Đối với những người nuôi sinh sản hay bất cứ một người nuôi thú cưng nào thì việc mổ đẻ và đỡ đẻ cho chó Poodle là một việc không thể tránh khỏi suốt thời kì động dục của chó . Từ thời điểm chó Poodle mẹ mang thai đến thời kỳ sinh nở là thời gian mà chó mẹ cần phải được chăm sóc cẩn thận để đảm bảo an toàn cho việc sinh đẻ chó con . Một trong những nguyên nhân làm tỉ lệ tử vong của chó mèo sơ sinh cao nhất là tình trạng rặn đẻ kéo dài, khiến chó mèo sơ sinh bị thiếu oxy dẫn đến nghẹt thở. Một số nguyên nhân tử vong cho chó mèo sơ sinh cũng có thể là do vấn đề di truyền hoặc nhiễm trùng. Các nghiên cứu cho thấy có từ 20 đến 30% số con chó mèo con sinh ra đã chết trước 6 tháng tuổi; hầu hết là do tử vong lúc sơ sinh. Nếu bạn quan sát thấy chú chó Poodle của mình có những biểu hiện trong lúc mang thai không được bình thường hãy nhờ đến sự tư vấn cửa bệnh viện thú y tại nhà.
Mục Lục [ẩn]
1 Những điều cần chú ý khi chó Poodle sắp đẻ
2 Chuẩn bị vật dụng trước khi đở đẻ cho chó Poodle
3 Dấu hiệu nhận biết chó Poodle sắp đẻ
4 Cách đở đẻ cho chó Poodle
5 Tại sao các con chó Poodle mẹ cần được sinh mổ?
6 Chuẩn bị trước và trong phẫu thuật mổ đẻ cho Poodle
6.1 Các Bài Viết Liên Quan
Những điều cần chú ý khi chó Poodle sắp đẻ
Để chuẩn bị tốt cho chó Poodle mẹ sinh nở một cách an toàn, bạn cần phải theo dõi và ghi chú thời gian mang thai của chó cái để tính chính xác ngày sinh nở của con chó. Thông thường chu kỳ mang thai cho đến lúc sinh nở của chó mẹ là khoảng 63 ngày mới sinh, có một số trường hợp sẽ chênh lệch trong thời gian từ 55 – 72 ngày, tùy theo giống chó.
Không ép chó mẹ ăn uống nhiều trước khi sinh, tránh ăn thức ăn khó tiêu. Nếu chó mẹ đau đẻ dữ dội nhưng sau 4 – 6 tiếng không đẻ, bị chảy máu quá nhiều, ngôi thai ngược, chó mẹ có dấu hiệu sức khỏe suy kiệt,…thì cần phải lập tức báo bác sỹ của bệnh viện thú y tại nhà khám cấp cứu và đở đẻ.
Hình ảnh một chú chó Poodle đang chửa
Share
Hình ảnh một chú chó Poodle đang chửa
Đối với các giống chó nhỏ như Poodle phần lớn đều phải dùng phương phương pháp đẻ mổ, vì cấu trúc xương chậu của chó cái nhỏ hẹp nên thai không thể lọt qua cửa khung xương chậu, vì vậy tốt nhất nên nhờ đến sự can thiệp của bệnh viện thú y tại nhà để mổ cho chó mẹ để bảo đảm sự an toàn cho chó mẹ và đàn cún con.
Chuẩn bị vật dụng trước khi đở đẻ cho chó Poodle
Chuẩn bị chỗ đẻ cho chó Poodle và nơi ở cho chó mẹ và cún con sau khi sinh xong. Cần chọn nơi sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát, tránh nơi nhiều gió hay quá nóng.
Chuẩn bị đầy đủ loại thuốc sát trùng cồn 70 độ hoặc cồn iode 5%, kéo đã được khử trùng, khăn bông hoặc khăn giấy.
Chuẩn bị sẵn nước muối pha loãng hoặc sữa ấm cho chó mẹ uống sau khi sinh xong.
Dấu hiệu nhận biết chó Poodle sắp đẻ
Vào thời điểm chó Poodle sắp đẻ, chúng sẽ ăn rất ít hoặc thậm chí bỏ ăn, có thể nôn ra thức ăn, chó đi tiểu nhiều lần hơn và có hiện tượng đái giắt, ỉa xón, thở gấp, có thái độ bồn chồn, cào bới như hành vi làm ổ đẻ. Đây là dấu hiệu báo trước chó con sẽ được sinh ra trong vòng 24 – 48 giờ tới.
Trong vòng 12 giờ cuối thân nhiệt cơ thể chó hạ thấp, chó trở nên bồn chồn, đi lại đứng ngằm không yên, đào xới hay chui rúc vào xó tối, tìm nơi yên tĩnh.
Nếu trong thời điểm này chó Poodle cái có hiện tượng âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng chảy ra thì cần phải tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ thú y đến khám trước khi chó đẻ.
dấu hiệu nhận biết chó poodle đang đẻ
Share
dấu hiệu nhận biết chó poodle sắp đẻ
Dấu hiệu chó mẹ sắp đẻ là lúc này chó trở nên cuống quýt, thở mạnh, chó mẹ càng thở gấp là cơn đau đẻ càng tới gần, phần bụng gồ lên trườn xuống phía bụng dưới, kêu rên, thè lưỡi, dùng miệng liếm ở vùng hậu môn. Lúc này
Nếu lúc này chó Poodle mẹ có hiện tượng chảy nước ối khi chưa xin con là điều bất thường và nguy hiểm cần được bác sỹ thú y của bệnh viện Thú Y Tại Nhà đến kiểm tra.
Cách đở đẻ cho chó Poodle
Bạn cần chuẩn bị chỗ đẻ cho chó phải thoáng, lót vải sạch, nơi chó nằm phải yên tĩnh, đủ ánh sáng, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và con vật khác.
Khi chó mẹ bắt đầu đẻ, lúc này ở vùng kín của chó sẽ lồi ra một bọc màng ối như một quả bóng con, bạn dùng một tay đỡ nhẹ bọc và tay kia vuốt bụng cho chó theo chiều từ trên xuống. Nếu thấy chó mẹ rặn khó thì bạn có thể dùng tay kéo nhẹ bọc đến khi chó con được lấy ra, lúc này bạn nhẹ nhàng xé bọc mỏng lấy cún con ra, nhanh chóng dùng khăn bông lau sạch phần mặt để cún không bị ngạt thở, dùng ống bơm nhỏ hút nước ối ở trong miệng cún ra, hoặc bạn cầm cún con trên tay, xoay đầu ra trước rảy nhẹ nhẹ nặng hơn trọng lượng của cún để nước ối văng ra đến khi cún tự thở được.
Quý khách có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cho chó con có thể tham khảo các dịch vụ sau:
đỡ đẻ & mổ đẻ cho chó mèo
tiêm phòng cho chó mèo
bảng giá thú y
triệt sản cho chó mèo
cấp cứu chó mèo
siêu âm chó mèo
chữa ghẻ viêm da chó mèo
Lúc này bạn bắt đầu cắt dây rốn cho cún, chú ý không nên cắt quá sát, nên cắt dây rốn của cún cách da bụng 1 cm và sát trùng bằng cồn 70 độ hoặc cồn iode 5%.
Tiếp tục dùng tay mát xa vùng bụng của chó Poodle mẹ để chó mẹ tiếp thục đẻ con tiếp theo.
Sau khi chó mẹ sinh xong, vệ sinh lau khô sạch chó con và phần sau của mẹ. Cho chó mẹ uống nước muối loãng hoặc sữa, đặt mẹ con chó vào nơi thoáng, yên tĩnh, sạch sẽ và ít người qua lại.
Lưu ý: Sau khi chó sinh xong bạn cần để cho cún Poodle con bú sữa chó mẹ ngay.
đỡ đẻ cho chó Poodle mẹ
Share
đỡ đẻ cho chó Poodle mẹ
Tại sao các con chó Poodle mẹ cần được sinh mổ?
Các Trường hợp chó Poodle mẹ không thể tự sinh chó con được vì nhiều lý do khác nhau như kích thước con chó Poodle con quá lớn, kích thước và hình dạng vùng xương chậu của chó Poodle bất thường, …Có các hiện tượng bất thường trong giai đoạn thai kì như thai bị căng thẳng âm hộ tiết ra chất dịch màu đỏ đen hoặc màu xanh lá có nghĩa rằng nhau thai bị tách ra hoặc bất thường của thai trong cơ thể kích thích tiết dịch
mổ đẻ cho chó poodle bằng phẫu thuật
Share
mổ đẻ cho chó poodle bằng phẫu thuật
Không nên thực hiện mổ sinh quá sớm. chờ đến khi thú cưng có những biểu hiện của việc chuẩn bị đẻ như cào ổ, thở gấp và nhiệt độ giảm xuống dưới 99 ° F. Tính toán thời gian mổ đẻ là cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của con chó mèo con (liên quan đến gây mê cho chó Poodle mẹ để mổ đẻ)
Luôn luôn nhớ, mổ đẻ có thể là một điều tốt, tránh những trường hợp khó đẻ gây nguy hiểm cho tính mạng của thú cưng và con của nó
Chuẩn bị trước và trong phẫu thuật mổ đẻ cho Poodle
Một số loại thuốc gây mê sẽ được đưa vào người của chó Poodle mẹ giúp chúng an thần và ngủ sâu trước khi được bác sĩ thú y mổ đẻ lấy con. Tuy nhiên thuốc gây mê an thần phải là loại cho phép chó mèo con và chó mèo mẹ hồi phục nhanh và không có tác dụng kéo dài.
Isoflurane và một vài thuốc gây mê dạng khí mặc dù đắt đỏ hơn nhưng độ an toàn cao đồng thời con vật cũng thức dậy gần như tức thì khi thuốc được ngưng sử dụng.
Chó mẹ khi phẫu thuật mổ đẻ cần được truyền dịch tĩnh mạch để bổ sung nước, duy trì huyết áp và bù lượng chất lỏng bị mất trong quá trình mổ đẻ.
mổ đẻ chó poodle thành công và chăm sóc chó mẹ
Share
mổ đẻ chó poodle thành công và chăm sóc chó mẹ
Chuẩn bị cho phẫu thuật. Phần đường trắng (phần bác sĩ sẽ rạch bụng để lấy con) được cạo lông và làm sạch
Bác sĩ thú y của Bệnh viện Thúy Y Tại Nhà sẽ tiến hạch rạch một đường từ rốn của con vật xuống. Tùy vào độ lớn của chó mèo mẹ và kích thước của chó mèo con mà đường rạch dài hay ngắn
Vết rạch và phần ổ bụng được mở cần được che phủ tốt và giữ ấm, hạn chế các cơ quan bị phơi nhiễm.
Sừng tử cung sau đó được kéo ra.
Bác sĩ thú y sẽ rạch một đường ở ngã ba sừng tử cung để cho phép nhanh chóng lấy ra được các con chó Poodle con.
Một nhân viên thứ hai sẽ đứng làm nhiệm vụ đỡ các con chó con và phục hồi cho chúng trước khi chúng được giữ ấm
Bác sĩ thú y sẽ đảm bảo tất cả các mô nhau thai được lấy ra và đóng vết rạch hoàn chỉnh.
Sau khi chó Poodle con được hồi phục, chúng được đặt trong lồng ấm và được trợ giúp thở oxy. Sau khi chó mèo mẹ và con của chúng hồi tỉnh sau phẫu thuật việc cho chó con bú sữa mẹ là cần thiết để kích thích sự sản xuất sữa của chó mẹ
Nên nhớ, sau khi mổ đẻ không đươc để cho chó mèo con và cả chó mèo mẹ bị lạnh vì lạnh chó thể gây hại nghiêm trọng cho chó con sau mổ đẻ
Chúc bạn và những chú thú cưng của mình luôn khỏe mạnh . Dù là đỡ đẻ hay mổ đẻ thì các bạn cũng nên liên hệ Bệnh Viện Thú Y Tại Nhà để có được sự chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất cho thú cưng nhé .