0962801374

Phân loại kháng sinh

Phân loại kháng sinh
Kháng sinh có thể phân loại theo nhiều cách: theo nguồn gốc, theo tính chất chữa bệnh, theo hiệu quả tác động, theo cơ chế tác động, theo bản chất của thuốc.
Theo nguồn gốc:
-Có thể là kháng sinh lấy từ nguồn gốc vi sinh vât
-Kháng sinh sản xuất theo con đường tổng hợp
-Kháng sinh bán tổng hợp
Các loại vi sinh vật khác nhau đều sản sinh ra các loại kháng sinh khác nhau
Theo tính chất chữa bệnh:
-Nhóm kháng sinh thông dụng, như penicillin, streptomycin,Ampicilin...
-Nhóm kháng sinh không thông dụng
Theo cơ chế tác động:
Theo cách này kháng sinh được chia ra làm bốn nhóm chính
-Kháng sinh kìm hảm tổng hợp vách tế bào vi khuẩn
-Kháng sinh làm tăng thẩm thấu màng tế bào
-Kháng sinh kìm hảm tổng hợp protein
-Kháng sinh tác động lên di truyền, Là những chất có tính chất ái lực cao đối với ADN, ngăn cách quá trình chia đôi của hai sợi xoắn kép, phong tỏa hệ thống enzym của vi khuẩn.
Phân loại theo họ:
Tùy theo bản chất hóa học của các chất kháng sinh mà được chia ra các họ. Hiện nay, quan điểm này được coi như hoàn chỉnh nhất.
-Họ aminosid (streptomycin, kanamycin,gentamycin...)
-Họ Tetracyclin (Teracyclin, oxyteracylin, domycilin...)
 
-Nhóm Chloraphenicol- Đây là nhóm thuốc cầm dùng trong thú y, cá cảnh nhưng
vẫn được dùng trong nhâny.
-Các Sunfamid
-CácNitrofuran
-Họ beta-lactam (penicillin,ampicilin..)
-Các dẫn xuất của axid Izonicotic
Những nguy cơ của việc tồn dư kháng sinh tới sức khỏe cộng đồng
Do việc sử dụng kháng sính rộng rãi, để điều trị bệnh và làm phụ gia cho thức ăn thú cưng, không thể không tìm thấy tồn dư kháng sinh ở thực phẩm có nguồn gốc động vật. Những nguy cơ độc hại này có thể chia thành 4 nhóm sau:
* Nguy cơ về độc tố, hầu hết các kháng sinh điều trị bệnh cho thú cưng đều được dùng cho con người. Những kháng sinh phản ứng hóa học như Bazơ(chloraphenicol, Erytromyxin, Tylosin...) có thể tích lủy ở mô nhiều hơn huyết tương. Đây là vì ion bị giử lại do sự khac nhau về pH máu và mô bào. Có thể độc tố trực tiếp của kháng ssinh hay các chất chuyển tiếp của chúng ở sản phẩm thịt, trứng, sữa, độc tố này sinh ra các đột biến về gen, gây quái thai,
ung thư...
*nguy cơ về vi sinh: Hệ quả quan trọng nhất là việc dùng kháng sinh ở động vật làm phát triển tính đa kháng thuốc của víinh vật.
Sự phá vở khu hệ vi sinh vật ở ruột, dạ dày ở người do ăn phải sản phẩm có tồn dư kháng sinh đã tăng lên khá nhiều (walton,1983).
*Nguy cơ miễn dịch bệnh lý: Việc sử dụng sản phẩm thịt có tồn dư kháng sinh đã gây nên các phản ứng dị ứng.
* Nguy cơ về môi trường: Nguồn kháng sinh sau khi sử dụng cũng phần lớn được thải ra theo phân nước tiểu vào môi trường. Đặc biệt là chăn nuôi tập trung ở trang trại.Người ta ghi nhận rằng vi khuẩn gây bệnh sẻ kháng với kháng sinh tờn dư trong phân với một thời gian dài(Jones,1980), và kiểu kháng thuốc này không thay đổi ít nhất là 7 tuần. Tóm lại: Sự có mặt của kháng sinh và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con gnười đã được xác định và có nhiều công trình nghiên cứu. Chính vì vậy với xu thế hiện nay việc sử dụng kháng sinh cũng cần hạn chế để tạo ra thực phẩm sạch an toàn cho người tiêu dùng. Trong thú y phải tuân thủ nguyên tác phòng bệnh hơn trị bệnh.
Một số thuốc kháng sinh thường dùng trong thú cưng:
Coli-flox tên khoa học: Norfloxacin là một kháng sinh tổng hợp có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn Gram+ và Gram- gây bệnh cho thú cưng và gi cầm. Thuốc được dùng có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh coli dung huyết,phân trắng thú cưng con, phó thương hàn, bặch lj tụ huyết trùng, viêm đường tiết niệu.
Chế phẩm Coli-flox đã được phát triển thêm dạng cho ướng đặc trị hội chứng tiêu chảy, các bệnh viêm ruột ở thú cưng. Thuốc cho hiệu quả điều trị cao, tiện sử dụng, đặc biệt kích thích tiêu hóa, không gây táo bón cho thú cưng. Doxycolison-F: Làmột chất kháng sinh thuộc nhóm Tetracyclin thế hệ mới, phổ rộng là
Colistin. Khả năng diệt khuẩn ở nồng độ thấp dễ dung nạp thuốc, tránh được hiện tượng kháng thuốc. Lincoseptin: Được coi là kháng sinh tốt thay thế cho penicilin, có tác dụng tiêu diệt trên nhiều chủng tụ cầu, liên cầu, các trực khuẩn Gram+ và Mycoplasma, nó hấp thu tốt vào các tổ chức mô nhất là mô xương, sự đề kháng của vi khuẩn xuất hiện chậm. Thuốc đặc trị hội chứng tiêu chảy, viêm ruột phân trắng thú cưng con, phó thương hàn, viêm phổi viêm phế quản phổi...
 
Supermotic: Là một kháng sinh tổng hợp bao gồm 3 loại kháng sinh: Doxycyclin, Dexamethazol, Tylosin, tiamulin. Là một kháng sinh có phổ tác dụng mạnh bao trùm tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Kháng sinh này có khả năng thấm sâu và đạt nồng độ cao trong máu cũng như trong các tổ chức, thời gian tác dụng kéo dài do đó thích hợp với điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa tiết niệu sinh dục... Kânmulin: Thành phần gồm có: Tiamulin hydrosulphat, kânmycin sulphat. Sự kết hợp hai kháng sinh tạo cho chế phẩm Kânmulin có khả năng tiêu diệt được nhiều mầm bệnh gây ra ở thú cưng, thú cưng, đặc trị là bệnh viêm ruột gây xuất huyết, bệnh nhiễm trùng máu. Tylosin: Là một kháng sinh nhóm macrolid, có tác dụng trên nhiều trực khuẩn Gram+ vibrio coli, trực khuẩn gây thối loét da thịt. Nhờ có sự kết hợp hai loại kháng sinh Tylosin và Doxycyclin đặc hiệu mà hợp đồng tác dụng, cộng với kỷ thuật bào chế khác biệt giúp cho các thành phần hợp chất hấp thu nhanh, tác dụng tốt hiệu quả điều trị cao. Kháng sinh được dùng với các liều lượng tiêu chuẩn như : UI, đơn vị quốc tế, mg miligram,ml/kg thể trọng cơ thể.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X