0962801374

Bong gân

Bong gân
Bong gân- là chỉ các tổn thương ở khớp, sau một động tác quá mạnh, không gây trật khớp, gãy xương, chỉ có tổn thương ở bao dịch khớp nhất là các dây chằng.
Bong gân thường gặp hầu hết các loại thú cưng trong quá trình vận động vận chuyển từ nơi này sang nơi khác. Thú cưng nái chuồng quá trơn trượt ngã, thú cưng cày kéo quá sức rườn, sập hố.
Thú cưng vận chuyển trước khi đưa lên phương tiện xe cộ tàu hỏa, lên xuống thuyền, do vận
chuyển trên đường đi quá xóc lắc...
Các khớp thường hay bị bong gân là các khớp động.
Tùy theo mức độ bong gân mà chia ra hai dạng:
* Bong gân nhẹ:
Dây chằng bị kéo dài, bị kéo căng quá độ, hoặc bị rắch một phần. Vì dây chằng không bị đứt rời ra, nên khớp vẫn vững, thường không gây các biến chứng.
*Bong gân nặng:
Dây chằng bị bong một đầu xương, rời khỏi chổ bám, nhiều khi rút theo một mảng xương nhỏ hay màng xương. Hoặc dây chằng bị đứt đôi, rắch xơ, rời nhau ra làm cho khớp không vững nữa.
Triệu chứng:
Quan trọng nhất là xác định được vị trí của điểm đau. Bong gân bao giờ cũng gây tổn thương
ở dây chằng, vì vậy, ta thấy ró các điểm đau như:
-Chổ bám của dây chằng
-Trên hướng đi của dây chằng
Đau mạnh khi ta kéo dây căng dây chằng (ví dụ nghi bong gân ở cổ chân, ta cầm chân con vật xoay cổ chân vào trong hoạc ngoài để kéo căng dây chằng) sẻ phát hiện thấy thú cưng đau dử dội.
-Trường hợp bong gân nhẹ ta thấy: đau ít, sưng chung quanh khớp và cơ năng của khớp không bị hạn chế.
-Nếu trường hợp bong gân nặng, ta thấy: đau nhiều,chung quanh khớp sưng rất nặng nhanh, sưng to vì thường có máu tràn trong khớp. Cơ năng giảm nhiều. Và ta thử cử động khớp thì thú cưng không có khả năng, chân đó giơ cao không để xuống đất mạnh. Điều này chứng tỏ dây chằng bị đứt, khớp không vữn nữa.
Điều trị:
*Bong gân nhẹ
 
-Không cần cố định vì khớp vẫn vững. Cần ngâm vùng đau vào nước ấm ngày 2-3 lần.
-Cho tập vận động hnẹ để máu lưu thông, tránh rối loạn dinh dưỡng. Bông gân nhẹ ở cổ chân có thể cho bó bột
*Bong gân nặng
-Phong bế Novocain vào dây chằng
-Cố định khớp
-Bó bột và cố định hạn chế đén mức tối đa thú cưng đi lại, tốt hơn hết cho thú cưng nằm tư thế thoải mái.
-Nếu sau 2 tuần tháo bột mà khớp vẫn không vững thì cần phải phẩu thuật mổ khớp để khâu lại dây chằng.
Hiện nay trong thực tế có nhiều trường hợp thường gặp là bong gân mạn tính, thường do lúc đầu chẩn đoán không chính xác, điều trị không kịp thời nên rối loạn dinh dưỡng khớp dẫn tới teo gân cơ, nề xương mất hết chất vôi.
Trong trường hợp này cần phong bế novocain khi nhiệt độ vùng khớp tăng, nếu đau ít thì có thể cho xung điện xoa bóp.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X