0962801374

Một Số Bệnh Ký Sinh Trùng ở Thú Cưng

Một Số Bệnh Ký Sinh Trùng ở Thú Cưng
Ascaris - Giun đũa thú cưng
Parascaris equirirum - giun đũa chó
Neoascaris vitulorum - giun đũa mèo
Ascaris galli - giun đũa  
Toxocaris cannis - giun đũa chó
Bệnh giun đũa của các loại thú cưng là do loài giun tròn thuộc bộ phụ Ascaridata gây ra. Nó là loại giun tròn to, con đực nhỏ hơn con cái. Giun đũa thường ký sinh ở ruột non các loại vật nuôi. Đây là một trong những bệnh giun tròn gây bệnh cho các loại vật non. Tỷ lệ và cường
độ cảm nhiễm rất cao, chúng thường gây cho thú cưng ốm yếu, rối loạn tiêu hóa và dần sẽ dẫn tới chết. Bệnh thường gặp tất cả các vùng trong nước ta và nhiều nước trên thế giới. Chúng không gây cho thú cưng chết hàng loạt, song gây cho thú cưng gầy yếu dần, sức đề kháng giảm,
dễ dàng mắc một số bệnh truyền nhiễm khác. Bệnh giun đũa cũng gây thiệt hại kinh tế đáng kể trong chăn nuôi.
Chu trình phát triển của giun đũa
Giun đũa sống ký sinh ở trong ruột non đường tiêu hóa. Con đực và con cái thụ tinh, con cái đẻ trứng 100-250 ngàn trứng. Trứng theo phân thải ra môi trường bên ngoài. Trứng sẽ tiếp tục phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây nhiễm. Thú cưng và các loài vật khác nhiễm giun đũa do thức ăn nước uống nhiễm phải trứng có ấu trùng gây nhiễm.
Khi vào ruột ấu trùng chui ra khỏi vỏ, vào niêm mạc ruột theo hệ thống mạch máu chúng di hành khắp cơ thể. Đến gan phổi, tim và cuối cùng trở về ruột thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành một vòng đời của chúng hết 1,5 - 3 tháng.
Điều kiện khí hậu nước ta nóng và ẩm vô cùng thuận lợi cho giun sán phát triển. Trong điều kiện dưới ánh nắng gay gắt trứng giun đũa cũng bị tiêu diệt.
Cơ chế phát bệnh và triệu chứng lâm sàng
Giun đũa gây bệnh lý rất mạnh trong giai đoạn ấu trùng di hành và giai đoạn giun trưởng thành ký sinh ở ruột non.
Tác động gây bệnh lý:
Trong quá trình di hành chúng gây những phản ứng bệnh lý đến cơ quan như tim phổi, gây những rối loạn hoạt động của cơ quan bộ phận đó.
Giai đoạn trưởng thành chúng ký sinh ở ruột, với số lượng lớn sẽ gây tắc ruột. Trong quá trình sống ở ruột chúng cướp chất dinh dưỡng, gây những tác động cơ học, làm rách gây viêm loét ruột. Đặc biệt trong thời kỳ trưởng thành giun đũa con di hành đến các cơ quan khác, như túi mật gây tắc mật, lên mũi và có thể lên xoang trán, gây những biến chứng khó lường được.
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh giun đũa xảy ra ở dưới dạng mãn tính. Cũng như các bệnh ký sinh trùng khác bệnh phụ thuộc vào cường độ cảm nhiễm, sức đề kháng của thú cưng mà triệu chứng bệnh nó được thể hiện.
Rối loạn tiêu hóa Ỉa chảy, phân lỏng, có niêm mạc ruột, có khi xuất huyết. Da xù xì, lông dựng và thô. Mức độ cảm nhiễm nặng thú cưng xuất hiện triệu chứng thần kinh (hưng phấn co giật, bại liệt).
Ở giai đoạn ấu trùng di hành lên phổi gây ho và có triệu chứng của viêm phổi. Thân nhiệt tăng, tần số hô hấp tăng.
Chẩn đoán bệnh:
Biện pháp chẩn đoán bệnh giun đũa khi thú cưng còn sống là sử dụng phương pháp soi phân tìm trứng. Hai phương pháp đó là: Fleubor và Darling.
Trong thời gian gần đây ở một số nước có khoa học kỹ thuật phát triển họ đã áp dụng phương pháp dị ứng để chẩn đoán bệnh giun đũa.
Chẩn đoán sau khi thú cưng chết thì phương pháp mổ khám toàn diện theo phương pháp Skrjabin, hoặc phương pháp Bacrman để tìm ấu trùng của giun đũa.
Phòng và trị bệnh
Hiện nay trong thú cưng cũng như trong y học có rất nhiều loại thuốc dùng để trị giun đũa. Các thuốc chứa một hàm lượng Silicofluorat để có tác dụng diệt giun đũa rát tốt.
Các loại cây củ thực vật như: keo đậu, hạt bí, đều có tác dụng tẩy giun rất hiệu nghiệm.
Hiện nay thường dùng: Piperazin, Santonin...
Biện pháp phòng bệnh:
- Chẩn đoán định kỳ và có kế hoạch tẩy giun định kỳ.
Đối với thú cưng nái có chửa thì nên tẩy giun trước một tháng trước khi đẻ.
Thực hiện vệ sinh chuồng trại, rãnh thoát nước.
Chuồng trại phải quét dọn hàng ngày.
Phân của thú cưng thu dọn và ủ bằng phương pháp sinh học.
Tăng cường nuôi dưỡng chăm sóc thú cưng là biện pháp thiết thực nhất nhằm ngăn ngừa bệnh và nâng cao sức đề kháng cho thú cưng.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X