0962801374

Tác động của vi khuẩn virus lên cơ thể động vật

Tác động của vi khuẩn virus lên cơ thể động vật
Quá trình truyền lây là một quá trình xâm nhập độc tố của vi khuẩn vào cơ thể động vật, cơ thể nhiễm độc- intocxination. Độc tố của vi khuẩn có hai loại (tocxin):
-Loại độc tố do quá trình sống của vi khuẩn tiết ra ngoài,người ta gọi là ngoại độc tố (Exotocxin). Ví dụ: độc tố uốn ván,độc tố của vi khuẩn Butulizm và một số độc tố của nhóm vi khuẩn kị khí, các độc tố của bọn này tác động lên nhiều cơ quan tổ chức của cơ thể. Trả lời lại kích thích của loại độc tố này cơ thể sản sinh ra kháng độc tố (Antitocxin) Loại ngoại độc tố này không có khả năng chịu nhiệt, với nhiệt độ 600C sau 20 phút thì độc tố hoàn toàn bị phân hủy. Đây là loại độc tố có bản chất protein, do vậy rất dễ bị phân hủy bởi các enzym. Dưới tác dụng của Phormalin và nhiệt độc tố này chuyển hành kháng độc tố. Ứng dụng vấn đề này người ta đã bào chế vacxin
-Loại độc tố mà liên quan chặt chẻ với tế bào vi khuẩn, một khi tế bào đó phân hủy thì có xuất hiện độc tố độc tố này gọi là nội độc tố (intotocxin). Loại độc tố này, tính độc lực thấp hơn, so với ngoại độc tố thì loại độc tố này có tác dụng lên cơ thể yếu hơn. Nội độc tố có khả năng chịu nhiệt. Với nhiệt độ 80-1000C có thể bảo tồn trong hàng giờ, không chịu tác động của các enzym phân giải protein, bởi vậy đa số chúng thuộc nhóm photpholipid, polychacarit-polypeptit. Trả lời lại tác động của độc tố này cơ thể sản sinh ra các chất như: Bactelizin, agglutin, opxin. Hiện nay,người ta xem độc tố vi khuẩn như là những " enzym độc", có khả năng ngăn cản các quá trình trao đổi chất và quá trình sống của mô bào tổ chức cơ thể. Còn độc lực của virut là những cơ chất bền với nhiệt, trung hòa với huyết thanh miễn dịch. Chúng làm rối loạn quá trình trao đổi chất, làm thây đổi nồng độ của adrenalin và axit ascobinic (vitaminC). Độc lực của vi khuẩn là khả năng sinh ra độc tố, khả năng đó được gọi là khả năng tấn công (aggresion). Chất tấn công hay khả năng tấn công của mỗi loạivi khuẩn khác nhau thì khác nhau. Chất Aggresion này hoàn toàn không độc hại với bản thân chúng. Môi trường hoạt động và thành phần hóa học của aggresion cần tiếp tục được làm sáng tỏ. Để chống lại sự tấn công của aggresion cơ thể sản sinh ra chất gọi là chất phản kháng (antiaggresion)
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X