0962801374

Ngộ độc cấp

Ngộ độc cấp
Là một trong những trạng thái bệnh thường gặp đối với các đối tượng thú cưng. Nhất là hiện nay chăn nuôi theo kiểu mô hình công nghiệp và bán công nghiệp, sử dụng thức ăn công nghiệp không được bảo quản tốt. Thức ăn dể bị nấm móc. Ở nông thôn do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bải, chai lọ không thu gom, nguồn nước nhiễm chất đọc do sau khi phun thuốc người nông dân xuống kênh mương súc rữa bình bơm...
Triệu chứng:
Triệu chứng điển hình của ngộ độc thuốc trừ sâu (bảo vệ thực vật):
-Thú cưng đau bụng, chân đá vào bụng, đầu ngoái lại phía bụng, nôn mữa tăng tiết nước bọt,vã mồ hôi, nhịp tim chậm, đồng tử mắt co (hội chứng muscarin)
-Co dật cơ, mệt mỏi giảm trương lực cơ, liệt hô hấp, cao huyết áp
-Rối loạn thần kinh, chạy nhảy không định hướng.
-Tăng quá trình thải nước tiểu
Can thiệp:
- Ngừng ngay việcc tiếp xúc với chất độc
-Loại trừ chất độc ra khỏi dạ dày càng sớn càng tốt, thụt rữa dạ dày.
-Tiêm Atropin
-Thuốc chống độc đặc hiệu Pralidoxim, P.A.M
 
 
Gây tê và gây mê
Gây tê:
Là phương pháp sử dụng thuốc ức chế dẩn truyền xung động thần kinh cảm giác từ nơi cảm nhận đến trung khu thần kinh.
Phương pháp này được sử dụng khá rộng rải trong thú cưng dùng để giảm đau trong thiến hoạn, cắt bỏ hecni...
Đặc biệt dùng để phong bế thần kinh trong các ca điều trị bệnh viêm vú viêm tử cung...
Gây mê:
Là phương pháp sử dụng thuốc để tạo giấc ngủ nhân tạo cho thú cưng. Trong thú cưng được sử dụng để tiến hành các ca phẩu thuật lớn, như mổ dạ cỏ mổ dạ dày, mổ van hồi manh tràng, trong các thí nghiệm tiêu hóa.
Chuẩn bị thú cưng trước tiền mê và tiền tê:
Không cho thú cưng ăn ít nhất là 6 giờ
Chuẩn bị dung dịch nước sinh lý hoặc dung dịch đường đẳng trương để tiêm thuốc hồi sức.
Tiêm thuốc tiền mê vào tỉnh mạch hoặc tiêm bắp một trong các thuốc sau:
Dolagan, Phenothiazin, Dimedrol, diazepan.
Gây mê là tạo trạng thái thú cưng mất cảm giac đau đớn, tư thế cơ thả lỏng.
Phụ thuộc vào mức đọ gây mê mà người ta chia ra làm hai dạng gây mê nông và gây mê sâu, gây mê phối hợp...
Hiện nay thú cưng người ta còn sử dụng phương pháp gây tê tủy sống.
Gây tê tủy sống, dung dịch Xylocain, novocain, procain...
Một số biến chứng khi gây mê gây tê:
Khi thú cưng có thể ngừng thở trụy tim mạch, phải tiến hành hô hấp nhân tạo, có thể bóp oxy.
Trường hợp tụt huyết áp trụy tim mạch, nhanh chống truyền tỉnh mạch dung dịch ngọt ưu trương, clorua canxi.. Có thể tiêm thêm ephedrin
Khi bị co thắt thanh quản cần tiêm atropin
Vết thương
Vết thương hay còn gọi là tổn thương cơ học hở. Là các tổn thương da niêm mạc, và có thể sâu hơn vào tới các tổ chưc bên trong, gây đau đớn chảy máu và có thể rối loạn chức năng cơ quan bộ phận.
Các dạng vết thương:
Phụ thuộc vào tính chất của vật gây vết thương, tính chất của vết thương mà mỗi một vết thương có đặc điểm riêng của nó.
-Vết đâm
-Vết thương do cắt
-Vết thương do chặt
-Vết thương do xước
-Vết thương do móc
-Vết thương do cắn
-Vết thương do bỏng
-Vết thương do nọc độc
Các triệu chứng điển hình của vết thương:
 
Mỗi một loại vết thương đều có những triệu chứng lâm sàng riêng biệt nhưng cũng có một số
triệu chứng lâm sàng chung.
- Đau: cảm giác đau đớn xuất hiện khi bị vết thương xuất hiện do các ngoại vật tác động lên. Cảm giác đau sau đó dần dần được giảm. Hiện tượng viêm được tăng lên tại khu vực vết thương, do vậy vị trí đó sưng lên rất nhanh, và như vậy cảm giác đau đớn lại tiếp tục tăng lên. Nếu như quá trình viêm giảm thì các triệu chứng đó cũng giảm theo.
Vết thương tổn thương nhiều ở da thì cảm giác đau đớn càng mạnh, nhất là vùng gần móng.
Cơ đau tột đỉnh có thể dẫn tới sốc và thú cưng có thể chết do cảm giác đau đớn tột đỉnh này.
Do cảm giác đau đồn dập nên tần số nhịp tim tăng, thú cưng vả mồ hôi, kêu la cắn xé lung tung, đại tiểu tiện liên tục.
-Rối loạn chức năng: Phụ thuộc vào vị trí của ttổn thương. Như rối loạn vận động 
-Độ hở của vết thương: Độ hở của vết thương càng rộng thì khả năng hồi phục càng chậm. Độ hở vết thương rộng kèm theo phản ứng viêm mạnh và có nguy cơ nhiểm trùng kế phát.
-Chảy máu: Mức độ chảy máu phụ thuộc vào tổn thương có nhiều hay ít mạch máu.
Chảy máu có thể là chảy máu trong hoặc chảy máu ngoài.
Chảy máu trong thường gặp những biến chứng nguy hiểm như tại các vị trí tổn thương như xương khớp, cơ quan nội quan.
Chảy máu tùy theo tính chất mà có thể chia ra theo thời gian là chảy máu đầu tiên, chảy máu kế phát.
Chảy máu đầu tiên hay còn gọi là chảy máu tức thì- Tức là khi bị tổn thương máu
chảy ngay sau một lúc là dừng hẳn.
Chảy máu kế tiếp: sau một vài giờ và có thể sau một vài ngày máu chảy trở lại.
Nguyên nhân chảy máu kế phát là do: công tác cầm máu vào thời điểm đầu không được bảo đảm. Có thể tổn thương lại được mở rộng, đứt mạch máu ở vị trí xương.
Công tác can thiệp vết thương:
- cầm máu Nếu chảy máu ở nhu mô thường tự cầm do: áp lực trongncác mạch thấp, tỷ lệ tromboplastin cao, chảy máu nhiều do đứt động mạch hoặc tỉnh mạch lớn.
-Dùng băng gạc thấm để cầm máu
-Tiêm vitaminK và adrenalin
-Tiêm thuốc giảm đau
-Nếu mất máu nhiều có thể truyền máu hoặc truyền dịh đẳng trương
-Tiêm kháng sinh chống viêm nhiểm kế phát.
-Nếu vết thương hở rộng cần phảu khâu lại để vết thương chống lành. Trức khi khâun cần vô trừng vết thương tốt.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X