0962801374

Một Số Bệnh Nội Khoa, Ngoại Khoa Thường Gặp ở Thú Cưng

Một Số Bệnh Nội Khoa, Ngoại Khoa Thường Gặp ở Thú Cưng
Nấm thùy my thường xuyên có trong môi trường nước, nhất là trong ao tù nước bẩn, nhiều chất hửu cơ mục nát.
Bệnh thường phát sinh trong hoàn cảnh đặc biệt:
-Cá bị thương xây xát
-Bị các bệnh như kí sinh trùng mỏ neo, rận cá..
-Nuôi với mật độ quá dày.
-Điều kiện môi trường nước không thuận lợi cho việc sinh trưởng của cá.
Ở nước ta bệnh nấm thùy my khá phổ biến, và có ở nhiều vùng nuôi cá nước ngọt ở nước ta. Bệnh thường ở cá cảnh trong mùa đông khi gặp thời tiết lạnh. Nấm thùy my có nhiều tên gọi khác nhau, có nơi gọi là nấm nước, hoặc mốc da... Nấm thùy my gây bệnh cho cá có tên khoa học là Saprolegnia và Achlya. Mỗi sợi nấm là một thể nhiều hạch không có vách ngăn, sinh trưởng bằng cách một đầu cắm sâu vào cá, một đầu tự do.
Dấu hiệu bệnh lý
-Ởda xuất hiện đốm trắng có màu đục.
-Sau vài ngày có thể nhìn thấy cả một vùng trắng, chứa nhiều sợi nấm.
-Trên trứng cá chép xuất hiện một vài sợi nấm, ngày sau phát hiện từng chùm.
-Không nhìn rõ trứng cá mà chỉ nhìn thấy một đám màu trằng như những sợi bông
-Dưới nước nấm thùy my rất dễ quan sát.
Cách phòng trị:
để ngăn chặn bệnh nấm thùy my, điều quan trọng là phải giử môi trường nước trong sạch, nuôi dưỡng cá tốt, giử cho cá không bị thương tật, xây xát, kịp thời phòng trị bệnh nấm cho cá. Với trứng cá chép, không nên cho cá đẻ vào những ngày quá lạnh. Cần chon cá bố mẹ khỏe mạnh, để đảm bảo tỷ lệ thụ tinh cao. Thông thường bệnh xuất hiện ở những trứng không được thụ tinh, sau đó lan truyền sang những trứng khác. Những vật liệu làm giá thể cho cá đẻ phải ngâm trong dung d nước muối 2%, hoặc dung dịch thuốc tím 1/5-1/10 vạn trong thời gian 15 phút.
Khi phát hiện cá bị nhiễm bệnh có thể dùng Green Malachit với nồng độ 0,1-0,2mg/l phun trực tiếp xuống ao.
Cần có biện pháp cách ly cá bệnh với cá khỏe. Với cá rô phi trước khi đưa đi trú Đông cần cho cá ăn khỏe, tăng khả năng chống rét của cá. Cá trú đông cần chọn những con không bị thương tật, không nhiễm kí sinh trùng ngoài da. Có thể tắm cho cá trong nước muối hoặc thuốc tím.
Chú ý không được phủ bèo kín mặt ao. Như vậy làm giảm khả năng hòa tan oxy vào trong ao. Khi cá bị bệnh, có thể dùng dung dịch muối ăn 3% hoặc dung dịch thuốc tím 1/5 vạn để tắm cho cá.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X