Tiêu chảy là một bệnh- (hội chứng) thường gặp đối với các đối tượng thú cưng, nhất là đối với thú cưng non. Tiêu chảy bao gồm các hiện tượng bài tiết phân quá nhanh, phân lỏng và nhiều lần trong một khoảng thời gian (ngày).
Nguyên nhân: ỉa chảy cấp tính do nhiễm khuẩn Shygella, Salmonella, E.coli...do ngộ độc các hóa chất, do độc tố động thực vật.
Do khí hậu thây đổi đột ngột, chuồng trại ẩm thấp.
Do con non không được bú sữa đầu.
Do thây đổi thức ăn đột ngột.
Về cơ chế ỉa chảy:
-Tăng cường nhu động ruột, làm cho phân đi quá nhanh từ ruột non đến ruột già, nên phân không đủ thời gian để hút nước và cô đặc lại
-Các tuyến tiêu hóa tăng tiết: Do một số trường hợp bệnh lý mà lượng chất tiết vào lòng ống tiêu hóa quá nhiều, mà ruột không thể tái hấp thu được. Ngược lại nếu giảm tiết thi sẻ làm giảm việc cung cấp các enzym tiêu hóa.
-Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn: thức ăn đi qua ruột quá nhanh không đủ thời gian để các enzym tham gia phân giải.
-Các rối loạn của sự hấp thu, do tổn thương niêm mạc, nhu động ruột tăng, hoặc nghẽn đường bặch huyết làm cản trở vận chuyển các chất mỡ.
Trên thực tế các rối loạn thường kết hợp với nhau, cơ chế ỉa chảy kéo dài trở nên phức tạp, khó có thể nhận biết rối loạn nào là chính.
* Tính chất của phân
Dựa vào tính chất của phân để chẩn đoán tính chất của ỉa chảy, phân ỉa chảy có nguồn gốc là manh tràng là phân nhầy, có hơi màu vàng nhạt, mùi chua khắm. Ỉa chảy có nguồn gốc do viêm ruột non, phân có máu và mỡ. Nếu ỉa chảy do viêm tuyến tụy thì phân có những hạt nhỏ
* Phòng trị
Loại trừ các nguyên nhân, nước cho thú cưng ăn uống sạch không bẩn, thay đổi thức ăn phải từ từ. Tránh gió lùa đối với thú cưng non.
Điều trị ỉa chảy càng sớm càng tốt, vì ỉa chảy kéo dài cơ thể mất một lượng nước và chất điện giải nên dẫn đến rối loạn hàng loạt cơ quan bộ phận, nhất là hệ tim mạch. Cần bổ sung nước và chất điện giải, dùng các cây thuốc như dọt sim ổi dả nhỏ lấy nước cho gia súc uống, thân thảo mọc, than hoạt tính cho uống để giải độc. Bổ sung men tiêu hóa.
Có thể dùng thuốc trợ tim,noradrenalin, camphora.
Chống nhiễm khuẩn dùng kháng sinh Gentatylo, tylosin...