tẩm, tiếp tục ủ
một thời gian cho dược liệu thấm gấm đều dung dịch cầm tẩm rồi sao vàng. Hay
cũng có thể sau khi đã làm nóng dược liệu, người ta phun đều chất lỏng cần tẩm, rồi
tiếp tục sao vàng. Tuy từng trường hợp cụ thể mà sao tẩm với chất lỏng sau
* Tẩm rượu sao: rượu làm giảm tinh lạnh và tăng khả năng phát tán của
thuốc. Sau khi uống, thuốc sẽ đi từ các cơ quan bên trong ra ngoài, từ phía dưới lên
phía trên cơ thể: sao hoàng liên, hoàng bá...
*Tẩm giấm sao: giấm có vị chua, tinh ôn tác dụng vào can kinh. Thuốc tẩm
giấm có tác dụng dẫn thuốc vào gan, giảm đau và bớt mùi tanh nên dễ dùng.
*.Tẩm muối sao: sẽ tăng khả năng dẫn thuốc vào thận, đồng thời có tác dụng
diều vị, làm săn, se niêm mạc.
Ngoài ra còn dùng các chất lỏng khác: nước gừng, nước gạo, nước tiểu đồng
(trẻ em)... Đa số chúng đều là dung môi hoà tan của hoạt chất nên có ảnh hưởng đến
độ hoà tan của hoạt chất trong vị thuốc.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X