0962801374

Nghiên Cứu Vaccine Gumboro trên gà

Nghiên Cứu Vaccine Gumboro trên gà
        Để phát triển kinh tế nâng cao nguồn thu nhập, từ bao đời nay, người dân đã bếit kết hợp trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong hơn 10 năm qua, ngành chăn nuôi của nước ta là một lĩnh vực được nhiều đầu tư và phát triển. Đặc biệt từ năm 2000, được sự hỗ trợ của Chính phủ từ chương trình giống cây trồng, vật nuôi, diện mạo ngành nông nghiệp đã thay đổi một bước rõ rệt. Sau hai năm, một lượng lớn giống lúa chất lượng, giống ngô lai, giống cây ăn quả, giống bông, thuốc lá, lợn nạc, vịt ngan, bò sữa, gà chăn thả... được bổ sung vào Việt Nam. Với nguồn giống này, người nông dân  đang và sẽ được cung ứng hàng triệu con gia cầm chất lượng tốt. Và việc phát triển mạng lưới sản xuất và nhân giống thương phẩm đang được triển khai mạnh ở các địa phương. Từ đó thu hút nguồn nhân lực lao động lớn và tạo thu nhập cho người dân. Trong dự án phát triển chăn nuôi gia cầm ở nước ta, chăn nuôi gà công nghiệp đang phát triển rất mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt, trứng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho nhập nhiều giống gà cao sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam như gà ISA, gà AA, Hyline, Tam Hoàng, Kabir, Sasso, ... 
        Thời gian gần đây, nhu cầu thịt gà Ri được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng. Nhiều gia đình đã tổ chức chăn nuôi gà Ri theo hướng công nghiệp với quy mô từ 100 đến 1000 con. Hiện nay, cả nước có trên 180 triệu gà công nghiệp là nguồn thu nhập không nhỏ của người chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi gà công nghiệp thường bị đe doạ bởi những bệnh dịch khá phổ biến như bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng E. Coli, bệnh Newcastle, bệnh cầu trùng... Hiện nay, trong 10 nhóm bệnh gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gà, bệnh Gumboro xếp đầu bảng, chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 56,70%, còn bệnh được xếp thứ 2 là bệnh hen gà chỉ chiếm 28,01%.
 - Phỏng vấn GS. BS. TSKH. VS. Đái Duy Ban - người sáng lập Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET – Nguồn gốc phát sinh của bệnh Gumboro 
         Bệnh Gumboro còn gọi là bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh là virus ARN thuộc họ Birnaviridae. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1981, sau đó bệnh xảy ra dữ dội cả trong Nam, ngoài Bắc. Nguyên nhân dẫn đến có bệnh Gumboro ở Việt Nam là do chúng ta nhập con giống có mang sẵn mầm bệnh. Nhiều cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp do dịch bệnh Gumboro làm cho gà ốm chết và gây thiệt hại lớn về kinh tế, nhiều nơi phải đóng cửa. Bệnh này thường xảy ra cấp tính ở gia cầm non, nhất là gà 3-4 tuần tuổi. Khả năng lây truyền nhanh tỷ lệ gà bị bệnh tới 100%. Gà lớn, gà sinh sản nhiễm bệnh thường ở thể mang trùng. Virus cường độc Gumboro tấn công vào các cơ quan có  thẩm quyền miễn dịch phá huỷ các tế bào và đại thực bào gây hiện tượng suy giảm miễn dịch ở gà. Tác hại của virus Gumboro đối với gà không chỉ đơn thuần gây bệnh lý cho những cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn mà còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch, từ đó mở đường cho các mầm bệnh khác dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gà. Do đó khi gà mắc bệnh Gumboro thường đồng thời bị mắc nhiều bệnh khác nữa. Như vậy, trong một đàn gà nuôi, nếu bị bệnh Gumboro trước thì  thiệt hại về bệnh rất lớn. Có thể nói, Việt Nam là một trong những nước mà ngành chăn nuôi gà phải chịu ảnh hưởng lớn do tác hại của bệnh Gumboro gây ra. Bệnh này x ảy ra  quanh năm. Các giống gà khác nhau có tỷ l nhiễm bệnh khác nhau. Các giống gà địa phương ít mẫn cảm với bệnh này hơn. Khi gà bị nhiễm virus Gumboro, thời gian nung bệnh ngắn, chỉ tính bằng giờ (từ 18-36 giờ). Thông thường, sau 2 ngày thấy có triệu chứng dễ nhận thấy nhất là   gà quay mỏ rỉa lông vùng quanh hậu môn dính bết.
        Bệnh Gumboro xảy ra rất nhanh, có đàn gà hàng chục nghìn con đều bị nhiễm bệnh, số gà chết tập trung vào ngày thứ 3-5 sau khi nhiễm. Sau đó, tỷ lệ chết giảm, mức độ khốc liệt của bệnh cũng giảm. Khi gà mắc bệnh, thời kỳ đầu sốt cao 430C, gà gầy khô. Nếu quan sát kỹ bên ngoài có thể thấy chỗ chứa túi Fabricius – là cơ quan có thẩm quyền miễn dịch cao nhất của gà bị phồng to. Sau 8-10 ngày, những gà sống sót sẽ dần hồi phục.
         Bệnh Gumboro xuất hiện ở khắp các châu lục. Nơi nào có chăn nuôi gà công nghiệp nơi đó có bệnh Gumboro. Trên thế giới, đã sản xuất được 2 loại vaccine : vaccine nhược độc Gumboro dùng cho gà thịt và vaccine vô hoạt Gumboro dùng cho gà đẻ. Thực tế sản xuất cho thấy việc phân cấp sử dụng vaccine cho 2 đối tượng riêng biệt này không hoàn toàn ấn định mà đã có những nghiên cứu thay đổi cách sử dụng vaccine đạt hiệu quả phòng bệnh cao hơn. Các hãng thuốc thú y nổi tiếng trên thế giới đều sản xuất vaccine Gumboro. Có loại đơn giá (chỉ có phòng bệnh Gumboro), có loại đa giá (phòng nhiều bệnh một lúc); có vaccine cổ điển, có vaccine tái tổ hợp, các kít chẩn đoán bệnh nhanh. Bệnh Gumboro vẫn thường xuyên xảy ra, các nhà khoa học trên thế giới đang tiếp tục nghiên cứu đề ra các phương pháp phòng trị bệnh hữu hiệu hơn nưh sử dụng vaccine Gumboro vô hoạt cho phôi gà 18 ngày tuổi v.v...
         Bệnh Gumboro gây thiệt  hại lớn cho ngành chăn nuôi gà ở nước ta. Chính điều đó đã thôi thúc các nhà kho học trong nước nghiên cứu tìm tòi nhiều giải pháp ngăn chặn dịch bệnh. Trước năm 1995, nguồn cugn cấp vaccine phòng bệnh Gumboro duy nhất chỉ có từ nước ngoài nhập về. Nhờ tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhất là sự phát triển của công nghệ sinh học, đến nay Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm KHTN & CNQG đã nghiên cứu thành công và sản xuất trọn bộ vaccine Gumboro bằng công nghệ tế bào. Từ năm 1985-1990, Phòng miễn dịch học thuộc Trung tâm nghiên cứu hoá sinh – Viện Công nghệ Sinh học đã tiến hành nghiên cứu loại vaccine Gumboro nhược độc theo quy trình tế bào đã đáp ứng phần nào đòi hỏi của việc chăn nuôi  gà công nghiệp ngày càng tăng trên toàn quốc. Trên cơ sở kinh nghiệm và trình độ thực tiễn từ nghiên cứu thành công Vacxin Gumboro nhược độc, năm 1990, nhóm khoa học do GS-TSKH Đái Duy Ban chủ trì đã tiếp tục nghiên cứu đề tài “Vacxin Gumboro vô hoạt nhũ dầu phòng chống bệnh Gumboro ở gà sinh sản”.
- Phỏng vấn TS Ban về mục tiêu và phương pháp tiến hành nghiên cứu sản xuất Vacxin Gumboro
     Qua 4 mẫu bệnh phẩm thu thập ở 4 địa phương Gia Lâm, Chương Mỹ, Nha Trang, Vụ Bản được gây nhiễm Virut trên gà mẫn cảm và trên phôi trứng 9-10 ngày tuổi . Các lô gà thí nghiệm, sau 24 giờ gây nhiễm bằng hỗn dịnh virut đã có triệu chứng lâm sàng điển hình: gà ủ rũ, bỏ ăn hoặc ăn ít, ỉa phân loãng, xã cánh. Tỷ lệ gà chết không cao, từ 10-20%. Tất cả được gây nhiễm bệnh phẩm đều có bệnh tích ở túi Fabricius: Túi sưng rất to, có những điểm xuất huyết ở mặt trong túi... Đối với các phôi gà từ 9-10 ngày tuổi sau 24 giờ gây nhiễm bệnh phẩm, những phôi bệnh phẩm Gia Lâm có tỷ lệ chết cao nhất 53,33%, bệnh phẩm Nha Trang, Vụ Bản tỷ lệ chết thấp nhất là 46,67%. Kết quả cho thấy có mặt virus Gumboro trong mẫu bệnh phẩm và virus đã gây bệnh tích cho gà, cho phôi thí nghiệm. Việc tiếp truyền virus phân lập được tiến hành nhiều đời liên tục trên các môi trường nuôi cấy khác nhau. Qua các kết quả thử nghiệm từ nhiều mẫu bệnh phẩm thu thập được ở các vùng ổ dịch tại 4 địa phương trên, các nhà khoa học thấy mẫu bệnh phẩm Gia Lâm gây bệnh tích điển hình nhất và đã chọn được dùng làm kháng nguyên trong các phản ứng huyết thanh học với kháng thể chế tạo từ các chủng đạt hiệu giá tương tự như các  chủng kháng nguyên chuẩn khác.
         Các tác giả đã nghiên cứu được đặc tính sinh học cơ bản của virus Gumboro gây bệnh cho gà tại Việt Nam. Vaccine VN-97 có nguồn kháng nguyên từ virus có độc lực mạnh. Do vậy việc kiểm tra an toàn của vaccine được nhóm nghiên cứu hết sức thận trọng. Các tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp thử khác nhau để đánh giá chỉ tiêu an toàn của vaccine, chỉ tiêu vô trùng,...  Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên phôi gà 9-10 ngày tuổi đối với các giống gà khác nhau được tiêm vaccine VN-97, dựa vào đặc tính thích nghi của virus Gumboro trên gà mẫn cảm để làm cơ sở đánh giá virus dùng sản xuất vaccine đã được vô hoạt hay chưa. Vaccine VN-97 không làm ảnh hưởng đến sức lớn và khả năng sinh sản của gà; không ảnh hưởng tới đáp ứng miễn dịch đối với vaccine khác được sử dụng như vaccine phòng bệnh Newcastle. Vaccine VN-97 đã có giấy chứng nhận kiểm nghiệm cấp Quốc gia và được đánh giá chất lượng không thua kém vaccine Gumboriffa của Pháp.
- TS Phan Thanh Phượng – Viện Thú y trình  bày về tính an toàn và hiệu quả của vaccine.
        Trong quá trình sản xuất vaccine, ản phẩm của từng công đoạn được kiểm tra vô trùng, đạt yêu cầu mới dùng làm nguyên liệu cho các công đoạn sau. Qua nhiều công đoạn, quy trình sản xuất được tuân thủ nghiêm ngặt để sản phẩm cuối cùng là vaccine Gumboro vô hoạt nhũ dầu được gọi là vaccine VN-97 đạt yêu cầu vô trùng thuần khiết, không lẫn các VSV khác.
         Dể nâng cao hiệu quả phòng bệnh, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều khảo sát thực nghiệm trong quy trình sử dụng vaccine Gumboro vô hoạt nhũ dầu. Sau quá trình nghiên cứu hiệu lực của VN-97, nhóm tác giả đã đưa ra một qui trình sử dụng vaccine này được hiệu quả nhất. Đầu tiên, gà được nuôi từ lúc 1 ngày tuổi đến ngày thứ 28 thfi cho uống vaccine Gumboro nhược độc vào ngày thứ 1, thứ 7, ngày 21 và ngày 28. Đối với đàn gà nuôi theo hướng sinh sản đến ngày thứ 28 cho uống vaccine nhược độc đồng thời tiêm bắp vaccine VN97.
         Vaccine Gumboro vô hoạt nhũ dầu đã được sản xuất 15 lô ứng dụng được 150 ngàn liều tại một cơ sở chăn nuôi gà phía Bắc. Kết quả là bảo vệ đàn gà khỏi bệnh Gumboro, góp phần nâng cao hiệu suất chăn nuôi gà công nghiệp. Sử dụng vaccine VN-97 cho phôi gà 18 ngày tuổi, cho gà 1 ngày tuổi để giảm thiểu khoảng trống miễn dịch cho đàn gà ở giai đoạn mẫn cảm với bệnh Gumboro. Vaccine tỏ ra đạt tiêu chuẩn an toàn tuyệt đối với các đàn gà thử nghiệm. Khi dùng vaccine VN-97 cho gà đẻ, ngoài việc hạn chế được mầm bệnh tiềm tàng, còn tạo được lượng kháng thể đủ lớn để truyền cho đàn con thông qua lòng đỏ trứng. Lượng kháng thể thụ động ở đàn con có thể bảo hộ cho gà con tránh khỏi bệnh Gumboro tới 4-5 tuần tuổi đầu.
- Phỏng vấn một chủ trang trại nuôi gà công nghiệp về biện pháp sử dụng để phòng chống bệnh Gumboro cho gà và hiệu quả khi sử dụng vaccine VN-97.
        Sản phẩm kháng thể phòng chống bệnh Gumboro được Nhà nước cho phép sử dụng rộng rãi trên toàn quốc. Người chăn nuôi gà đã yên tâm với bệnh Gumboro bởi dùng kháng thể này tác dụng nhanh, hiệu quả cao. Hiện nay, nước ta đang từng bước khống chế bệnh Gumboro nhờ hai loại vaccine nhược độc và vô hoạt đã được sản xuất trong nước. Chất lượng và hiệu quả của vaccine không thua kém so với các vaccine ngoại nhập cùng loại. Bên cạnh việc sản xuất vaccine nhằm kích thích cơ thể gà tạo kháng thể phòng bệnh. Chúng ta còn chế tạo được kháng thể Gumboro để chữa trị trong trường hợp cần thiết tiêm thăng vào ổ dịch để dập tắt dịch. Với việc tự sản xuất được vaccine trong nước, chúng ta đã tiết kiệm được nguồn ngoại tệ không nhỏ do phải nhập vaccine ngoại giá thành cao khoảng 1.100đ/liều trong khi giá vaccine trong nước chỉ khoảng 600-700đ/liều. Và như vật người chăn nuôi cũng được tăng lợi nhuận. Các kết qủa của đề tài đã góp phần tích cực cho nghiên cứu sâu hơn về bệnh Gumboro hay bệnh truyền nhiễm do virus ở mức phân tử  như tìm hiểu biến đổi về cấu trúc gen hoặc ứng dụng trong sản xuất vaccine thế hệ mới. Với ý nghĩa khoa học và hiệu quả trong ứng dụng thực tiễn, đề tài đã được giải thưởng Vifotec năm 2001.
- TS Nguyễn Công Hoạt – Viện Công nghệ Sinh học trình bày về hướng nghiên cứu và sản xuất các loại vaccine trong giai đoạn tới.
         Như vậy cùng với việc nghiên cứu và ứng dụng các loại vaccine phòng và chống bệnh cho các loại gà ngăn chặn và giảm tỷ lệ mắc bệnh, tránh những thiệt hại về mặt kinh tế, từ những kinh nghiệm và thành công có được các nhà nhà khoa học sẽ tiếp  tục đi nghiên cứu và mở ra hướng đi mới trong tương lai của ngành sản xuất vaccine và các loại dược phẩm phục vụ cho ngành chăn nuôi ở Việt Nam. 
         
GS. BS. TSKH. VS. Đái Duy Ban - người sáng lập Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X