Trên thực tế, có một số dược liệu dùng tươi mới tốt, ví dụ: mần tới chữa mạt gà.
Ngược lại, có những vị thuốc chỉ dùng khô, không những thế, lại đòi hỏi để càng lâu
năm tác dụng càng tốt như trần bì. Nói chung dược liệu tươi chỉ giải quyết yêu cầu
trong một phạm vi nhỏ, khi bệnh xẩy ra đúng mùa có cây thuốc phát triển, hay chỉ
để cất tinh dầu, chế cồn thuốc tươi. Trong thực tế lâm sàng không phải lúc nào cũng
sẵn cây tươi, nhất là khi mùa đông lạnh, cây cối tàn lụi. Vậy để chủ động nguồn
thuốc trong điều trị và sản xuất, nhất thiết phải tìm cách dùng dược liệu khô.
Khi cây sống có sự cân bằng giữa các quá trình chuyển hoá, dẫn đến tổng hợp,
biến đổi và tổng hợp các thành phần hứu cơ trong tế bào bình thường. Cây không có
sự phân huỷ gây mất hoạt chất. Khi cây bị cắt ra sẽ héo nhanh do việc mất nước. Sự
mất nước xảy ra nhanh hay chậm tuỳ theo các bộ phận của duợc liệu, tuỳ theo nhiệt
độ và độ ẩm của không khí. Sự thuỷ phân hoạt chất do men vẫn tiếp tục xảy ra nếu ở
cây còn luợng nước trên 15%. Khi đó các quá trình thuỷ phân, oxy hoá, rexemnic
hoá có thể làm hỏng các hoạt chất của cây.
Ngày nay người ta đã công nhận các phản ứng này có thể xảy ra trong cùng một
số tế bào. Các men phân giải hoạt chất đặc biệt có trong cây nhưng được khu trú ở các
điển khác nhau. Một số tồn tại dưới dạng kết hợp với phức lipo – proteid của ty thể.
Sự phá huỷ hoạt chất của dược liệu xảy ra tỷ lệ thuận với việc phân huỷ phức lipo -
protein của men trong ty lạp thể. Nhiều hoạt chất hoà tan trong túi không bào
(Heterozit, muối ancaloit, tanin, sắc tố flavonozit) đều bị phân huỷ.
Thông thường người ta giảm tỷ lệ nước để cho các phản ứng lên men không xảy ra
được, đồng thời cũng để cản trở sự sinh sản của các vi khuẩn, nầm mốc.
Làm tốt công tác này mới giữ được hoạt chất thuốc như lúc cây còn tươi. Thường khi
làm khô dược liệu, tỷ lệ hoạt chất giảm đi do bay hơi hay kết hợp với oxy thành nhựa
cây. Ví dụ dưới tác dụng của men oxydaza đặc biệt, các andehyt trong ống bài tiết bị
oxy của không khí hoặc oxy trong bản thân andehyt để thành axit nhựa, chất
chlorophin bị oxy hoá cũng trở thành kém tan hơn. Song không phải lúc nào cũng
đúng như thế.
Việc làm khô dược liệu nhằm các mục đích sau:
- Chủ động nguồn thuốc trong điều trị
- Dễ bảo quản, dễ vận chuyển, hay chế biến sang các dạng khác