0962801374

Cây tô mộc

Cây tô mộc
Cây tô mộc
------------------
Tên khác: gỗ vang, vang nhộm. tô phợng (phát triển ở Tô Phợng Trung Quốc)
Tên khoa học : Caesalpinia Sappan. L
Tên họ : Họ Vang (Caesalpiniaceae).
I.Mô tả cây và phân bộ:
Tô mộc là cây cao có khi trên 10mét. thân và cành già có gai nhưng ít và nhỏ.
cành nhỏ có nhiều gai và gai sắc hơn, là kép lông chim chẵn, có từ 12 -15 đôi lá chét,
hơi hẹp ở phía dưới, tròn ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nông. Hoa năm cánh có
màu vàng mọc thành chùm, nhị hơi lồi ra, bầu hoa phủ lông xám, quả có phủ một
lớp lông dầy, dài 7 -10 cm, rộng 3 - 4 cm, trong quả có 3 - 4 hạt, Khi chín hạt có mầu
nâu đậm.
Tô mộc mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước, Miền núi mọc thành
rừng lớn. Trước đây việc khai thác Tô mộc chủ yếu dựa vào thiên nhiên hoang dại.
Một vài chục năm gần đây do tình trạng khai thác rừng quá bừa bãi nên Tô mộc
thiên nhiên ngày càng khan hiếm, đến nay hầu nh đã cạn kiệt.
II . Bộ phận dùng và cách chế biến
Chỉ dùng phần lõi gỗ, mầu đỏ sẫm, đã được phơi khô của cây tô mộc (ligmum
caesalpiniae sappan), Các hoạt chất tập trung trong lõi gỗ thân cây và các cành to.
Tốt nhất là lấy ở những cây đã trên 10 năm tuổi. Người ta dùng gỗ đỏ xẫm này chẻ
mỏng phơi khô để chế thành các dạng nước sau:
1.Ngâm kiệt:
Gỗ Tô mộc chẻ mỏng ngâm trong nước theo tỷ lệ thuốc/ nước là 1/10. Ngâm ít
nhất 48 giờ. Nước màu đỏ sẫm. Nước ngâm kiệt càng lâu tác dụng kháng sinh càng tốt,
có thể ngâm kéo dài 2 – 3 tuần lễ.
2.Dạng sắc đặc và cao:
Sắc Tô mộc nh sắc thuốc bình thường, gộp 3 lần nước sắc lại cô cách thuỷ ở 800C
thành các dạng cao sau :
Cao lỏng d = 1,07 – 1,26 lượng nước còn khoảng 20%.
Cao mềm.
Bột cao Tô mộc : Xấy cao tô mộc đén khô ở nhiệt độ 60 – 800C. Tỷ lệ bột cao
khoảng 9% so với gỗ khô. Chế tô mọc theo các dạng cao và bột như trên, ta tiện bảo
quản, đẽ sử dụng và lại làm tăng khả năng diệt khuẩn.
3.Dạng viên :
Trộn cao Tô mộc với bột của các dược liệu khác như ngũ bột tử, búp ổi…với tá dược dính, dập thành viên tô mộc.
Thành phần của một viên tô mộc gồm :
Bột cao tô mộc 0,125 gr
Búp ổi 0,125 gr.
Tá dược vừa đủ 0,750 gr.
4.Brômmôtômộc :
Gỗ tô mộc ngâm ngập trong nước Boratnatri 40%, tác dụng chữa bệnh của
thuốc tăng lên rất nhiều. Thú y dùng thuóc này rửa vết thương cho thú cưng, không gây
đau, rát, con vật ít liếm, do đó vết thương mau lành.
5.Dạng Glyxêrôtômộc :
Cách chế dung môi kép gồm :
Glyxerin 
Nước cất 
Cồn 90% vừa đủ 3 ml (30g)
17 ml (170g)
100 ml. (1lit)
Trộn đều glyxerin trong nước cất sau đó thêm cồn 90% vào vừa đủ 100 ml.
Gỗ tô mộc chẻ mỏng hay mạt ca tô mộc ngâm trong dung môi kép trên, tỷ lệ
1/5. Ngâm 2 lần, mỗi lần 48 giờ. Trộn đều nước ngâm 2 lần để sử dụng. So với nước sắc
tô mộc ở dạng bào chế này hoạt lực kháng khuẩn tăng lên gấp 200 lần.
III – Thành phần hoá học
Trong gỗ tô mộc có tanin, axit galic, Sappanin (C12H12O4) tinh dầu và brasilin
C16H14O5 trong đó brasilin là hoạt chất chính. Brasilin là chất kết tinh hình kim, mầu
vàng, dễ tan trong nước, tan nhiều hơn trong rượu. Với kiềm cho màu đỏ (lợi dụng tính
chất này để kiểm tra sự có mặt của Brasilin trong nước tiểu của thú cưng). Brasilin khi
bị o xy hoá sẽ chuyển thành braseilin có tác dụng sát khuẩn mạnh hơn. Ngoài
brasilin, tanin trong gỗ tô mộc cũng là hoạt chất phụ. Nó có tác dụng làm se niêm
mạc, cầm máu, chống dịch thẩm xuất.
IV. Tác dụng dược lý: 
1.Với vi khuẩn:
Theo nghiên cứu của phòng đông y thực nghiệm Viện vi trùng (1961)và bộ môn
Dược lý trường Đại nọc Nông nghiệp I (1974), nước sắc tô mộc có tác dụng kháng
sinh mạnh với nhiều vi khuẩn. Với vi khuẩn Staphylococcus chủng 209P, vòng vô
khuẩn 28 mm, Staphylococcus piosenes 26 mm. Shigela dysenteria shiga 26 mm.
Ngoài ra nó còn có tác dụng cả với vi khuẩn uốn ván và nhiệt thân. Nồng độ tối thiểu
của tô mộc có tác dụng với các vi khuẩn gây bệnh thú y như sau :
Nhóm Staphytococus khoảng 
Bacillus anthrasis 55ó g - 70 t g/ 1 ml
85 u g / 1 ml
Clostridium tetani 
100 d g / 1 ml.
2.Với cơ thể :
Theo M.Gabor và B.Horvath (1952) thì brasilin và brasilein có tác dụng kháng
histanin, do chúng có tác dụng khoá men histidindecarboxylaza, nên histamin không
được hình thành từ histidin. Hiện tượng dị ứng không xẩy ra. Thí nghiệm được tiến
hành trên chuột bạch và tổ chức sinh thiết của thận.
- Lô 1 tiêm histamin chlohydrat 1.5% không tiêm nước sắc tô mộc.
- Lô 2 trước khi tiêm histamin chlohydrat 1.5% ba mươi phút, tiêm nước sắc tô
mộc vào xoang phúc mạc.
Kết quả lô 1 bị dị ứng: xung quanh mắt chuột bị ngứa, niêm mạc mắt đỏ.
Theo M. Ganor, B. Horvath, L. Kiss và Z. Dirner (1952), brasilin và brasilein
còn làm tăng cường tác dụng của hormon tuyến thượng thận cả về biên độ và thời
gian trên ruột hay tử cung cô của thỏ.
Theo Tú Tá Hạ và Diêm ứng Bổng (11954 - 1956), khi nghiên cứu toàn diện tác
dụng dược lý của tô mộc cho kết quả như sau:
Trên tim ếch cô lập, ở liều vừa phải, nước sắc tô mộc có tác dụng làm tăng co
bóp. Thời gian càng lâu, tác dụng càng rõ. Nếu dùng 0,2ml dung dịch nước sắc tô
mộc 20% có thể khôi phục lại hoạt động của tim ếch sau khi đã ngừng đập do dùng
nước sắc 20% của chỉ thực. Hay khi đã bị các thuốc: cloralhydrat, quinin clohydrat,
pilocarpin, eserin salicylat ức chế, làm giảm hắn co bóp. Nước sắc tô mộc cũng làm
co mạch mạch quản ngoại vi (màng bơi chân ếch). Tiêm nước sắc tô mộc vào tĩnh
mạch chó đã gây mê, thấy dung tích của thận không thay đổi. Đồng thời nó cũng
không làm ảnh hưởng đến hô hấp và huyết áp của chó khi gây mê.
Trên ruột cô lập, nước sắc có tác dụng ức chế hoạt động của cơ trơn ruột không
rõ lắm, nhưng nếu tiêm dưới da hay xoang phúc mạc cho chó sẽ gây nôn và tiêu chảy.
Trên tử cung cô lập khi dùng phối hợp với hormon tuyến thượng thận có tác dụng
ức chế rất rõ.
Với hệ thần kinh trung ương, nếu dùng nước sắc tô mộc cho chuột nhắt, thỏ,
chuột bạch uống, thụt trực tràng hay tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da đều gây ngủ. Liều
lớn có thể gây mê, cao gây chết. Thuốc có tác dụng đối kháng với tác dụng hưng
phấn của trung khu hoạt động do strychnin và cocain gây nên.
Trên lâm sàng, tô mộc được coi là vị thuốc cầm máu, dùng khi vật nuôi hay ng-
ời bị các chứng viêm nhiễm gây chảy máu đường tiêu hoá, sinh dục tiết niệu, hô hấp.
Đặc biệt tốt khi thú cưng cái sinh đẻ bị chảy máu nhiều.
 
V. Cơ chế tác dụng.
Cơ chế tác dụng của kháng sinh tô mộc chíng là do hoạt chất brasilin và
brasilein quyết định. Công thức cấu tạo của chúng nh sau:
Cả 2 dạng phenol và quinoid đều có tác dụng kháng khuẩn, nhưng ở dạng
qiunoid tác dụng kháng khuẩn lại mạnh hơn, do nó là 1 trong 4 loại dẫn xuất của
chronon có tác dụng kháng sinh.
Đặc điểm của kháng sinh tô mộc.
- Chịu được sáng và nhiệt độ cao trong thời gian dài, lâu. Với các dạng bào chế ở
trên và nhiệt độ khi chế biến 100oC mà brasilin và brasilein vẫn không bị mất tác
dụng kháng sinh. Trong lâm sàng ta có thể dụng tô mộc dưới nhiều dạng bào chế tuỳ
điều kiện cụ thể: ngâm kiệt, sắc đặc, chế cao lỏng, đặc hay bột…mà tác dụng trị bệnh
vẫn được đảm bảo.
Không bị men trypxin và pepxin ở đường tiêu hoá phân huỷ mất ác dụng kháng sinh.
Khi điều trị cho uống được để hạ giá thành.
- Hoạt chất brasilin và brasilein trong thuốc duy trì thời gian tác dụng và tồn tại lâu
trong cơ thể. Trên trâu có thể tới 72 giờ sau khi uống. Thuốc được thải ra ngoài chủ
yếu qua thận và đường tiêu hoá.
- Thuốc an toàn, không độc. Chỉ số điều trị lớn. Liều độc trên đại thú cưng tới hàng
trăm lần. Trâu có thể uống một lần tới 1kg gỗ tô mộc dưới dạng nước sắc đặc mà vẫn
cha có biểu hiện trúng độc. Trong khi đó liều điều trị chỉ có 50 gam.
VI. Liều lượng.
Đại thú cưng: 30 – 50 g
Tiểu thú cưng: 5 – 10 g.
VII. Ứng dụng:
Theo đông y, tô mộc có vị ngọt, không độc. Thuốc có tác dụng vào 3 kinh: tâm,
can và tỳ. Tô mộc có tác dụng hoạt huyết, thông lạc, khủ ứ, tán phong, hoà huyết. Trị
sau đẻ bị ứ chệ, tắc bế kinh, úng thũng hay khi bị đánh làm dập nát, tổn thương cơ và
phầm mềm gây thâm tím. Ngoài ra còn dùng làm thuốc săn, se khi bị viêm, chảy máu
đường tiêu hoá, sinh dục tiết niệu, hô hấp… lâu ngày gây thiếu máu suy dinh dờng
chóng mặt, hoa mắt….
Dùng trị hội chứng tiêu chảy ra máu do bị viêm dạ dày – ruột của vật nuôi: bê
viêm phổi, lợn tiêu chảy. Thường kết hợp với ngũ bội tử lượng tương đương sắc đặc cho
vật uống tuỳ trọng lượng. Với ấu súc nên dùng dạng glycerotomoc hay dạng viên.
Dùng rửa vết thương nhiễm trùng, chảy nhiều mủ, nước bẩn: chế dạng brommotomoc, sẽ giúp vết thương nhanh lành. Không dùng cho vật đang có thai.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X