0962801374

Mèo có kinh nguyệt không? Hé lộ những điều thú vị chưa biết

Mèo có kinh nguyệt không? Hé lộ những điều thú vị chưa biết
Đi tìm lời giải: mèo có kinh nguyệt không?
Mèo có kinh nguyệt không
Mèo có kinh nguyệt, nhưng thời gian xuất hiện kinh nguyệt lại khác các động vật có vú khác.
 
Mèo cái cũng có chu kỳ giống như chó và người, nhưng những chu kỳ này hơi khác. Chu kỳ của mèo thường hay gọi là chu kỳ động dục thay vì chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đối với mèo 2 cách gọi này đều được, bạn không cần phân biệt quá rõ ràng đâu nhé!
 
Ở mèo sẽ có chu kỳ sinh sản khác với chúng ta. Trong độ tuổi sinh sản của mèo sẽ trải qua bốn chu kỳ. Nếu mèo đang mang thai, chúng sẽ không còn tiếp nhận con đực cho đến hai tuần sau khi mèo con chào đời. Nếu chưa mang thai, thì chu kỳ động dục (nhiệt) sẽ trở lại sau mỗi 2-3 tuần.
 
Xem thêm:
 
Tại sao mèo sợ nước
Mèo có thích ôm ấp không?
Vì sao mèo bị trầm cảm?
Có nên cắt móng cho mèo không?
Mèo có kinh nguyệt có cùng thời điểm động dục của mèo không?
Mèo có kinh nguyệt không
Kinh nguyệt của mèo đi kèm với giai đoạn động dục.
 
Bởi vì mèo không có chu kỳ kinh nguyệt nên thời kỳ động dục ở mèo cũng được xem như những chu kỳ kinh nguyệt bình thường giống người và các loài động vật khác. Chu kỳ động dục đầu tiên sẽ xảy ra khi mèo đạt độ chín về tình dục, khoảng sau sáu tháng tuổi. Lúc này là thời điểm thích hợp để mèo cái giao phối, rụng trứng và mang thai. Không giống như chó, mèo ít khi chảy máu trong quá trình động dục. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều thay đổi mà bạn có thể nhận thấy được ở thú cưng trong giai đoạn này.
 
Mèo trở nên cực kỳ khắt khe, tình cảm trong giai đoạn này, thậm chí chúng có thể trở nên cáu gắt, phá hoại. Chẳng hạn như, chúng đi tiểu trên thảm hoặc trên bất cứ đồ đạc nào ngay cả khi không ai tác động hay đụng chạm gì tới nó.
 
Hành vi này không được thúc đẩy bởi mong muốn trả thù, nhưng do nhu cầu đánh dấu lãnh thổ, giải phóng Hormone và Pheromone để tìm kiếm bạn tình. Nếu mèo không có bạn tình, thì chu kỳ này sẽ tiếp tục trong khoảng một tuần và lặp lại trong 3 tuần.
 
Mèo có kinh nguyệt không: những biểu hiện liên quan đến động dục
Mèo có kinh nguyệt không
Kinh nguyệt của mèo liên quan mật thiết đến sinh sản nên các chủ nhớ lưu ý nhé!
 
Với bất cứ với ai đã từng nuôi mèo lâu năm sẽ quen với một số biểu hiện thường thấy khi mèo bước vào thời kỳ kinh nguyệt (động dục). Cũng có đôi khi rất khó để nhận ra vì các dấu hiệu này không được thể hiện rõ ràng. Một số biểu hiện đặc trưng thường hay thấy ở mèo trong giai đoạn này như: 
 
Tiếng kêu lớn, hay gào thét. Tiếng kêu này sẽ khác so với tiếng kêu meo meo mà hằng ngày chúng thường hay kêu. 
Lăn trên mặt đất.
Thân thiện hơn với mọi người hơn.
Nâng đuôi nhiều hơn lúc bình thường.
Hạ chân trước xuống và nâng cao phía sau.
 
 
👉 3 Công Thức Biến Thức Ăn Khô Cho Mèo Ngon Hơn
 
Mèo có kinh nguyệt có liên quan đến thai kỳ không?
Sau chu kỳ kinh nguyệt ở mèo (động dục), nếu mèo đậu thai thì chúng sẽ bắt đầu dưỡng thai và không còn có các biểu hiện, nhu cầu tìm bạn tình nữa.
 
Vì mèo không giống người, chúng ta không thể kiểm tra hay xét nghiệm trên cơ thể để biết chúng có mang thai hay không. Tuy nhiên, sẽ có một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết được tình trạng mèo đang mang thai như:
 
Một số con mèo có thể bị ốm nghén sớm trong thai kỳ, chúng ít quan tâm đến thức ăn hơn và đôi khi còn nôn mửa.
Sự thèm ăn tăng lên, đặc biệt là khi thai kỳ tiến triển. Điều này thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ ba của thai kỳ. Nhu cầu dinh dưỡng của mèo mang thai sẽ tăng dần lên, đặc biệt là gần đến thời gian sinh của nó.
Có thể nhận thấy những thay đổi về hành vi ở con mèo của bạn, chúng có thể trở nên tình cảm hơn, dễ mến hơn rất nhiều so với trước đây.
Mèo có thể sẽ ngủ nhiều hơn.
Khoảng 18-21 ngày, các núm vú sẽ sưng lên rõ rệt và có màu hồng, điều này được biết đến với tên gọi là Pink Pinking up.
Sau ba tuần, bụng của mèo sẽ trở nên to hơn rõ rệt, bạn có thể nhận thấy thông qua mắt thường.
Khoảng ba tuần thai, bác sĩ thú y sẽ có thể thực hiện siêu âm trên con mèo của bạn để xác định xem cô ấy có thai hay không.
Lúc này, bạn cũng có thể sờ nắn bụng mèo một cách cẩn thận và cảm nhận thai nhi đang phát triển. Nhưng tốt hơn hết không nên thử ở nhà.
Trong giai đoạn sau của thai kỳ, mèo sẽ tìm cho mình một chiếc tổ làm nơi sinh nở và chăm sóc con mình. Đây thường sẽ là một nơi ấm áp, yên tĩnh và kín đáo.
Các tuyến vú (vú) sẽ bắt đầu sản xuất sữa vào cuối thai kỳ.
Có nên tác động đến giai đoạn kinh nguyệt – động dục của mèo không?
Mèo có kinh nguyệt không
Nếu kinh nguyệt và động dục khiến bạn phiền toái, đừng ngại triệt sản mèo nhé. Việc triệt sản hiện này cũng khá an toàn nếu được làm ở bệnh viện hoặc trạm thú y có tiếng.
 
Chu kỳ kinh nguyệt của mèo (động dục) thường xảy ra thường xuyên, khiến mèo có những biểu hiện bất thường, đôi khi là bỏ ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo. Việc động dục ở mèo gây không ít khó khăn cũng như phiền toái trong cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế, bạn có thể triệt sản cho mèo, giúp chúng tăng tuổi thọ, cuộc sống của mèo cũng trở nên dễ dàng và vui vẻ hơn.
 
Tuy nhiên, việc này bạn không thể tự mình thực hiện được, nếu muốn triệt sản cho mèo thì tốt hơn hết nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được khử trùng, phẫu thuật đúng cách. Một khi mèo cái đã bị cắt bỏ (đã cắt bỏ tử cung và buồng trứng), chúng sẽ không còn có chu kỳ qua bốn giai đoạn và không thể mang thai được nữa.
 
Vậy qua bài viết này bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc là mèo có kinh nguyệt không rồi đúng không nào? Ở mèo chỉ có chu kỳ động dục và trải qua 4 giai đoạn trước khi sinh con mà thôi. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích để nhận biết, và chăm sóc mèo tốt hơn ở thời kỳ kinh nguyệt và mang thai của chúng.
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X