0962801374

Biện pháp phòng trừ bệnh cá cảnh

Biện pháp phòng trừ bệnh cá cảnh
-Nâng cao sức khỏe cho các đối tượng nuôi
Chọn đàn giông khỏe mạnh đồng đều, màu sắc tươi sáng, linh hoạt, đàn giống chọn những địa phương gần để có tính thích ứng môi trường cao.
Gây miễn dịch nhân tạo, trộn vào thức ăn các loại vacxin phòng bệnh. Mật độ nuôi thích hợp. Nuôi ghép các đối tượng nuôi trong một ao đầm, tận dụng hết ther tích mặt nước nước nuôi, làm sạch môi trường. Ví dụ như nuôi ghép cá từ nhiều loài khác nhau đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Định điểm cho ăn, thời gian cho ăn trong ngày.
-Tiêu diệt và kìm hảm mầm bệnh
Tẩy dọn ao nuôi, làm sạch đáy ao, dùng các hóa chất và cây thực vật để diệt mầm bệnh trong ao nuôi
-Quản lý môi trường ao nuôi tốt với các chỉ số quan trọng như: pH, DO, NH3, H2S 
Một số hóa chất thường sử dụng tẩy uế ao nuôi:
Hợp chất chứa CL như: Ca(OCL)2, NaOCL, CuSO4, vôi,Xanh methylen, Formalin, cây thực vật như: lá xoan, tỏi, cât thuốc cá. Các chế phẩm sinh học... Một số bệnh thường gặp ở cá
Bệnh xuất huyết do virut ở cá
Đây là một bệnh khá phổ biến ở cá cảnh. Bệnh gây thiệt hại kinh tế cho ngành nuôi các nước ngọt đáng kể. Bệnh có nhiều tên gọi khác nhau: Bệnh phù ở
cá cảnh, Bệnh virut mùa xuân cá cảnh. Tác nhân gây bệnh: 
Có nhiều tác giả có các ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng đề thống nhất một số quan điểm như sau:
- Do virut có cấu tạo là ARN (Roy và ctv)
- Do một số loài nấm
-Do vi khuẩn gây xuất huyết
-Do ảnh hưởng của môi trường,. Trong môi trường nước lắng động một số oxuyt kim loại , chúng gây cản trở cho hô hấp ở mang cá. Các yếu tố gây bệnh trên tác động qua lại ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sống của cá
- nên người ta còn gọi là hội chứng đốm đỏ lở loét.
Dịch tễ học:
Bệnh gặp ở nhiều đối tượng cá nước ngọt nhưng mắc bệnh nặng nhất vẫn là cá cảnh.
Bệnh xẩy ra nhiều nước khác nhau. Hay nói cách khác nơi nào có điều kiện nuôi nước ngọt thì đều có bệnh xuất hiện.
Ở nước ta bệnh xẩy ra quanh năm, là một trong những trở ngại lớn cho nghề nuôi trồng nước ngọt.
-Dấu hiệu bệnh lý:
Cá ngạt thở bơi ở tầng mắt , cá chết chìm ở tầng đáy.
Dấu hiệu bên ngoài: mang và da xuất huyết có thể xuất huyết nhiều điểm.
Da có màu tối những chổ xuất huyết có viêm có nhiều chất nhầy, các tơ mang kết lại.
Trên thân có nhiều vết loét
Biện pháp phòng và trị:
- Chọn giống cá có sức đề kháng với bệnh.
-Thực hiện qui trình vệ sinh đáy ao và ao trước khi thả giống.
-Khi có dấu hiệu bệnh xuất hiện cần thay nước, nếu bổ sung thức ăn cần trộn thêm kháng sinh.
- Dùng thuốc tím 5ppm tắm cho cá trong thời gian 5-10phút
- Có thể dùng muối ăn 3% tắm cho cá.
Bệnh nấm ở mang cá
Tác nhân gây bệnh là một số giống nấm thuộc Branchiomyces. Đây là loại nấm ít phân nhánh, nấm ăn sâu vào tậ huyết quản.
Dịch tể học:
Bệnh thường gặp ở cá bột, cá giống, cá thịt của cá trắm cỏ, cá trắm đen, mè hoa, cá trôi cá diếc.
Bệnh thường xuất hiện ở những ao nước bẩn động, những ao nuôi có hàm lượng chất hửu cơ cao.
Mùa phát bệnh thường gặp ở cuối mùa xuân đầu mùa hè, mùa thu ít gặp.
Chẩn đoán bệnh: Xem mang cá.
Phòng trị:
Luôn luôn dùng nước sạch, nếu bón phân hửu cơ thì phải ủ hoai. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị nấm đạc hiệu cho cá. Do vậy phải thường xuyên kiểm tra đàn cá nhất là mang cá.
Bệnh MBV của tôm- (MBV+ Monodon Baculo Virus)
Là một bệnh thường xẩy ra đối với tôm he, vào các giai đoạn khác nhau.
Bệnh ở thể cấp tính gây ra hiện tượng phá hủy tế bào biểu mô ruột tôm, gan, tụy ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan này.
Là một bệnh lây truyền do virut, nên tính chất thiệt hại về kinh tế là vô cùng lớn lao. Nhiều hộ nuôi tôm đã khuynh gia bại sản do bệnh MBV này gây nên cho đàn cá cảnh.
Bệnhnày cảm nhiễm nặng nhất là vào giai đoạn giống.
Bệnh nặng cá cảnh bơi lờ đờ trôi dạt vào bờ và chết hàng loạt.
Chẩn đoán:
Dựa vào tính chất dịch tể, dấu hiệu bệnhlý của cá cảnh. Song phát hiện bệnh này ngày nay có nhiều phương pháp:
- Nhuộm tiêu bản để tìm thể ẩn của virut
-Phương pháp chẩn đoán PCR
Phương pháp phòng và trị:
Bằng phương pháp chẩn đoán PCR, cần kiểm tra chất lượng đàn giống, nguồn gốc xuất xứ.
Hủy đàn tôm giống khi phát hiện có mầm bệnh. Các dụng cụ phục vụ nuôi tôm cần vệ sinh tẩy uế.
Hiện nay phương pháp trị bệnh vẫn chưa có kết quả.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X