0962801374

Cách để Chăm sóc rồng Úc

Cách để Chăm sóc rồng Úc
Rồng Úc (bearded dragon), hay "rồng râu," có bản tính hiền lành, hiếu kỳ và dường như rất thích bầu bạn với con người, vì vậy chúng là loài thú cưng được ưa chuộng. Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc để rồng Úc được khỏe mạnh và hạnh phúc.
 
 
 
Phần
1
Chọn rồng Úc
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 1
1
Tìm hiểu về rồng Úc trước khi mua. Rồng Úc có những nhu cầu đặc biệt cần được đáp ứng, vì vậy bạn cần chuẩn bị một số kiến thức trước khi sở hữu một chú rồng Úc. Vào lúc này, bạn cần xác định xem rồng Úc có phải là loài thú cưng thích hợp với bạn không, đồng thời đảm bảo phải có mọi thứ cần thiết trước khi đem một chú rồng về nhà.[1]
Lưu ý rằng rồng Úc có thể là loài vật nuôi thú vị, nhưng chúng không phù hợp cho trẻ nhỏ. Rồng Úc cần được chăm sóc tỉ mỉ, chẳng hạn như giữ đúng nhiệt độ và thay bóng đèn UVB thường xuyên.
 
 
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 2
2
Chọn rồng Úc có chiều dài hơn 15 cm. Rồng Úc non thường rất yếu ớt và dễ nhiễm bệnh hoặc bị căng thẳng qua mức. Những côn rồng trưởng thành dễ chăm sóc hơn nhiều.[2]
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 3
3
Tìm một chú rồng Úc lanh lợi.[3] Khi bạn bước đến gần, nó phải tò mò nhìn bạn với cặp mắt sáng và linh lợi. Hẳn là bạn không muốn nuôi một chú rồng không nhấc đầu lên được hoặc có vẻ lờ đờ.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 4
4
Quan sát xem con rồng đó có dị tật gì không. Chọn con rồng không có vết lở loét, vết bỏng, mủ, ký sinh trùng ngoài da hoặc dị tật.
Tuy nhiên, nhiều con rồng Úc có thể bị mất ngón chân hoặc một mẩu đuôi, nhưng điều này không gây khó chịu cho nó, miễn là vết thương đã lành và không có dấu hiệu nhiễm trùng.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 5
5
Đem rồng Úc mới mua về đến bác sĩ thú y. Ngay sau khi mua một chú rồng Úc, bạn hãy đem đến bác sĩ thú y để kiểm tra ký sinh trùng và đánh giá sức khỏe tổng thể của nó.
Có thể sẽ có ích nếu bạn đem theo mẫu phân của con rồng. Bạn nên hỏi bác sĩ về việc này khi gọi điện hẹn ngày khám.
Hiện không có loại vắc-xin nào được khuyến nghị áp dụng cho rồng Úc.[4]
Bạn nên có thói quen đưa rồng đi khám sức khỏe, dù nó có bệnh hay không. Cố gắng đưa rồng Úc đến bác sĩ thú y cách 3 tháng một lần.
 
Phần
2
Tạo môi trường sống thuận lợi cho rồng Úc
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 6
1
Lưu ý rằng hầu hết rồng Úc thường sống một mình. Những con to có thể tấn công những con nhỏ hơn, và con đực thường có bản tính chiếm hữu lãnh thổ. Điều này lại càng phức tạp hơn vì việc xác định giới tính rồng Úc khi chúng còn nhỏ khá khó khăn, do đó ban đầu có lẽ bạn không biết con rồng của bạn là đực hay cái.[5]
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 7
2
Mua hộp sinh thái thay vì hộp kính hoặc bể cá. Không như hộp kính hay bể cá có bốn mặt kính, hộp sinh thái có các mặt tường chắc chắn và một mặt kính phía trước. Hộp kính sẽ khó giữ cho môi trường đủ ấm, vì thế, hoặc chú rồng của bạn có thể sẽ bị lạnh, hoặc hóa đơn tiền điện trong nhà sẽ tăng vọt. Nhớ rằng hộp sinh thái cần có kích thước ít nhất là 90 cm x 30 cm x 45 cm.
Nếu không mua được hộp sinh thái, bạn hãy chọn bể cá có gắn lưới ở mặt trên.
Nếu muốn tự xây chuồng, bạn cần nhớ rằng chuồng phải thông gió tốt, dễ khử trùng và có thể giữ nhiệt tốt (xem bên dưới).
Loại chuồng có các mặt gỗ cần phải được bịt kín bằng polyurethane hoặc một chất không thấm nước khác, và các đường nối cần phải trám để dễ rửa dọn và khử trùng. Chờ nhiều ngày cho polyurethane khô hẳn và lùa không khí ra ngoài trước khi thả rồng Úc vào để tránh bị ngộ độc.[6]
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 8
3
Đảm bảo chỗ ở của rồng Úc phải có kích thước đủ rộng. Rồng Úc có thể phát triển đến 60 cm, di chuyển nhanh và thích leo trèo, vì vậy chúng cần nhiều không gian sống.[7] Với rồng Úc còn nhỏ, một bể cá dung tích 40 lít là đủ, tuy nhiên cũng chỉ dùng được vài tháng, vì chú rồng của bạn sẽ lớn nhanh. Rồng trưởng thành cần nhiều không gian hơn: bể cá phải có dung tích tối thiểu 210 - 230 lít,[8] nhưng bạn nên dùng bể cá có dung tích 280 - 450 lít thì tốt hơn.
Nếu tự xây chuồng, bạn cần đảm bảo chuồng có kích thước ít nhất 120 cm chiều dài, 60 cm chiều rộng, và 50 cm chiều cao.
Để tiết kiệm, bạn có thể mua luôn chuồng nuôi rồng trưởng thành. Cân nhắc dùng các vách ngăn có thể điều chỉnh được để nới rộng không gian sống khi chú rồng của bạn lớn lên.[9]
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 9
4
Dùng nắp lưới đậy chuồng. Không dùng kính, nhựa mica hoặc gỗ để đậy chuồng. Những vật liệu này ngăn cản không khí lưu thông và khiến độ ẩm tích tụ trong chuồng. Nắp lưới sẽ giúp không khí lưu thông tốt, cho phép nguồn ánh sáng và nhiệt độ hoạt động đúng mức, đồng thời giúp độ ẩm thoát ra.
Đảm bảo nắp phải đậy kín.
 
 
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 10
5
Lót sàn. Đáy chuồng nên lót một lớp nền an toàn và dễ làm vệ sinh. Một điều rất quan trọng là chọn vật liệu không gây nguy hiểm cho rồng. Rồng Úc thường ăn lớp lót nền có các hạt nhỏ dẫn đến tắc đường tiêu hóa và chết. Bạn có thể dùng giấy báo, khăn giấy, giấy gói hàng hoặc thảm chuyên dùng cho loài bò sát.[10] Những vật liệu này rẻ, dễ dọn dẹp và không gây hại cho vật nuôi.
Đảm bảo đáy dưới cùng trong hộp sinh thái được lót thảm không có nguồn nhiệt. Như vậy, nếu chú rồng muốn đào xuống dưới lớp lót bên trên thì vùng dễ tổn thương nhất của nó (bụng) cũng sẽ không tiếp xúc với đáy bể lạnh.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 11
6
Bổ sung "đồ nội thất" vào nhà của rồng. Tạo một môi trường thuận lợi cho chú rồng của bạn có thể leo trèo, ẩn nấp và sưởi ấm – những hành vi cần có để duy trì trạng thái khỏe mạnh của rồng Úc.
Đừng bao giờ cho vào chuồng bất cứ vật nào bạn tìm được ở bên ngoài. Các khúc gỗ và vật trong tự nhiên có thể mang các loại ký sinh trùng, dù bạn có rửa sạch đến đâu đi nữa. Thay vào đó, bạn hãy dùng các khúc gỗ và cành cây đã khử trùng sẵn có bán ở cửa hàng. Rửa bằng nước ấm và phơi khô trước khi cho vào chuồng.
Đặt thêm vài cành cây cho rồng leo trèo và sưởi ấm. Nhớ đặt vững chắc dưới nguồn nhiệt phụ (xem phần 3). Đảm bảo các cành cây phải rộng bằng kích cỡ của rồng. Gỗ sồi hoặc các tấm ván lót thảm là các lựa chọn tốt. Tránh các khúc gỗ dính nhựa cây hoặc hắc ín.
Cung cấp những hòn đá nhẵn để rồng nằm sưởi ấm và mài móng.
Tạo nơi ẩn nấp cho rồng. Bạn có thể cho vào chuồng một hộp các-tông rỗng, ống các-tông hoặc chậu hoa. Chỗ ẩn nấp cần phải ôm khít và đặt trên cao trong chuồng. Nếu chú rồng của bạn không sử dụng nơi ẩn nấp, bạn hãy thử di chuyển sang vị trí khác hoặc dùng vật khác.
Cho thêm vài cây xanh để tạo bóng mát, độ ẩm và cảm giác an toàn cho rồng. Đảm bảo chọn cây không độc đối với rồng Úc (chẳng hạn như cây huyết dụ, cây sanh Ficus benjamina, và dâm bụt). Đảm bảo cây và đất không được xử lý thuốc trừ sâu, phân bón hoặc các chất tạo ẩm. Trước khi đặt vào chuồng, bạn cần rửa cây bằng bình xịt nước và tưới nước vào đất cho đến khi nước chảy ra từ lỗ thoát nước dưới đáy chậu: điều này sẽ giúp loại bỏ mọi hóa chất độc hại. Có thể bạn cũng cần cách ly các cây mới mua về ở nơi tách biệt trong nhà một thời gian trước khi đặt vào chuồng.[11]
Phần
3
Kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 12
1
Cung cấp nguồn nhiệt chính. Bạn cần một nguồn nhiệt duy trì nhiệt độ trong chuồng ở mức phù hợp với rồng Úc. Rồng Úc ưa nhiệt độ trong khoảng 25-31 độ C vào ban ngày, và ban đêm là 21-26 độ C.
Sử dụng một dàn đèn sợi đốt bên trên nóc chuồng. Nhớ tắt đèn vào ban đêm, và khi đó bạn cần sử dụng nguồn nhiệt khác, tùy vào nhiệt độ trong phòng.
Thử dùng tấm sưởi đặt dưới đáy chuồng hoặc máy sưởi gốm hồng ngoại làm nguồn nhiệt ban đêm.
Có loại bóng đèn sợi đốt chuyên dành cho loài bò sát, có khả năng tỏa nhiệt nhưng ít sáng; tuy nhiên loại đèn này khá đắt.
Đối với chuồng rộng, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ trong phòng bằng máy điều nhiệt hoặc lò sưởi.
Luôn gắn thiết bị báo cháy trong phòng nơi có đèn hoặc các nguồn nhiệt đang hoạt động.[12]
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 13
2
Sử dụng thêm nguồn nhiệt phụ. Rồng Úc thích có sự chênh lệch nhiệt độ trong chuồng để chúng có thể di chuyển từ chỗ ấm hơn đến khu vực mát hơn. Nguồn nhiệt phụ sẽ cung cấp cho chúng một nơi để sưởi ấm. Khu vực này cần chiếm 25 -30% diện tích chuồng, với nhiệt độ khoảng 35-38 độ C. Bạn có thể sử dụng loại đèn sưởi đặc biệt, hoặc chọn một bóng đèn sợi đốt đơn giản có công suất 30-75 W có đế gốm. Nguồn nhiệt này cần được gắn chắc chắn ở nơi con vật không chạm vào được.
Không bao giờ sử dụng đá nóng để làm nguồn nhiệt!
Nhớ dùng bóng đèn công suất nhỏ hơn để sưởi cho rồng Úc còn nhỏ sống trong chuồng nhỏ; nếu không, chuồng sẽ trở nên quá nóng.[13]
Không nên để nhiệt độ tăng quá 43 độ C, nhưng nhiệt độ sưởi trong khoảng này là chấp nhận được.
Bạn nên đặt một nhiệt kế ở "khu nóng" và một ở "khu mát" để đảm bảo duy trì nhiệt độ phù hợp.
 
 
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 14
3
Cung cấp đèn phát ánh sáng tia UVB. Rồng Úc cần có ánh sáng cực tím để tổng hợp vitamin D có tác dụng hỗ trợ quá trình hấp thụ can-xi; sự thiếu hụt can-xi có thể dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa xương. Bạn có thể dùng đèn huỳnh quang hoặc bóng đèn hơi thủy ngân; đèn huỳnh quang cần phải thay bóng mới cách 6 tháng một lần, vì tia UVB phát ra sẽ yếu dần theo thời gian. Rồng Úc cần tiếp xúc với ánh sáng này 12 -14 tiếng mỗi ngày.
Đảm bảo bóng đèn huỳnh quang phải phát ra ánh sáng có ít nhất 5% UVB (kiểm tra bao bì để biết các thông số).
Tìm bóng đèn dài chiếu hết chiều dài của chuồng.
Cân nhắc sử dụng đèn cực tím có bước sóng trong khoảng 290-320 nm. (Lưu ý rằng loại đèn này không giống như loại đèn trồng cây hoặc đèn dùng trong các quán bar). Bạn có thể chọn các bóng đèn phát ra cả ánh sáng trắng và tia UVB, hoặc loại đèn chỉ phát ra tia UVB.
Tốt nhất là nên đặt nguồn ánh sáng UVB cách nơi rồng thường nằm (chẳng hạn như khu vực sưởi) 25 -30 cm để đảm bảo rồng được tiếp xúc đủ với ánh sáng. Không nên để đèn cách xa hơn 45 cm.
Nhớ rằng tia UVB không xuyên qua kính. Nguồn UVB nên gắn bên trên nắp lưới của chuồng, và lưới cũng không nên quá khít.
Mặt trời là nguồn cung cấp UVB tốt nhất. Vào những ngày nắng, khi nhiệt độ ở trong khoảng thích hợp (xem phần 3, bước 1 bên trên), bạn nên cho rồng vào chuồng lưới có khóa chắc chắn và đem ra ngoài trời sưởi nắng. Bạn cũng nên cung cấp bóng mát và nơi ẩn nấp cho rồng.[14]
Phần
4
Cho rồng Úc ăn
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 15
1
Cho rồng ăn thức ăn có cỡ phù hợp. Một trong những yếu tố quan trọng bạn cần nhớ khi cho rồng Úc ăn là mọi loại thức ăn cho rồng không được lớn hơn khoảng cách giữa hai mắt của nó. Nếu thức ăn lớn hơn cỡ này, rồng có thể bị nghẹn, tắc ống tiêu hóa và liệt chân sau.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 16
2
Cho rồng Úc ăn chế độ ăn chủ yếu bao gồm côn trùng nhỏ. Rồng Úc là loài ăn tạp, tức là chúng ăn cả động vật lẫn thực vật. Tuy nhiên, rồng Úc mới nở và còn non có nhu cầu đặc biệt trong chế độ ăn. Bạn nên cho rồng Úc những con côn trùng nhỏ với số lượng đủ ăn trong khoảng 5-10 phút. Ngừng cho ăn khi rồng ngừng ăn. Rồng Úc con có thể ăn mỗi ngày khoảng 20-60 con dế con cỡ bằng đầu ghim.
Cho rồng mới nở ăn chế độ ăn bao gồm côn trùng nhỏ. Nếu nuôi rồng Úc còn rất nhỏ, bạn cần cho rồng ăn những con mồi thật nhỏ như dế con cỡ bằng đầu ghim hoặc sâu mới nở nhỏ li ti. Bạn có thể dần dần tập cho rồng Úc ăn chuột nhắt bao tử một ngày tuổi khi chúng đã sẵn sàng.
Cho rồng con (hai đến bốn tháng tuổi) ăn chế độ 80% côn trùng và 20% rau xanh (xem các gợi ý bên dưới).
Rồng Úc con cần cho ăn hai đến ba lần một ngày.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 17
3
Cho rồng Úc trưởng thành ăn nhiều rau. Chế độ ăn của rồng trưởng thành gồm khoảng 60-65% thực vật và 30-45% động vật. Rau lá xanh giàu can-xi và các loại rau củ khác nên chiếm tỷ lệ lớn trong chế độ ăn của rồng Úc trưởng thành.
Cho ăn "rau trộn" gồm cải rổ, lá và hoa bồ công anh, rau cúc đắng, rau diếp quăn, lá nho, cải bẹ xanh, lá củ cải và/hoặc cải xoong.
Bạn có thể bổ sung các loại rau củ sau để cân bằng dinh dưỡng cho rồng Úc: bí mùa đông, ớt chuông xanh và đỏ, bí hồ lô, đậu xanh, đậu lăng, bí ngô và các loại bí khác, đậu Hà Lan, khoai lang và củ cải. Nấu bí cho mềm trước khi cho rồng ăn.
Thỉnh thoảng cho rồng Úc ăn những loại rau sau đây như phần thưởng: bắp cải, cải cầu vồng và cải xoăn (những loại rau này có hàm lượng cao oxalat canxi, gây rối loạn chuyển hóa xương); cà rốt (chứa nhiều vitamin A, có thể gây ngộ độc nếu ở mức cao); rau bina, bông cải xanh và rau mùi tây (có hàm lượng cao goitrogens, làm suy giảm chức năng tuyến giáp); và ngô, dưa chuột, củ cái, cải Brussels và bí ngòi (giá trị dinh dưỡng thấp).
Xịt nước lên rau để giữ rau tươi lâu và cung cấp thêm nước cho rồng.
Thái các loại rau và trộn lên thành món rau trộn để khuyến khích rồng Úc ăn nhiều loại thức ăn thay vì chỉ chọn những món yêu thích.[15]
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 18
4
Thỉnh thoảng cho rồng Úc ăn hoa quả và một số loại thực vật như một món phần thưởng. Bạn cũng có thể cho chúng ăn những thức ăn sau: táo, mơ, chuối, quả mọng, dưa vàng, sung, nho, xoài, cam, đu đủ, đào, lê, mận, cà chua, sanh Ficus benjamina, phong lữ, hoa và lá cây bụp giấm, păng-xê, dã yên thảo, ráy leo, cánh hoa hồng và lá, snail vine (một loài cây leo thuộc họ đậu), và violet.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 19
5
Cho rồng Úc nhỡ và trưởng thành ăn mồi sống mỗi ngày một lần cùng với rau xanh. Bạn có thể thử cho chúng ăn dế, sâu gạo, sâu sáp (wax worms), sâu sữa, chuột bao tử, và gián Madagascar.
"Vỗ béo" cho con mồi bằng cách cho chúng ăn thức ăn giàu dinh dưỡng một hoặc hai ngày trước khi đem chúng cho rồng Úc ăn. Ví dụ, bạn có thể cho chúng ăn đậu xay, bột ngô, cà rốt, khoai lang, cải rổ, cải bẹ xanh, bông cải xanh, rau bina, táo, cam, ngũ cốc và yến mạch cán nhỏ.[16]
Những con mồi mà rồng không ăn hết cần phải được dọn ra khỏi chuồng.
Bạn nên mua mồi cho rồng ăn, vì con mồi bắt ngoài tự nhiên (chẳng hạn như những con côn trùng bạn bắt được trong vườn nhà) có thể bị phơi nhiễm hóa chất độc hại hoặc mang ký sinh trùng truyền sang cho rồng.
Đom đóm là côn trùng độc với rồng Úc.
Tằm là thức ăn chủ yếu chỉ khi rồng Úc bị bệnh hoặc mang thai.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 20
6
Rắc thực phẩm bổ sung can-xi dạng bột không chứa phosphate lên rau và côn trùng. Mua thực phẩm bổ sung can xi dạng bột (không chứa phosphate) rắc lên rau trộn và con mồi ngay trước khi cho rồng Úc ăn. Thực hiện mỗi ngày một lần với rồng chưa trưởng thành (dưới 2 tuổi) và một hoặc hai lần mỗi tuần đối với rồng trưởng thành.
Có thể bạn cũng cần dùng thực phẩm bổ sung vitamin D3.
Xem hướng dẫn trên sản phẩm và/hoặc bác sĩ thú y về liều lượng thực phẩm chức năng cho rồng ăn, vì sử dụng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 21
7
Đừng hoảng hốt nếu chú rồng của bạn bỏ ăn. Khi đến thời kỳ lột da, rồng Úc có thể không ăn. Tuy nhiên, nếu rồng Úc bỏ ăn quá ba ngày và không có dấu hiệu lột da, có lẽ nó đã bị bệnh. Trong trường hợp này, bạn phải gọi điện cho bác sĩ thú y để hẹn đưa rồng đến khám.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 22
8
Cung cấp nước sạch mỗi ngày. Đựng nước trong bát nông cho rồng uống. Bạn có thể khoắng ngón tay trong bát nước để thu hút sự chú ý của nó. Rồng Úc thich những vật chuyển động, vì vậy mặt nước gợn sóng lăn tăn sẽ gợi tính tò mò của nó. Tuy nhiên, nhiều con rồng Úc không uống nước trong bát, vì thế có thể bạn phải dùng ống nhỏ giọt từ từ nhỏ nước lên mõm rồng.
Rồng Úc thường bài tiết chất thải vào bát nước uống, do đó bạn cần thay nước mỗi ngày một lần (hoặc ngay sau khi bạn thấy có phân của nó trong bát nước). Cũng vì lý do đó, bạn cũng cần khử trùng bát mỗi tuần một lần bằng dung dịch thuốc tẩy và nước với tỷ lệ 1:10 để tránh vi khuẩn tích tụ.[17]
Nếu chú rồng của bạn không thích uống nước, bạn hãy xịt nhẹ nước lên mình rồng: nó sẽ liếm những giọt nước trên da.[18]
Phần
5
Giữ vệ sinh
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 23
1
Tắm cho rồng Úc. Tắm cho rồng Úc mỗi tuần một lần để giúp giữ ẩm và hỗ trợ cho rồng trong thời kỳ lột da.
Nước tắm cho rồng cần phải ấm và không nóng khi thử lên cổ tay, giống như nước tắm cho em bé.
Chứa nước trong bồn tắm chỉ sâu đến ngực hoặc đến nửa chân trước của rồng. Mở nước cho đến khi mực nước chạm đến đốt ngón tay thứ hai của ngón tay trỏ nếu tắm cho rồng trưởng thành, và chạm đến đốt đầu tiên của ngón tay nếu bạn tắm cho rồng còn nhỏ.
Không bao giờ để rồng Úc một mình trong bồn tắm mà không trông coi – tai nạn có thể xảy ra chỉ trong tích tắc.
Bạn nên khử trùng bồn tắm sau khi tắm cho rồng, vì nó thường bài tiết chất thải vào nước. Dùng dung dịch thuốc tẩy pha với nước theo tỷ lệ 1:10.[19]
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 24
2
Giữ sạch sẽ chỗ ở của rồng Úc. Bạn cần làm vệ sinh chuồng cũng như bát thức ăn và nước uống mỗi tuần một lần.
Pha thuốc tẩy với nước theo tỷ lệ 1:10 và rót vào bình xịt.
Đem rồng ra khỏi chuồng. Nhờ một người giữ rồng hoặc nhốt vào chuồng chắc chắn.
Dùng nước nóng và giẻ sạch để loại bỏ bụi đất và chất thải của rồng.
Tiếp theo, bạn hãy xịt dung dịch thuốc tẩy lên toàn bộ bề mặt đang làm sạch cho đến khi ướt đẫm và chờ 15 phút, sau đó dùng giẻ hoặc khăn giấy lau, đảm bảo dọn sạch thức ăn cũ và phân rồng.
Rửa lại tất cả các bề mặt nhiều lần bằng nước cho đến khi không còn mùi thuốc tẩy. Nếu vẫn ngửi thấy mùi thuốc tẩy, bạn cần xả nước lại.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 25
3
Giữ vệ sinh cho bản thân bạn. Rửa tay là bước rất quan trọng khi nuôi bò sát. Việc rửa tay trước và sau khi chạm vào rồng sẽ giúp bạn và chú thú cưng mới của bạn được khỏe mạnh. Nếu rửa tay trước khi chạm vào rồng, bạn sẽ giúp giảm rủi ro truyền mầm bệnh sang rồng. Nếu rửa tay sau khi chạm vào rồng, bạn sẽ giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella. Rủi ro này rất thấp, nhưng việc rửa tay sẽ còn giúp giảm rủi ro hơn nữa. Khả năng nhiễm khuẩn Salmonella từ thức ăn cao hơn khả năng bạn nhiễm vi khuẩn này từ rồng Úc.
Rồng Úc có thể mang vi khuẩn Salmonella, vì vậy bạn hãy dùng miếng mút riêng để rửa bát thức ăn và nước uống của chúng, trông chừng bọn trẻ khi chơi với rồng và không để chúng bò lung tung trong bếp. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh hôn rồng Úc, dù chúng có đáng yêu thế nào đi nữa.[20]
Phần
6
Cầm rồng Úc lên tay
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 26
1
Cầm rồng Úc lên tay ít nhất mỗi ngày một lần. Rồng Úc thường là những sinh vật tò mò, vui vẻ và dường như thích bầu bạn với con người. Bằng cách thường xuyên cầm và vuốt ve rồng Úc, bạn sẽ giúp chúng làm quen với con người và giảm stress trong khi rửa chuồng hoặc đến bác sĩ.
Cầm rồng Úc lên bằng cách đặt một bàn tay dưới bụng và nhẹ nhàng nhấc nó lên. Để rồng nằm trên lòng bàn tay và nhẹ nhàng ôm các ngón tay quanh bụng nó.[21]
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 27
2
Cân nhắc đeo găng tay và mặc áo dài tay. Da rồng Úc rất thô ráp, vì vậy bạn nên bảo vệ mình khỏi bị trầy xước.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 28
3
Tỉa móng cho rồng Úc vài tuần một lần. Móng chân rồng sẽ mọc ra rất sắc, vì vậy bạn cần chăm sóc cho chúng.
Quấn rồng Úc trong khăn, để lại một chân của nó bên ngoài.
Nhờ người trợ giúp để giữ con rồng.
Dùng dụng cụ bấm móng tay của người để bấm đầu móng chân rồng. Chỉ bấm một chút, vì giống thằn lằn có mạch máu trong các ngón chân, còn gọi là tủy móng.
Nếu lỡ cắt phạm vào tủy móng của rồng, bạn có thể cầm máu bằng cách dùng bông gòn chấm tinh bột ngô lên móng rồng.
Bạn cũng có thể giũa móng cho rồng, hoặc nhờ bác sĩ thú y cắt móng cho chúng chỉ với một mức phí nhỏ.
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 29
4
Học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của rồng Úc. Bạn sẽ hiểu chú rồng của mình tốt hơn bằng cách nhận biết một số cử chỉ của nó.
Phùng mang: Khi thằn lằn muốn chứng tỏ ưu thế, hoặc khi giật mình hay cảm thấy có mối đe dọa – hành vi này đặc biệt thường xuất hiện vào mùa sinh sản – chúng phồng cổ họng lên.
Há miệng: cũng như phùng mang, cử chỉ này là để tạo dáng vẻ hăm dọa như một cách chứng tỏ ưu thế hoặc để dọa cho đối thủ lùi xa.
Gật gù đầu: Những con đực phô diễn thế mạnh bằng cử chỉ này.
Vẫy tay: Đôi khi rồng Úc có thể giơ một chân trước lên và vẫy chầm chậm; đó là dấu hiệu của sự phục tùng.
Vểnh đuôi: Cử chỉ này thường trông thấy vào mùa sinh sản. Đó có thể là dấu hiệu của sự cảnh giác và năng động. Rồng chưa trưởng thành thường vểnh đuôi khi săn mồi.[22]
Tiêu đề ảnh Care for Bearded Dragons Step 30
5
Đem rồng Úc đến bác sĩ thú y khám sức khỏe mỗi năm một lần. Sau lần khám sức khỏe ban đầu, hàng năm bạn cần đưa rồng đến bác sĩ kiểm tra để phát hiện sớm các vấn đề và giúp cho anh bạn bò sát của bạn khỏe mạnh hết mức có thể.[23]
Lời khuyên
Đừng bao giờ dùng đá sưởi! Rồng Úc không có khả năng nhận biết hòn đá nóng và sẽ bị bỏng bụng. Điều này có thể rất nguy hiểm cho chú rồng của bạn. Thay vào đó, bạn nên dùng đèn sưởi. Đèn sưởi sẽ cung cấp nguồn nhiệt thích hợp mà không gây tổn thương.
Khi phun sương, bạn nên dùng nước RO (nước được xử lý bằng màng thẩm thấu ngược). Loại nước này đã được lọc và không chứa bất cứ chất gì có hại cho rồng Úc.
KHÔNG cho bất cứ loại cát nào vào chuồng. Cát có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và rất nguy hiểm cho rồng Úc, và chúng có thể chết vì cát.
Khi đã cho rồng ăn một con côn trùng lớn, bạn không nên tiếp tục cho ăn nữa, nhớ đặt nước sạch gần đó và để rồng ở lại một mình.
Có nhiều sản phẩm trên thị trường chuyên dùng để rửa chuồng động vật bò sát, ví dụ như Wipe Out 1 của Zoo Med. Bạn có thể mua sản phẩm này hoặc các sản phẩm khác tương tự ở các cửa hàng bán đồ cho thú cưng.
Phun sương cho rồng Úc vào những tháng mùa đông. Khi độ ẩm xuống thấp, bạn cần giúp rồng giữ ẩm bằng cách rót nước vào bình xịt và phun sương cho chúng một tuần nhiều lần.[24]
Không rửa bất cứ vật dụng nào dành cho rồng Úc bằng dung dịch thuốc tẩy! Ngay cả khi bạn không còn ngửi thấy mùi thì dư lượng thuốc tẩy vẫn còn và có thể sẽ hấp thụ qua da rồng. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước khử trùng Pinesol và xả nước kỹ đến khi không còn mùi của sản phẩm, sau đó rửa lại lần nữa bằng giấm chưng cất và xả sạch. Chờ một thời gian cho khô.
Nếu độ ẩm trong bể ở mức thấp (một số bể có kèm máy theo dõi độ ẩm), bạn có thể dùng bình xịt và xịt một hoặc hai lần vào bể. Điều này sẽ giúp tăng độ ẩm và cung cấp nước cho rồng.
Không cho cát vào chuồng. Cát có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa cho rồng. Khi mua rồng Úc về, bạn đừng vội thả ngay vào chuồng mà hãy giữ nó bên ngoài cùng với tấm sưởi. Đổ gạo vào một chiếc tất, buộc lại bằng dây chun và đun nóng trong lò vi sóng 1-2 phút.
Đảm bảo rồng Úc được ấm áp vào ban đêm. Bạn nên mua máy sưởi gốm để ban đêm giữ ấm cho chúng.
Khi mới đem rồng Úc về, bạn nên dành thời gian cho nó ở một mình để khám phá môi trường mới.
Không cho rồng Úc ăn sâu gạo hoặc sâu sữa. Loại thức ăn này có thể kẹt trong ống tiêu hóa và gây ra nhiều vấn đề.
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X