0962801374

Học thuyết nguồn dịch thiên nhiên của viện sỹ E.H.Pavlopski

Học thuyết nguồn dịch thiên nhiên của viện sỹ E.H.Pavlopski
Khái niệm về học thuyết
Trong những năm Liên Xô (cũ) tiến hành công cuộc khai hoan những vùng đất rộng. Đảng và chính phủ đã cử nhiều đoàn công tác điều tra. Năm 1938 Viện sỹ Pavlopski và nhiều nhà vi trùng học, động vật học, kí sinh trùng học... đã phát hiện nhiều bệnh có nguồn gốc thiên nhiên liên quan đến người và thú cưng. Trên cơ sở đó, viện sỹ đã tổng kết và đưa ra học thuyết, gọi là học thuyết nguồn dịch thiên nhiên. Khái niệm cơ bản của họch thuyết là: "Trong thiên nhiên hoang vu đã phát sinh và tồn tại những khu vực chưa có dấu chân người bước tới, thì những bệnh của động vật trở thành bệnh của con người và các loại thú cưng khác.
 Nội dung của học thuyết
-Những bệnh thuộc phạm vi nguồn dịch thiên nhiên
*Bệnh ở Thú cưng
+ Tripanasoma.Evansi ( bệnh tiên mao trùng)
+Bệnh Pỉoplisma ( bệnh huyết bào tử trùng)
*Bệnh ở người
+ Bệnh Leihmalia - Bệnh bắc nhiệt
+bệnhTularemia- Bệnh sốt phát ban
+Bệnh Brucella -Bệnh sẩy thai truyền nhiễm
+Bệnh viêm não do ve truyền
+Bệnh viêm não Nhật bản và các bệnh nhiệt đới khác
* Bệnh chung cho người và động vật
+Bệnh giun bao, trichinella
+Bệnh sán dây -Diphylobotrium
-Định nghĩa về bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên
 
Bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên là bệnh mà trong đó căn bệnh cùng với vật gieo truyền chuyên tính của nó và hoang thú (ký chủ dự trử căn bệnh), kế tiếp nhau từ đời này sang đời khác không phụ thuộc vào ý thức của con người, mà nó tồn tại trong thiên nhiên hoang vu một cách lâu dài vô hạn.
-Trong thiên nhiên luôn luôn có ba thành viên cùng tồn tại
Căn bệnh + Vật gieo truyền + Hoang thú khỏe
-Vật gieo truyền bị cảm nhiểm có thể gieo bệnh cho con người và thú cưng
Một khi con người có mặt và tham gia vào vòng tuần hoàn của bệnh.
-Những đặc tính của bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên
+Bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên nó tồn tảitong thiên nhiên hoang
vu, không hề có dấu vết của con người.
+Sự tuần hoàn của bệnh được tiến hành liên tiếp trong nhóm sinh vật đã tồn
tại từ bao đời nay
+Nhóm ký chủ của căn bệnh và động vật gieo truyền càng nhiều bao nhiêu thì
tính phức tạp và nguy hiểm của bệnh bấy nhiêu.
+Khi động vật tiết túc hút máu đã bị cảm nhiễm căn bệnh có thể truyền bệnh
cho con người và động vật, khi đó người và động vật trở thành một khâu trong sự tuần hoàn
của bệnh
-Nguyên nhân người và thú cưng mắc bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên.
Người và thú cưng có thể mắc bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên do 3 nguyên nhân sau
+Động vật môi giới rời khỏi nguồn dịch thiên nhiên mà nó cư trú xâm nhập vào người và thú cưng mà chúng gặp để hút máu nuôi dưỡng chúng và truyền bệnh.
+Những động vật tàng trứ căn bệnh ở thể ẩn, có tác dụng truyền bệnh bị động, vì vậy khi người và thú cưng tiếp xúc với xác chết của nó thì mắc bệnh.
+Bản thân người và thú cưng trực tiếp iếp xúc với nguồn bệnh
Nguyên tắc phòng trừ dịch bệnh có nguồn gó nguồn dịch thiên nhiên
-Khi cư trú có tính chất tạm thời
Như người đi qua chốc lát, hành quân, tìm khoáng chất cần mặc áo quàn kín , xoa dầu vào mặt tay chân tránh côn trùng căn.
-Cư trú có tính chất lâu dài
Ngời những biện pháp như cư trú tạm thời, cần phải tiến hành phòng trừ công cộngnhư: phun thuốc diệt ve muổi, phát quang bụi bờ, đốt rác,làm vệ sinh môi trường
Ý nghĩa của học thuyết
-Học thuyết này đã làm sáng tỏ khả năng truyền bệnh của các bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên
-Học thuyết này cũng giải quyết được về mặt cơ sở lý luận về nguồn gôc bệnh tật của con người và thú cưng, tránh được những mê tín về bệnh tật
- Vạch ra phương hướng nghiên cứ bệnh tật của con người và thú cưng ở những vùng hoang sơ. Trên cơ sở đó phải tiến hành điều tra nguồn dịch thiên nhiên nơi đó mà cụ thể là:
+Điều tra nguồn sống của động vật giả sinh
+Điều tra sinh vật và con đường tuần hoàn của mầm bệnh
+Nghiên cứu phương sách có tính chất căn bản đề phòng bệnh cho con người và thú cưng, khi di cư vĩnh viễn tại những vùng đó.
 
Bệnh có nguồn dịch từ thiên nhiên- được gọi là bệnh kí sinh trùng nguồn dịch thiên nhiên.
Bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên là căn bệnh cùng với động vật deo truyền chuyên tính của nó và hoang thú (ký chủ dự trử căn bệnh) kế tiếp nhau từ đời này sang đời khác, không kể đén sự tiến hóa trước đây và ngày nay và không phụ thuộc vào ý thức của con người mà nó tồn tại trong thiên nhiên hoàn vu một cách lâu dài vô hạn. Khái niệm này, được viện sỹ E.H. Pavlopski phát triển thành học thuyết nguồn dịch thiên
nhiên. Nội dung của học thuyết gồm các điểm chính sau đây: Trong thiên nhiên hoang vu đã phát sinh tồn tại bệnh tật của động vật từ lâu đời. Khi người và thiên nhiên tiếp xúc với nhau,đặc biệt là những khu vực chưa có người đi tới những bệnh của động vật sẻ trở thành bệnh của người.
*Những bệnh thuộc phạm vi nguồn dịch thiên nhiên:
Ở thú cưng có bệnh: Bệnh tiêm mao trùng (Trypanasoma. Evansi), bệnh lê dạng trùng
(Piroplasma).
Bệnh ở người:
-Bệnh Leihmalia- bệnh bắc nhiệt
-Bệnh Tularemia- bệnh sốt phát ban
-Bệnh Brucella - Sẩy thai truyền nhiễm
-Bệnh viêm não do ve truyền
-Bệnh viêm não Nhật bản và nhiều bệnh nhiệt đới khác
Bệnh chung cho người và động vật:
-Bênh giun bao- Trichinellá spiralis
-Bệnh sán dây -Diphyllobothrium...
*Trong thiên nhiên luôn luôn có ba thành viên cùng tồn tại, kế tiếp nhau từ đời này sang đời khác.
Căn bệnh + Vật deo truyền + Động vật hoang dã
* Vật gieo truyền bị cảm nhiễm có thể gây bệnh cho người và thú cưng.
Lúc này con người tham gia vào vòng tuần hoàn của mầm bệnh. Trong điều kiện nhất định có tính chất nguồn dịch thiên nhiên có thể trở thành bệnh tật cho xã hội và có thể hoành hành khắp từ thành thị đến nông thôn
* Đặc tính của bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên
- Bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên không hề có dấu vết vhân của con người
-Sự tuần hoàn của mầm bệnh tồn tại tiến hành liên tiếp trong nhóm sinh vật tồn tại lâu đời trong lịch sử của giới sinh vật.
-Nhóm ký chủ và động vâth gieo truyền càng nhiều và phong phú thì bệnh lạ càng phức tạp và muôn hình muôn vẻ.
-sau khi động vật tiết túc hút máu đã bị cảm nhiễm căn bệnh có thể truyền cho người và thú cưng, khi đó người và thú cưng trở thành một khâu trong sự tuần hoàn của cơ thể căn bệnh.
*Nguyên nhân người mắc bệnh có tính chất nguồn dịch thiên nhiên
Có ba nguyên nhân chính sau
 
-Động vật môi giới rời khỏi nguồn dịch thiên nhiên mà nó cư trú và xâm nhập vào con người và thú cưng mà chúng gặp để hút chất dinh dưỡng.
Ví dụ: Leishmelia do muổi hút máu chuột, nhím và nó bay xa trên 1,5km rồi truyền mầm bệnh cho con người và thú cưng.
-Ngững động vật tàng trử mầm bệnh thể ẩn tính có thể truyền bệnh thể bị động: Một khi người và thú cưng tiếp xúc với chúng hoặc xác chết sẻ bị lây bệnh.
Ví dụ: bệnh Tularemia bảo tồn trong chuột thỏ rừng.
-Bản thân người và thú cưng trực tiếp tiếp xúc với nguồn dịch thiên nhiên. Ví dụ: Các nhà địa chất, bộ đội cắm trại, dân di cư... khi vào vùng có nguồn dịch thiên nhiên sẻ bị mắc bệnh.
* Nguyên tắc phòng trừ nơi có nguồn dịch thiên nhiên
Tùy theo tính chất tiếp xúc với nguồn dịch thiên nhiên mà ta có các biện pháp thích hợp để phòng bệnh cho bản thân và loại trừ dịch bệnh khác nhau;
-Cư trú tạm thời:
Hành quân tạm thời đi qua dùng chân chốc lát : dùng thuốc để bôi xoa, quần áo buộc chặt kín không cho muổi đốt tránh cho côn trùng đốt.
-Cư trú có tính chất lâu dài:
Ngoài biện pháp như cư trú có tính chất tạm thời thì cần phải:
Dùng các thuốc diệt con trùng phát quang bờ bụi nơi chuẩn bị cư trú
Cày cuốc xới xáo đất đốt bờ bụi không cho điều kiện côn trùng và động vật khác tơi tiếp xúc.
Ý nghĩa của hoch thuyết:
-Làm sáng tỏ bản chất và khả năng gieo truyền bệnh có nguồn gốc thiên nhiên
-Cơ sở lý luận để giải thích nguồn gốc bệnh tật, bệnh tật của loài vật trở thành bệnh của loài người. Đặc biệt ở nước ta trong thời kỳ đổi mới khai hoang phục hóa ở nhiều vùng tây nguyên, nắm chắc được nguồn bệnh, có biện pháp đề phòng giải thích cho đồng bào dân tộc hiểu được, không mê tín dị đoan...
- Học thuyết này đã vạch ra phương hướng nghiên cứu bệnh có nguồn dịch thiên nhiên ở những nơi rừng rậm có tài nguyên phong phú.
Cụ thể tiến hành như sau:
+Điều tra tình hình nguồn sống của động vật vùng đó
+Điều tra tình hình sinh vật và con đường tuần hoàn của bệnh
+Nghiên cứu phương sách có tính chất căn bản đề phòng bệnh cho con người và thú cưng khi cư trú vĩnh viễn nơi đó.
Ở nước ta, trong thời gian đô hộ của Pháp nhiều nhà khoa học Pháp đã tiến hành nghiên cứu về nguồn dịch thiên nhiên trên con đường khám phá và mỡ rộng, như nhà khoa học, người học trò xuất sắc của L.Pasteur đã có nhiều cống hiến cho công việc này. Cách mạng tháng tám thành công, ngay từ ngững ngày đầu và suốt những năm kháng chiến chống Pháp, Đảng và nhà nước đã có chủ trương nghiên cứu tình hình nguồn bệnh thiên nhiên. Kết quả đó đã góp phần không nhỏ phòng bệnh tâth cho bộ đội và nhân dân tham gia kháng chiến. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, công việc tiến hành điều tra nguồn bệnh có nguồn dịch thiên nhiên ở rừng Trường sơn là một trong những công việc không thể thiếu được. Nhiều đoàn cán bộ đã anh dũng hy sinh cho mặt trận chống lại bệnh tật này. Một tấm gương đó là anh hùng, G.S bác sỹ Đặng văn Ngữ đã có nhiều cống hiến điều tra tình hình bệnh sốt rét. Góp một phần không nhỏ giảm bớt thương vong cho bộ đội ở rừng Trường Sơn vì bệnh sốt rét. Ngày nay, công cuộc khai hóa những vùng đất lạ, tìm tài nguyên khoáng sản ở rừng sâu, thì việc ứng dụng học thuyết của E.H. Pavlopski lại càng có ý nghĩa to lớn.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X