1. Khái niệm chung
Nhu cầu nước hàng ngày cho cơ thể là vô cùng quan trọng. Nếu thiếu nước sẻ xảy ra hàng loặt phản ứng trì trệ, cơ thể bị trúng độc.
Nhu cầu nước hàng ngày tối thiểu đối với các loại thú cưng khác nhau thì khác nhau, nó không tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể. Lượng nước nhu cầu cho cơ thể tỷ lệ ngịch với diện tích bề mặt trao đổi của cơ thể. Hay nói cách khác thú cưng có khối lượng càng nhỏ thì nhu cầu cung cấp nước càng cao hơn so với cơ thể (Tính trên một đơ vị kg trọng lượng hay đơn vị bề mặt da cơ thể).
Nhu cầu nước hàng ngày cho cơ thể để giúp quá trình đào thải, như nước tiểu, mồ hôi và hô hấp.
Nhu cầu trao đổi nước tong và ngoài tế bào, phụ thuộc vào lượng Na ngoài tế bào.
Điện giải:
Thành phần điện giải ngoài, trong màng tế bào
Cation MEq/L Anion MEq/L
Na+
K+
Ca++
Mg++
142
5
5
2
CLHCO3-
PO4---
R-COO
Protein
103
27
2
6
16
Na là lực thẩm thấu ngoài tế bào
K lực thẩm thấu trong tế bào
Trong tính toán người ta chỉ tính tới các điện giải Na,K, CL, HCO3
Có thể chuyển mEq/L qua mg bằng công thức sau:
Mg/l x Hóa trị
MEq/L = -----------------------
Trọng lượng nguyên tử
Thành phần điện giải trong nước tiểu
Na niệu: Bình thượng lượng Na vào cơ thể bao nhiêu thì ra nước tiểu bấy nhiêu ( ở người trưởng thành cơ thể hấp thu và thải trung bình 6g CLNa/24 giờ tương đương với 100mEq Na
Na niệu giảm khi thải dưới 50mEq)
2. Rối loạn nước, điện giải
2.1. Rối loạn nước các khu vực:
-Ngoài tế bào: mất nước thì protein,hematocrit tăng, ứ nước thì prtein giảm, hematocrit giảm. Mất nước Na huyết tương tăng, ngược lại ứ nước Na huyết tương giảm.
Nếu protein, hematocrit huyết tương tăng có nghĩa là hội chứng phối hợp mất nước ngoài tế bào và trong màng tế bào.
Mất nước ngoài tế bào: do mất nước song song trong trường hợp nôn, ỉa chảy, hôn mê, đái tháo đường.... dẫn tới da nhăn nheo, độ đàn hồi của da kém, huyết áp hạ hematocrit tăng,protein máu tăng.
-Tăng nước trong tế bào:
Do áp lực thẩm thấu của huyết tương. Do cơ thể thiếu muối, ứ nước khi cơ thể vô niệu, cơ thể kém ăn gầy có cơ co giật.
-Mất nước toàn bộ:
Cả môi trường trong và ngoài màng tế bào bị mất nước. Trong trường hợp này thú cưng gặp ở những bệnh viêm mạn tính trong giai đoạn cuối.
Cơ thể thú cưng ủ rủ, nằm co quắp, niêm mạc nhăn nheo, độ đàn hồi da giảm...( ở người lên cơ sốt, ure máu tăng, có triệu chứng thần kinh, đặc biệt là khát nước, có thể phù ngoại biên, trong máu prtein , hematocrit tăng.
2.2. Rối loạn điện giải:
Na+ hạ thấp thường gặp trong một số trường hợp suy thận mà lượng nước đưa vào cơ thể nhiều, thiểu năng tuyến thượng thận.
Na+ tăng trong trường hợp cơ thể mất nước nhiều, phù nề thức ăn có nhiều muối, lượng nước vào cơ thể thấp, thường gặp trong một số trường hợp bệnh cấp diễn.
CL- hạ khi bị nôn ỉa chảy, tắc ruột, thắt môn vị, thiểu năng tuyền thượng thận.
CL tăng trong trường hợp mất nước cấp khi bị hạn chế nước uống, bệnh nhiễm khuẩn.
K trong máu tăng có thể gặp trong các trường hợp mất nước cấp tính, bệnh thần kinh hôn mê, thiểu năng tuyến thượng thận.
K giảm trong trường hợp ỉa lỏng nôn nhiều, cường năng thượng thận.
Xử trí:
Điều chỉnh khi có hạ điện giải:
_ Na, phải cung cấp nước tốt hơn hết là truyền dung dịch sinh lý được tính theo công thức sau đây:
Trong máu thú cưng (người lượng Na có 140mEq/L), nếu cơ thể đo được lượng Na là
120mEq/l thì lượng muối cần bổ sung là :
Na =(A-B) x P x 20/100
Na : là lượng mEq cần; A lượng mEq bình thường; B: lượng mEq hiện tại
P : trọng lượng cơ thể(kg). 20/100 là lượng nước ngoài tế bào cơ thể.
Trong dung dịch muối 9/00 1 lít có khoảng 154 mEq Na+, thì lượng dung dịch sinh lý cần truyền là: N = X/154.
K+, lượng K+ bình thườngtrong cơ thể là 4,8mEq/L, tương tự như lượng Na thì số luợng K+ cần thiết cũng được tính theo công thức là:
K =(A-B) x P x 20/100
Đối với K định lượng nhiều khi không chính xác. Ví dụ, một khi có sự phá vở của tế bào K thoát ra ngoài, định lượng ta thấy K sẻ tăng lên nhuưng thực chất đó là giảm K của cơ thể.
- Điều chỉnh điện giải khi tăng điện giải.
Trường hợp tăng điện giải ít gặp, song trong thực tế không phải là không gặp.
-Giảm đưa các chất điện giả vào chỉ truyền nước mà không có chất điện giải.
Trong thực tế thừa K là vô cùng nguy hiểm dể dẫn tới trụy tim mạch
Tăng cường truyền tỉnh mạch bằng gluconatCa. Nần thiết có thể dùng nhựa trao đổi ion
(Kayexalat).
Tăng cường chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.