Đông dược Thú y và Đông Dược Thú Cưng là môn học mới được thành lập gần đây. Tuy vậy việc tìm tòi cây cỏ chữa bệnh cho vật nuôi đã được nhân dân ta, đặc biệt là các danh y nổi tiếng của dân tộc áp dụng từ thời cổ xa. Các thầy lang được mời về kinh đô ngoài việc chữa bệnh cho vua chúa, quan lại, nhiều khi còn phải chữa bệnh cho cả thú cưng nuôi có nhiệm vụ bảo vệ hay làm cảnh ở trong cung đình: voi, ngựa, chó, chim....Rất tiếc việc đó làm xong chưa được các danh y quan tâm ghi chép lại. Vì vậy không có những bộ sách lớn chuyên về Đông dược thú y. Sau ngày giải phóng 1954, các cán bộ thú y của ta đã quan tâm hơn đến vấn đề chữa bệnh cho thú cưng và gia cầm bằng thuốc Nam, đã đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm chữa bệnh cho thú cưng trong nhân dân và đem áp dụng. Nhìn chung những kinh nghiệm được phổ biến còn rất đơn giản, tản mạn. Việc sưu tầm, tổng hợp một cách khoa học để viết thành chuyên luận lớn giới thiệu việc dùng thuốc nam chữa bệnh thú cưng, gia cầm còn rất ít. ở một số sách giáo khoa thú y: Nội, Ngoại, Sản, Ký sinh trùng, Dược lý... cũng có giới thiệu một số vị thuốc nam thường dùng trong thú y để chữa bệnh cho vật nuôi. Các giáo trình này cũng chỉ nhấn mạnh đến việc sử dụng vị thuốc để chữa bệnh mà chưa đi sâu tìm hiểu
cơ chế, tác dụng dược lý... của vị thuốc đó.
Muốn hiểu về lịch sử phát triển của Đông dược Thú Cưng ở Việt Nam chúng ta cần phải biết được lịch sử phát triển của Dược liệu học nói chung của nước ta.
Tập dược liệu đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam năm 1429 thời Lê Thái Tổ. Đây là một cuốn sách do Phan Phu Tiên biên soạn, từ cuối đời Trần, qua thời nhà Hồ và thời kỳ giặc Minh chiếm đóng (1407-1413) đến năm 1429 thì hoàn thành.
Tập dược liệu thứ 2 có giá trị đó là Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh. Cụ đã ghi rõ giá trị của 630 vị thuốc nam, kèm theo đó một tập gồm 13 đơn thuốc làm mẫu và 37 cách chữa các chứng sốt nhiệt (thập tam phương gia giảm và thương hàn thất
thập pháp). Theo cụ, đối với người Nam, thuốc nam thích hợp và tốt nhất. Tuệ Tĩnh được coi là người đầu tiên sáng lập ra nền Y học Việt Nam (sau này Lãn Ông là người tuyên truyền rất có uy tín và kết quả). Tuệ Tĩnh được coi là Tổ sư của Y học cổ
truyền ở Việt Nam. Hiện nay có chùa Hồng vân được thiết lập để nhớ ơn Cụ. Nhà Minh phong kiến, thấy nước ta có vị danh y chuyên dùng các vị thuốc nam để giảm giá thành thuốc bắc nên đã sang “đón” Cụ về Trung Quốc chữa bệnh cho Tống Vương Phi. Năm 1412, sau khi Cụ đã chữa khỏi bệnh cho Tống Vương Phi, vẫn không được tha về mà bị giam giữ ở thành Kim Lăng. Đồng thời các sách Cụ viết ra trước đều bị nhà Minh tìm cách mua lại hết. Tuệ Tĩnh vắng mặt ở nước Nam nên thuốc
Nam bị phát triển chậm một thời gian.
Tiếp theo Tuệ Tĩnh là cụ Hải Thượng Lãn Ông (1721-1792). Trong đời hoạt động cống hiến cho nghề thuốc, Hải Thượng Lãn Ông đã để lại cho chúng ta một bộ sách gồm 66 quyển, trình bày cả y lý và dược liệu, đồng thời còn có một tập sách nhỏ
khác, kê nhiều đơn thuốc có giá trị. Lãn Ông được coi là người sáng lập ra nghề thuốc Việt Nam.
Đã nhiều lúc, thuốc nam, thuốc bắc bị coi khinh, xem thường. Sách về dược liệu hầu như rất ít. Nhưng trong nhân dân, việc dùng thuốc nam thuốc bắc vẫn được tín nhiệm lưu truyền.
Ngày nay, phương châm kết hợp Đông Tây y được đề cao. Về mặt cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại được tăng cường để đa khoa học tiên tiến vào việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn được liệu phong phú của nước ta.
Cuộc sống phát triển vật nuôi trong nhà dần trở thành bạn thân thiết trong gia đình giúp giảm căng thẳng chia sẻ buồn vui tình cảm. Nhiều cơ quan nghiên cứu và giảng dạy về Dược liệu xây dựng và phát triển như Viện nghiên cứu y học cổ truyền, Viện Dược liệu, Trường Đại học Dược khoa, Công Ty Phòng Khám Đại Gia Đình DAIBIO, Viện Thú Y, Trung Tâm Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET...
Nhiều sách viết về Đông Y Thú Cưng Việt Nam đã xuất bản và có giá trị không ở trong nước, mà cả các nước trên thế giới cũng đánh giá cao.