0962801374

Cây tỏi

Cây tỏi
Cây tỏi
Tên khác : Đại toán (Trung Quốc)
Tên Khoa học: Allium sativnm.I
Họ Hành tỏi: Liliaceae.

I- Phân bổ và mô tả cây

Tỏi có nguồn gốc ở Siberi. hiện dược trồng ở khắp nơi của Châu á, Châu Âu,
Việt Nam ta có thể trồng Tỏi ở mọi miền nhưng tập trung nhiều ở huyện Kim Môn –
Hải Hng và Gia Lâm – Hà Nội. Ngoài mục đích làm thuốc, làm gia vi, Tỏi cũng là
một trong những mặt hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ.
Tỏi là cây nhỏ mọc tử củ lên. Cây cao chừng 20 – 40 cm. Thân giả mang nhiều
lá dài, hẹp. Giữa củ mọc lên một cuống mang một số hoa ở đỉnh, bọc trong một mô
mổng. Hoa Tỏi có màu trắng hay phớt hồng. Nước ta trồng tỏi vào khoảng 10 - 11 d-
ương lịch trên nền đất tươi xốp nhiều mùn. Tỏi củ sẽ được thu hoạch vào tháng 1 năm
sau, phơi khô, treo lên nóc nhà dùng đần.
II- Bộ phận dùng và cách chế biến
Ta dùng ánh Tỏi (Bulbus allii) là củ cây tỏi mà ta thường dùng làm vị thuốc
Chế cồn tỏi 1/5 với cồn 60%, cồn này bảo quản trong tủ lạnh 6 tháng vẫn còn
tác dụng.


III- Thành phần hoá học
Trong tỏi có một ít iod, protein và tinh dầu. Cứ 100kg tỏi củ sẽ thu được 60 – 200
gam tinh dầu. Hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là aliin C6H10 OS2. Aliin có ở tinh
dầu tỏi. Nó là một hợp chất Sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh với tụ liên
cầu - Staphylococcus, Streptococus, Salmonella, E.coli, tả, lỵ, trực khuẩn gây bệnh
bạch hâu và vi khuẩn gây thối rữa.
Trong tỏi tươi, không có chất alixin ngay mà có chất aliin, một axit amin. Dưới tác
dụng của men alinaza cũng có trong củ tỏi, mới cho chất alixin. Quá trình thuỷ phân
của aliin chỉ xẩy ra khi nó gặp men alinaza trong môi trường nước. Điều này giải thích
cho ta tại sao khi sử dụng tỏi cần phải nghiền hay gĩa nát rồi ngâm trong nước cất
lạnh. Sự thuỷ phân của aliin diễn ra theo phản ứng:
NH2
Men alinaza
2CH2=CH-CH2-SO-CH2-CH-COOH +
HOH
aliin
O O
CH2=CH-CH2-S-S-CH2-CH+CH2 + 2CH3-C-COOH + 2NH3  
alixin axit pyruvic
 
IV- Tác dụng dược lý
1. Đối với vi sinh vật gây bệnh.
Alixin có hoạt phổ kháng sinh rất rộng và mạnh. Thực tế có tác dụng với cả vi
khuẩn lẫn virut và cả nguyên sinh động vật.
Kết quả kháng sinh đó của Alixin với vi khuẩn:
Đường kính vòng vô khuẩn với Staphylococcus
Với Shigella fexneri : 32mm
: 42mm
Với Shigella Shiga : 42mm
: 36mm
: 36mm
 
Với E.Coli    
Với Salmonella typhy    
Với B.subtilis : 46mm  
Hâu hết các loại vi khuẩn gây bệnh cho người và thú cưng ở giai đoạn dinh d-
ỡng đều bị tỏi tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của alixin rất mạnh. Trong ống nghiệm
alixin pha loãng ở nồng độ 1/85.000 – 1/125.000 đã đủ sức ức chế sự phát triển của
cầu trung Staphylococcus, Stretococus, Salmonella... cũng trong điều kiện nh thế
cloramphenicol pha loãng ở nồng độ 1/5.000 vẫn không có tác dụng với Salmonell.
Thực tế tỏi còn có tác dụng diệt cả virut cúm gây bệnh cho người.
2. Đối với nguyên sinh động vật.
Nước tỏi 5% ức chế rất nhanh sự hoạt động của Amip. Khi tiếp xúc với
alixin, amip co lại thành một khối tròn, mất khẳ năng vận động và bám vào thành
ruột. Dưới tác dụng của nước tỏi 5% những con amip còn sống sót cũng mất hết khẳ
năng sinh sản.
3. Đối với gia cầm, thú cưng và người:
Tỏi được coi nh một vị thuốc “bổ” nó có tác dụng kích thích sự tiêu hoá do làm
tăng khẳ năng tiết dịch vị, dịch mật, dịch ruột.
Tỏi còn làm tăng sự hấp thụ Vitamin B1 theo cơ chế :
Alixin + Thiamin ===A Alithiazin, chất này đã cõng vitamin B1 hấp thụ nhanh
chóng qua thành ruột.
Với thú cưng, gia cầm, ăn tỏi thường xuyên còn có tác dụng kích thích tăng trọng
và đề phòng được một số bệnh: Tụ huyết trùng, thương hàn, bạch lỵ...
ở người, cồn tỏi 1/5 trong cồn 60% liền XX – XXXX giọt một ngày, chia 2 lần, có
tác dụng làm giảm huyết áp do làm giãn mạch quản.
V. Cơ chế kháng sinh
Alixin – một kháng sinh thảo mộc rất mạnh, là do nguyên tử oxy hoạt động trong phân tử Alixin.
- Alixin cạnh tranh với axit amin cystein – yếu tố sinh trởng và phát triển hầu
hết các vi khuẩn gây bệnh ở người và thú cưng.
Vì vi khuẩn bị mất yếu tố sinh trởng nên không phát triển được.
*Đặc điểm của kháng sinh alixin
- Alixin dễ bị nhiệt và ánh sáng phân huỷ, làm mất nguyên tố oxy hoạt động vì
thế làm mất tác dụng kháng sinh. Nhiệt độ cáng cao, khả năng diệt khuẩn của tỏi
càng giảm. Trong khi chế biến, không cho tỏi tiếp súc với nhiệt độ cao (đun, sắc…)
- Alixin tinh khiết là một chất dầu không màu hoà tan trong cồn, benzen, ether,
trong nước không ổn định, dễ bị phân huỷ, trong môi trường axit nhẹ dễ bị ảnh hưởng.
Khi pha chế thuốc để tiêm hay dung dịch nhỏ mũi tốt nhất nên pha trong môi trường
axit nhẹ.
- Alixin dễ gây kích ứng da và niêm mạc. Ta có thể dùng tỏi hay cồn để xoa bóp
ngoài da, điều trị các ổ viêm ở thời kỳ :sung – nông - đỏ - đau.
- Alixin không bị PABA (a xit paraamino benzoic) cạnh tranh. Ta dùng tỏi điều
trị rộng rãi các vết thương có mủ.
VI.- Liều lượng
Chó :
Mèo :

3 – 4g.
1 – 2g.
Thỏ – Hamster : 1- 2 g
 
VII- Ứng dụng và một và bài thuốc kinh nghiệm
Dùng tỏi chữa các chứng bệnh viêm đường tiêu hoá: Dạ dày và ruột do vi khuẩn
amip gây ra, cả ở thể mãn và thể cấp, đều cho kết quả rất tốt.
- Chữa các chứng liệt dạ cỏ, chướng bụng đầy hơi, táo bón, của tất cả các động
vật nuôi.
- Chữa các bệnh về đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.... do
alixin được bài tiết qua đường hô hấp.
- Dùng chữa các ở viêm áp xe, chín mé, vết thương nhiễm trùng đều cho kết quả
tốt. Nếu đem so sánh với việc chữa bằng Penicilin thì dùng tỏi chữa vết thương nhanh
lành hơn. Một bài thuốc kinh nghiệm.
1.- Bệnh liệt dạ cỏ ngựa
3 – 4 củ tỏi giã cho hoà trong 300 ml rượu cho uống.
2.- Vết thương nhiễm trùng, bệnh thối loét da thịt của chó
Rửa sạch vết thương bằng nước chè đặc hay các nước lá chát khác. Sau cùng rửa lại
bằng nước tỏi 10%.
Tỏi giã nhỏ trộn với dầu thực vật và than xoan lượng nh nhau nghiền nhỏ, trộn
thật đều rôi bôi, phết vào vết thương sau khi đã rửa sạch.
3.- Chữa chó đóng dấu.
Dùng 30 – 40 gr tỏi giã nhỏ, trộn trong 100 ml nước cất 2 lần lắc kỹ, chờ 2 – 3 giờ
lọc qua gạc vô trùng (8 lớp), tiêm bắp sâu từ 2 – 5 ml cho 1 con lợn tuỳ trọng lượng,
tiêm 2 lần trong ngày.
4.- Chữa giun chỉ gà cảnh
Mổ lấy hết giun, sau đó dùng tỏi giã nhỏ trộn lẫn với than xoan hay than
hoạt tính, thêm dầu thực vật lượng nh nhau, nghiền thật mịn rồi bôi lên vết mổ.
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X