0962801374

Bệnh viêm dạ dày ruột thú cưng con

Bệnh viêm dạ dày ruột thú cưng con
Bệnh viêm dạ dày ruột đối với thú cưng non là một trong những bệnh thường gặp làm cho gia
súc non chậm lớn và tỷ lệ tử vong cao.
Quá trình viêm không những xảy ra ở màng niêm mạc, mà còn ảnh hưởng sâu vào thành dạ
dày và ruột non. Viêm xảy ra ở thể cất, xuất huyết, làm cho thú cưng ỉa chảy nặng. Bệnh gặp ở
thú cưng non vào giai đoạn tập ăn.
Nguyên nhân bệnh:
- Thức ăn khô gây khát nước nhiều
- Trong thời kỳ bú sữa lượng sữa mẹ cung cấp thiếu.
- Thú cưng mẹ bị bệnh viêm vú.
- Máng ăn uống nhiễm bẩn.
- Kế phát của bệnh khó tiêu, bệnh khó tiêu không được điều trị kịp thời.
Quá trình bệnh lý và triệu chứng lâm sàng
Màng niêm mạc ruột bị tấn công bởi các chất độc tố, do sản phẩm của quá trình tiêu hóa và bị rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó dẫn tới rối loạn quá trình tiết các chất dịch tiêu hóa, rối loạn nhu động ruột, dẫn tới rối loạn quá trình tiêu hóa và quá trình viêm xảy ra.
Các độc tố sinh ra vào máu đến một số cơ quan khác gây các biến chứng nặng. Như rối loạn tiết mật, rối loạn tiết của tuyến tụy, rối loạn tuần hoàn và có các dấu hiệu của triệu chứng thần kinh.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh tiến triển ở thể cấp và thể mãn tính
Ở thể cấp tính:
Thú cưng yếu nhanh, bỏ ăn, thân nhiệt tăng 40 - 410C.
Ở bê và dê cừu động tác nhai lại ngừng. Ở thú cưng con xuất hiện triệu chứng nôn. Nếu bệnh viêm
chỉ xảy ra ở dạ dày thì hiện tượng táo bón, còn xảy ra cả ở ruột thì triệu chứng ỉa chảy xuất hiện. Phân có màng nhầy niêm mạc và lẩn cả máu. Nhịp tim yếu không đều.
Do ỉa chảy nên cơ thể mất nước, hàm lượng Hb tăng, lượng bạch cầu trung tính tăng, tốc độ lắng đông máu tăng.
Nước tiểu ít, có pH nghiêng về axit, có bạch cầu và protein.
Trong trường hợp bệnh xảy ra ở dạng mãn tính, thì các dấu hiệu bệnh thể hiện không được rõ. Trong trường hợp này nếu can thiệp kịp thời thì bệnh khống khỏi sau 1-2 tuần. Nếu không điều trị thì bệnh lại diễn ra chiều hướng phức tạp hơn. Nguy cơ viêm phổi và một số biến chứng khác.
Chẩn đoán
Quan sát theo dõi chế độ thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
 
Cần tiến hành chẩn đoán phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm khác như: Colibacterios;
Calmonelosis; Diplococcus.
Điều trị và phòng bệnh
Nâng cao chế độ dinh dưỡng
Loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer; sử dụng các chế phẩm sinh học, nhằm nâng cao
khả năng tiêu hóa của thú cưng.
Nếu có biến chứng viêm nặng cần phải sử dụng kháng sinh và các thuốc trợ sức.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X