0962801374

Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng

Phương pháp chẩn đoán bệnh ký sinh trùng
Trong phần này chúng tôi chủ yếu giới thiệu một số phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng và ấu trùng giun sán.
1. Cách lấy mẩu phân:
Đối với động vật lớn thú cưng như chó to lấy mấu phẩntực tiếp qua trực tràng. Đối với động vật nhỏ như thú cưng bé, có thể dùng một ngón tay đeo găng, nhúng vào
glyxerin cho vào hậu môn để lấy phân. Khối lượng phân lấy ít nhất là 5gr. Trường hợp phân rơi xuống đát có thể lấy nhiều điểm khác nhau trên bải phân
2.Phương pháp trực tiếp:
Lấy một phiến kính sạch cho vào một giọt glyxerin với nước lả, sau đó cho một mẩu phân lên phiến kính trộn đều, rồi đưa lên kính hiển vi để kiểm tra. Phương pháp này tiện lợi đơn giản nhưng khả năng phát hiện kém chính xác.
3.Phương pháp phù nổi:
Lợi dụng tỷ trọng của trứng nhẹ hơn một số dung dịch bảo hòa, trứng sẻ nổi lên trên.
Cách tiến hành:
Bước một : Pha dung dịch bảo hòa
-Nước mối bảo hòa 38-40%
- Dung dịch bảo hòa đường 50%
-Dung dịch bảo hòa Thíosunphát Na 42%
-Dung dịch bảo hòa Sunphát manhê...
Bước2:
Lấy một cốc có dung tích 100-200ml cho vào cốc 5-10 gr phân sâu đó cho vào gấp 10-12 lần một trong các dung dịch trên, trộn đều, vớt rác ra.
Bước 3: Dùng lọ thuốc penicilin không sạch, sau đó ró đầy hổn dịch trên vào lọ. Dùng phiến kinh sạch đậy lên. Đợi 15-20 cho vào kính hiển vi để soi.
Chú y: Phương pháp này chủ yếu dùng để tìm trứng của nhóm giun tròn.
4. Phương pháp dội rữa nhiều lần:
Thường dùng để kiểm tra trứng sán lá. Lấy 5-10 gr phân cho vào cốc thủy tinh có dung tích 100ml. Sau đó cho nước vào trộn đều, vớt rác thô. Sau đó đợi lắng xuống (có thể quay ly tâm), rót phần nước trong trên, sau đó tiếp tục cho nước vào trộn đều, đợi lắng xuống rồi rót bỏ phần trên, cứ làm như vậy 3-5 lần. sau đó rót bỏ phần trên, chừa phần lắn lại. Dùng ống hút cho vào phiến kính để soi tìm trứng.
5.Phương pháp Darling:
Cho vào cố thủy tinh 5-10 gr phân, trộn đều với 10 phần nước, cho vào ống quay ly tâm 2 phút. Đổ phần nước trên sau đó cho vào dung dịch bảo hòa có thêm glyxerin, trộn đều sau đó quay ly tâm. Sau đó dùng vòng thép vớt phần trên để soi kính. Phương pháp này có thể kiểm tra trứng của giun phổi thú cưng và các loại giun tròn khác. Phương pháp này chính xác hơn phương pháp phù nổi.
6.Phương pháp Cherbovich
Cách lầm tương tự như phương pháp Darling nhưng dùng dung dịch bảo hòa là:
-Sunphat manhê
-Thiosunphat Na
Phương pháp này chẩn đoán chính xác với bệnh giun đầu gai.
6. Phương pháp đếm trứng Stal
Dùng phương pháp này để xác định số lượng trứng trong một khối lượng phân.
Dùng bình dung tích có thể tích 100ml
-Cho vaò bình 56ml NaOH 0,1N
-Cho phân vào tới vạch 60ml
-Cho vào bình 5-10 viên bi thủy tinh rồi lắc đều
-Dùng ống pipet hút 01ml dung dịch trên, rồi chia thành 2 giọt đều nhau
-Đếm số lượng trứng có trong hai giọt đó rồi nhân với 100, ta có được số lượng trứng trong 1 gr phân. Từ số lượng trứng ta có thể biết được mức độ nhiễm ký sinh trùng của thú cưng.
7. Phương pháp Berman
Một số trứng giun sán ngay trong giờ đàu đã nở thành ấu trùng trong đường tiêu hóa,theo phân ra ngoài không phải là trứng mà là ấu trùng. Dùng phương pháp này để tìm ấu trừng nhất là ấu trùng giun lươn, và giun phổi thú cưng.
 
Cách tiến hành:
Lấy 20gr phân cho vào rây có lổ nhỏ, đặt nó vào một cái phểu thủy tinh, được nối với một ống cao su gắn với một ống nghiệm. Đổ nước nống vào (45-500C) trên rây. Nước phủ lên lưới sts khoảng 1cm. Đợi 2-4 giờ, ấu trùng lắng xuống đáy ống nghiệm. Lấy ống nghiệm ra chắt nước phần trên, hút cặn cho vào phiến kính để xem.
8.Phương pháp Vaid
Phương pháp này cũng dùng để kiểm tra ấu trùng. Nhưng chủ yếu là phân của dê cừu và thỏ. Kiểm tra ấu trùng giun lươn. Lấy 3-4 gr phân cho vào hộp lồng có nước đợi sau 1-2 giờ, gạt phân ra lấy nước để kiểm tra.
9.Cách kiểm tra khi soi kính phân biệt với một số hình là trên tiêu bản
-Trứng giun sán có cấu tạo võ bên ngoài, bên trong có tổ chức của nó. Võ trứng thường cấu tạo hai lớp.
-Ngoài trứng giun sán gây bệnh, trong phân còn chứa nhiều loại cặn phức tạp, cần phân biệt trừng với các vật là sau: Tế bào thực vât, hạt tinh bột hạt mỡ, tế bào thượng bì, nguyên sinh động vật...
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X