0962801374

Phòng tuyến bảo vệ .- Hàng rào cơ giới-vật lý hóa học

Phòng tuyến bảo vệ .- Hàng rào cơ giới-vật lý hóa học
Đây là phòng tuyến đầu tiên ngăn chặn các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập vaò cơ thể là hàng rào vật lý, hóa học, víinh vật, được gọi là phòng tuyến bảo vệ không đặc hiệu. Da không nhữn là bức thành cơ giới đối với sự xâm nhập của vi khuẩn, mà da có khả năng tiết ra một số cơ chất tiêu diệt vi khuẩn.
Da có nhiều chức năng:
-Đảm bảo sự liên hệ của cơ thể với bên ngoài
-Giữ cho cơ quan bộ phận bên trong trước các tác động bên ngoài
-Tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt
-Tham gia hô hấp, bài tiết
-Tham gia quá trình ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn
-Da có khả năng sinh miễn dịch đặc hiệu
Da: gồm hai phần chính. Lớp ngoài cùng mỏng còn gọi là biểu bì, chứa các tế bào biểu mô, lớp trong là bì chứa các tế bào mô liên kết. Các tế bào biểu mô sắp xếp ken chặt tạo thành hàng rào ngăn chắnự xâm nhập của vi khuẩn. Trên mặt biểu bì có lớp hóa sừng -keratin không tan trong nước không cho nước thấm qua. Chính vì vậy mà vi sinh vật không phân giải được keratin và không theo nước xâm nhập vào cơ thể đrr gây bệnh.
-Niêm mạc: khác với da bao phủ mặt ngoài, niêm mạc bao phủ mặt trong của nhiều cơ quan nội quan, như ống tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu. Niêm mạc được cấu tạo lớp biểu mô bề mặt và lớp mô liên kết kế theo. Chất nhầy do tế bào biểu mô tiết ra là cái bẩy bắt giữ vsv không cho chúng xâm nhập vào bên trong. Đường hô hấp niêm mạc và hệ thống nhung mao luôn giao động với bước sóng 20microm theo một hướng để hất các vật lạ và vsv gây bệnh ra ngoài. Với các phản ứng như hắt hơi, ho cũng là phản xạ đẩy vật lạ và vsv gây bệnh ra ngoài. Tế bào niêm mạc là tế bào sống nên một số virut gây bệnh có thể sống và nhân lênđược, đặc
biệt như virrut cúm.
-Dịch thể: Một số mô của cơ thể tiết ra dịch thể rữa trôi các chất bám và các vsv gây bệnh. Ví dụ vsv không thể bám lâu vào xoang miệng vì bị nước bọt rữa trôi, nước tiểu về mặt cơ bản là vô trùng cũng cuốn trôi các vsv bám trên đường tiết niệu...
-Dịch mật kìm hảm sự phát triển chủa nhiều vi khuẩn
-Gan lách thận là một khí quan đắc lực chống sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh
-Hệ lâm ba: Bao gồm các cơ quan miễn dịch trung ương, mầm bệnh sau khi xâm nhập qua da thì gặp hạch lâm ba, là một phòng tuyến bảo vệ cơ thể.
Hàng rào VSV.
Vi sinh vật cộng sinh: Mặc dù bề mặt của cơ thể được bảo vệ song một số vi khuẩn vẩn xâm nhập vào cơ thể và sống trên đó. một số sống trong cơ thể chúng không gay hại cơ thể mà còn tham gia bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Ở cơ thể động vật trung bình, tổng các tế bào cơ thể khoảng 1013, thì sô tế bào vsv sống cộng sinh lên tới 1014 tế bào. Khu hệ vsv sống cộng sinh tiết ra chất biotin, riboflavin, vitamin cung cấp cho cơ thể. Trong thú y, cũng như trong y học khi nuôi những động vật vô trùng (Germ-free animal) luôn phải cung cấp vitamin K vì trong đường tiêu hó không có vsv để tổng hợp vitamin này.
Khu hệ vsv sống trong cơ thể tạo thành một hệ cân bằng. Nếu trạng thái cân bằng này bị phávỡ thì vi sinh vật có thể gây bệnh cho cơ thể.
 
Trong thực tế việc sử dụng kháng sinh không hợp lý không những không tiêu diệt vi khuẩn có hại mà kháng sinh tiêu diệt vsv có lợi do vậy khả năng mắc bệnh của cơ thể lên cao.
-Hóa học: các vsv lọt qua hàng rào vật lý thì lại vấp phải hàng rào hóa học. Dịch tiết của cơ thể dùng để rửa các mô, máu và dịch lympho đều chứa các nhân tố hóa học có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn.
Đô axit: pH ngăn cản sự sinh trưởng của vi khuẩn. tuyến mỡ tiết ra chất nhầy giữ cho do và long không bị khôcứng.VSV phân giải lipit thành axit béo làm tăng độ axit cũng ngăn trở và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Dịch vị dạ dày, chứa HCL ngoài việc hoạt hóa enzym còn có tác dụng ngăn trở vi sinh vật gây hại cho cơ thể
- Inteferon: là một nhóm glycoprotein cảm ứng do các tế bào cơ hể sinh ra để đáp ứng lại sự nhiễm virut và vi khuẩn khác, không cho chúng nhân lên trong tế bào chủ. Ngoài vai trò bảo vệ, Inteferon có tác dụng như một chất điều hòa mạng lưới bảo vệ chống lại nhiểm trùng và nhân lên của các tế bào ác tính. Do tầm quan trọng của inteferon trong việc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và tế bào ung thư, trong thực tế chúng được sản xuất bằng con đường hóa học thành những thuốc chữa bệnh. Hiện nay bằng công nghệ di truyền, sinh học phân tử người ta đã gép gen mã hóa tổng hợp inteferon vào nhiễm sắc thể của E.coli, sau đó nhân lên trong nồi lên men. Bằng cachs này người ta thu được số lượng lớn inteferon giá thành lại hạ.
- Bổ thể: ngoài inteferon, trong máu còn chứa một glycoprotein khác đống vai trò trong việc loại trừ vi khuẩn, đó là bổ thể. Hoạt động của bổ thể gây tổn thương thành tế bào sau đó làm tan tế bào vi khuẩn, đồng thời tăng cường hiện tượng thực bào.
 
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X