0962801374

Một số nét về bệnh cá cảnh

Một số nét về bệnh cá cảnh
Đặc điểm chung bệnh cá cảnh
 
Động vật cá cảnh khác với động vật khác là do môi trường sống khác nhau. Môi trường thủy sản là nước, còn các đối tượng động vật khác là không khí, do đó, khi động vật cá cảnh mắc bệnh nó có những đặc điểm chung và riêng. Đặc điểm chung cho tất cả các loài sinh vật
- trên cơ thể tôm, cá và các loài động vật cá cảnh khác thuờng xuyên mang mầm bệnh, nhưng các dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng.
-Cùng một lúc cơ thể động vật cá cảnh có thể mắc nhiều bệnh khác nhau, ví dụ: hội chứng đốm đỏ lở loét ở cá do virut, vi khuẩn nấm ký sinh trùng và điều kiện môi trường.
Đặc điểm riêng
-Do sống ở môi trường nước với một quần thể đông nên tốc độ lây lan bệnh rất nhanh
-Bệnh phát sinh rất khó phát hiện ngay từ ban đầu chỉ đến khi tôm cá chết hàng loạt mới nghĩ ngay là bệnh.
-Việc dùng thuốc điều trị bệnh cho động vật cá cảnh vô cùng khó khăn, khó xác điịnh được nồng độ chính xác, vì ta cũng chỉ tính thể thích nước tương đối trong đầm ao nuôi.
-Dùng thuốc với nồng độ tiêu diệt lại không hiệu quả mà lại kích thích tác nhân bệnh phát triển, nếu dùng liều cao ở mức tiêu diệt thì ảnh hưởng tới những cá thể khỏe mạnh.
-Dùng thuốc trong trị bệnh cho động vật cá cảnh là đưa vào môi trường nước, có thể thông qua thức ăn, hoặc phun vào ao, nên hiệu quả sử dụng thấp
-Việc dùng thuốc trị bệnh trong nuôi tròng cá cảnh là tốn kém mà không đem lại hiệu quả, nên việc phòng bệnh là cơ bản.
Do vậy, muốn phòng bệnh tốt trong nuôi tròng cá cảnh cần nắm được các qui luật sinh học vốn có của từng loài cá cảnh, như qui luật hoạt động về kết đàn, thời kỳ thành thục sinh dục đẻ trứng, vổ béo, di cư tìm mồi, phản ứng của chúng đối với màu nước. Một đặc điểm riêng biệt đối với động vật cá cảnh là sống trong nước nên quá trình hô hấp khác đối với động vật trên cạn. Đối với chúng, quá trình lấy oxy là oxy thể hòa tan trong nước, tức là từ thể lỏng vào máu, khác với động vật trên cạn, lấy oxy từ không khí vào, tức là từ thể khí vào thể lỏng. Chính vì vậy, môi trường nước nuôi chúng phải đảm bảo một số qui định khắt khe, nhất là nồng độ oxy hòa tan trong nước. Để tiện nghiên cứu và theo dõi phòng trị, các bệnh ở động vật cá cảnh cũng được chia ra một số nhóm bệnh sau:
-Bệnh do sinh vật kí sinh: bệnh do thực vật kí sinh: virut, vi khuẩn, nấm tảo, đơn bàohay gọi là bệnh truyền nhiễm.
-Bệnh do động vật kí sinh: nguyên sinh động vật, giun sán, đỉa cá, nhuyễn thể, giáp xã hay gọi là bệnh kí sinh trùng.
-Bệnh do sinh vật phi kí sinh (bệnh do sinh vật hại cá): Các loài sinh vật này không kí sinh ở tôm cá nhưng gây cho tôm cá chết. Thường do các loại tảo độc, thực vật động vật hại tôm cá. Ví dụ: bọ gạo, bon Cyclops dùng chủy nhọn đâm vở trứng hoặc chích chết tôm cá.
-Bệnh do các yếu tố vô sinh: bệnh do dinh dưỡng ( do thiếu thừa các chất dinh dưỡng cung cấp cho tôm cá), bệnh do yếu tố môi trường ( do các yếu tố cơ học, hóa học, vật lý học, môi trường ao nuôi như: pH, DO, BOD,CHOD, NH3, NH4, H2S... Từ đó, biện pháp phòng trừ bệnh đối với các động vật cá cảnh có những nét chung và riêng
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X