0962801374

Thuốc chữa ho và long đờm

Thuốc chữa ho và long đờm
Nhắc lại một số khái niệm bệnh lý
Ho là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây nên: viêm họng, viêm khí quản,
viêm phế quả phổi, viêm phổi… Nó là triệu chứng điển hình của các bệnh về đường
hô hấp. Các vị thuốc chữa ho ở Chương lại không phải là thuốc chữa can nguyên mà
là thuốc chữa triệu chứng.
Ho là phản ứng của cơ thể để đáp ứng lai các kích thích
Ngoại kích thích: là những vật lạ bị rơi vào đường hô hấp. Ruồi, muỗi, hay gia
súc bị sặc thuốc, sặc thức ăn và sặc nước.
Nội kích thích: Dịch tỷ viêm tích lại quá nhiều ở đường hô hấp, gây nên triệu
chứng khó thở cho thú cưng.
Các trường hợp này đều phản kích thích cho thú cưng ho để tống vật lạ và dịch
viêm (đờm) ra ngoài làm cho vật thở sâu và dễ thở hơn.
Ho là một quá trình phản xạ để bảo vệ cơ thể. Mới đầu ho có lợi: sau ho nhiều,
ho lâu, lại là những biểu hiện bệnh lý không có lợi mà rất có hại cho thú cưng. Do vậy
ta phải tìm thuốc để chữa ho cho thú cưng.
Các thuốc ho có thể có tác dụng vào cơ thể bằng 2 mặt với 2 loại thuốc khác
nhau:
- Thuốc có tác dụng ức chế trung khu điều tiết ho: Amigdalin có trong hạt mơ,
mận, đào.
Thuốc ,làm tiêu tan hay long các vật kích thích tồn tại ở niêm mạc đường hô
hấp ra ngoài. Do vậy mà giảm được ho: codein của thuốc phiện, antagic
của bông mã đề, cây cao thảo, viễn chi… Với các loại thuốc này cần có tên khác là
thuốc long đờm. Thuốc long đờm được chia làm mấy loại sau:
- Loại kích thích làm long đờm
- Loại dung giải đờm
- Loại ức chế phân tiết
Trường hợp dịch rỉ viêm có nhiều quá trong nhánh khí quản, khó bài tiết ra
ngoài, ta phải sử dụng thuốc giải đờm. Ngược lại nên dịch phân tiết nhiều, lỏng ta
phải dùng thuốc ức chế sự phân tiết.
Mục đích của việc dùng thuốc long đờm: Làm cho thú cưng giảm ho, thở dễ hơn,
thở sâu hơn và dài hơn.
 
Quả hạt mơ - khổ hạnh nhân
1. Nguồn gốc
Khổ hạnh nhân là hạt phơi khô của quả cây mơ fructus armeniaceae. I… thuộc
họ hoa hồng Rosacnene.
Cây mơ mọc khá phổ biến ở nước ta. Có nhiều ở chita hương, Thanh Hoá, Lạng
Sơn… nhân dân tròng để ăn quả và làm thuốc.
Trong thú y dùng vị thuốc lấy từ cây mơ:
Hạt mơ (khổ hạnh nhằm): Semen Armeniaceae.
- Lá mơ: Foliam Armeniaceae.
Ngoài ra, nhân dân còn dùng quả mơ thu và khoảng tháng 3- 4 khi quả gắn
chín để chế bạch mai và ô mai.
2. Chế biến:
- Chế ô mai, bạch mai: ngâm, ướp muối cho khô dịch quả.
- Chế khổ hạnh nhân: Hạt mơ dập dập, bỏ vỏ cứng, nhúng vào nước sôi, loại
nốp lớp vỏ lụa đi, lấy toàn bộ nhân dùng chữa bệnh.
3. Thành phần hoá học:
Trong hạt mơ có tới 35 - 40% dầu ( dâu hạnh nhân). Hoạt chất của dầu hạnh
nhân: là Amygdalin chiếm khoảng 3%. Amygdalm là một gluczit, dạng tinh khiết ở
thể kết tinh mầu trắng để tan trong nước, trong rượu etylic. Chính Amigdalinkhông có
tác dụng chữa bệnh mà phải qua quá trình thuỷ phân (trong khi đa, sắc ngâm hay
ngâm trong rượu) Amigdalin bị thuỷ phân mới có tác dụng chữa bệnh. Coa nhiều men
(cũng tồn tại ngay trong hạt mơ ) đã tham gia vào quyết định thuỷ phân Amygdalin.
Quá trình thuỷ phân diễn ra như sau:
Hình
4. Cơ chế tác dụng:
Chỉ có andehybenzoic và A. cyanhydric mới có tác dụng chữa ho. Quá trình
thuỷ phân Amigdalin được bat dẫn từ khi tacs, hay ngâm trong rượu.
4.1. Aldehydbenzioc khi được hấp thu vào cơ thể, nó có tác dụng:
+ Với trung khu ho: Nó ức chế trung khu thân kinh điều tiết ho vì vậy giảm ho.
+ Với niêm mạc đường hô hấp: Kích thích niêm mạc đường hô hấp tiết dịch để
dung giải đờm và dịu niêm mạc do đó con vật giảm ho.
4.2. Với Axit cyanhydric: Thực tế rất độc với thú cưng. Nó được phân giải một cách
từ từ, liều vừa phải, sẽ ức chế thần kinh trung ương, do đó ức chế luôn khi ho. Liều
quá cao, có thể gây liệt trung khu hô hấp và gây Methenoglobin, con vật chết do ngạt
thở.
5. Ứng dụng
- Dùng chữa ho
- Điều trị vết thương nhiễm trùng, vết thương có dòi.
6. Liều uống
- Chó  10 gr
- Mèo 4 gr
Trong thịt quả mơ có chừng 2,5% axit, trong đó chủ yếu là axit xitric, axit
tactric.
- 2,7% đường chủ yếu đường Saccaroza
- Một ít dextrin
- Quexetin và izoquexetin
Vitamin C, B15 với tỷ lệ khá cao. Nó có tác dụng kích thích quá trình chuyển
hoá oxy trong tế bào, làm tế bào nhanh hồi phục và cơ thể châm già.
Vitamin B15 là este của axit gluconic và dimetyl glyxin. Có tác dụng với các
bệnh về tim phổi: Nhồi máu cơ tim, tràn khí phổi, vỡ động mạch.
Một chất khác có tác dụng với vi trùng lao Micobacterium tuberculosis. Chất
này có liên quan trực tiếp đến sự có mặt của axit và malic
 
Đào
Cây đào cho ta 2 vị thuốc:
Nhân hạt đào (đào nhân) Semen persica
Lá đào (nước cất lá đào) Aqua persica
1. Mô tả cây, phân bố, thu hái
Cây đào là cây nhỏ, cao 3 - 4m, da thân nhẵn hay có nhựa chảy ra (nhựa
đào), lá đơn, mọc so le, khi vỏ có mùi hạnh nhân
Hoa có trước lá, màu tím, hồng nhạt
Quả hạch, hình cầu, đầu nhọn có 1 ngăn lõm và, chạy dọc theo quả. Vỏ
quả có lông mịn khi chín có đốm đỏ.
Cây mọc ở khắp nơi: Ba T, Liên Xô, Trung Quốc, Lào. Tại Việt Nam cây
mọc cả ở rừng núi và đồng bằng. Lấy hạt vào tháng 7 phơi khô.
2. Thành phần hoá học
Hạt đào: 50% đầu
3,5% amygdalinn và men emunsin, colin và axetylcolin
Lá đào: Amygdalin, Axit tanic, Enmarin.
3. Tác dụng
- Làm thuốc chữa ho nh hạt mơ
- Lá đào trị ghẻ lở, ngứa cho thú cưng
- Hoa đào dùng làm thuộc thông tiểu tiện và tẩy, chữa phù nề, bí đại tiện.
4. Liều dùng:
Chó 4 gr
Mèo 2 gr
 
Phối hợp với Đại hoàng
Cam thảo
Phác tiêu
Quế chi
Chữa bàng quang tích máu.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X