0962801374

6 lưu ý chăm sóc chó Poodle mang thai và sinh sản

6 lưu ý chăm sóc chó Poodle mang thai và sinh sản
Những điểm cần lưu ý khi chó Poodle mang thai
Thời gian chó Poodle mang thai là 58 – 65 ngày. Nhưng chỉ sau 1 tháng có thai, bạn có thể nhìn ra được bụng của chúng lồi ra, ngực sưng lên. Chó Poodle có tính cách rất sôi nổi nên sau khi xác nhận chó có thai, phải tránh hoạt động mạnh, tránh bị sảy.
 
Đối với tất cả các loài động vật, mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm nhất. Chó Poodle cũng vậy, đây là loại chó có hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa kém. Giai đoạn có thai, chó Poodle mẹ ăn nhiều ngủ nhiều. Thể trọng không ngừng tăng lên, vận động ít. Ngày thường có thể lựa chọn đi bộ ở nơi bằng phẳng để giữ cơ thể chúng ở trạng thái tốt nhất. Thời gian chó Poodle mang thai đi tiểu sẽ càng thường xuyên hơn. Chúng ta cũng cần sắp xếp thời gian hợp lý dắt nó ra ngoài. Đồng thời, phải quan tâm đến việc ăn uống, chăm sóc, vận động…
 
Đặc biệt trước khi chờ sinh, càng phải quan sát tình hình chó mẹ mỗi ngày. Chuẩn bị hộp để chó sinh. Nếu độ ấm quá thấp, tốt nhất nên sử dụng thiết bị giữ ấm. Chó Poodle sinh sản cần môi trường yên tĩnh, ánh đèn ảm đạm, không dễ bị làm phiền. Đệm lót giường phải khô ráo mà dày, chuẩn bị hai tấm để có thể thay đổi, thuận tiện tiến hành sát khuẩn tiêu độc. Có thể cạo bớt lông nếu ảnh hưởng đến việc sinh sản của chó Poodle và cũng để chó con dễ tìm được núm vú của mẹ bú sữa.
 
Cách chăm sóc chó Poodle sinh sản
Sau thời gian phối giống xong khoảng 15 ngày đầu chó Poodle mẹ thường hay lười ăn, ể oải, hay ngủ. Đây có thể gọi là giai đoạn ốm nghén của chó Poodle sinh sản. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường, và nó không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của chó mẹ nên các bạn đừng có lo lắng quá. Trong tháng đầu thì cứ cho chó mẹ ăn bình thường như cách bạn cho nó ăn trước kia.
 
Thường thì ở tất cả các giống chó mang thai thực sự phát triển mạnh nhất là trong giai đoạn sau khoảng 1 tháng khi phối giống lần đầu. Và nếu chúng ta không đi siêu âm cho chó thì nhìn mắt thường cũng khó có thể biết rằng chó cái đã có bầu hay chưa trong khoảng thời gian này. Đến tháng thứ 2, giai đoạn mà các thai nhi chó cần nhiều hơn các chất dinh dưỡng, vitamin và các chất khoáng cần thiết để phát triển. Bạn nên lưu ý Bổ xung canxi cho chó mẹ, vitamin để tránh trường hợp sinh bị tụt canxi. Có nhiều chó mẹ cho chó con bú bị tụt canxi dẫn tới hiện tượng co giật.
 
Cho chó mẹ uống sữa dành riêng cho chó hoặc sữa bà bầu hoặc cho uống sữa Dê, chuyên dành cho chó Poodle sinh sản. Thêm vào đó bạn bổ sung cho chó mẹ ăn thêm các chất như thịt, rau củ quả.
 
Thức ănThức ăn cho chó Poodle MKB All Life Stages Formula Nutrition cho chó Poodle MKB All Life Stages Formula Nutrition
+
Thức ăn cho chó Poodle MKB All Life Stages Formula Nutrition
 
295.000 ₫
Thức ăn cho chó Poodle trưởng thành ROYAL CANIN Poodle Adult
+
Thức ăn cho chó Poodle trưởng thành ROYAL CANIN Poodle Adult
 
130.000 ₫
Thức ăn cho chó Poodle con ROYAL CANIN Poodle Puppy
+
Thức ăn cho chó Poodle con ROYAL CANIN Poodle Puppy
 
155.000 ₫
Chế độ tập luyện cho chó Poodle mang thai
Việc tập luyện và vận động giúp chó Poodle mẹ khỏe mạnh hơn. Giúp kích thích hệ tiêu hóa và tuần hoàn máu nhanh hơn, chính vì thế chó sẽ ăn khỏe hơn. Hàng ngày cho chó mẹ đi dạo nhẹ nhàng cho dễ sinh đẻ. Nên nhớ là chỉ dạo bộ nhẹ nhàng thôi nhé. Nếu chăm sóc quá sẽ bị béo, đẻ khó và dẫn tới phải mổ thì rất phiền mà hơn nữa về sau này, chó mẹ sinh đẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều cá thể chó Poodle sinh sản đẻ mổ lần đầu về sau không thể sinh đẻ được nữa.
 
Tránh để chó Poodle bị sảy thai hoặc đẻ non
Để tránh những điều đáng tiếc có thể sảy ra như việc chó Poodle mẹ đẻ non, hay chó bị sảy thai. Thì các bạn lưu ý một số những điểm sau đây khi mang thai:
 
Do phối giống ngay lần động dục đầu tiên, cơ thể chó mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh.
Phối giống đồng huyết, cận huyết.
Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc không tốt.
Các stress bất lợi về tâm lý hoặc thời tiết khí hậu quá nóng bức ngột ngạt do vận chuyển đường dài hoặc chuyển nhà.
Giảm sức đề kháng, chó mắc các bệnh truyền nhiễm do virus: Parvo , Care , viêm khí quản – phế quản truyền nhiễm. Các bệnh do vi trùng: Sảy thai truyền nhiễm Brucellosis, Lepto…
Tránh chạy nhảy nhiều.
Chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ?
Nếu bạn định đỡ đẻ, tốt nhất tìm hiểu một vài kiến thức thông thường trước. Nhờ người chuyên đỡ đẻ chó Poodle sinh sản hỗ trợ. Phải chuẩn bị tốt tinh thần để xử lý quá trình sinh sản, chăm sóc chó con.
 
Trước khi sinh, chó mẹ sẽ không muốn ăn. Sẽ tìm hộp để chó sinh, lo lắng không yên. Có thể nhìn ra được biểu hiện đau từng cơn. Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống. Vậy, chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ? Thời gian sinh có thể vào buổi tối, chó mẹ thường sẽ cắn vỡ màng ối và cắn đứt dây rốn của chó con, rồi liếm khắp cơ thể chó con. Chó con từ lúc ra đời sẽ tìm đến đầu vú của chó mẹ để bú sữa. Bạn phải quan sát ở bên cạnh, khi cần thiết có thể giúp chó mẹ sinh.
 
Thời gian chó mẹ sinh khoảng 3 – 4 tiếng. Mỗi bé chó con sẽ cách khoảng 10- 30 phút. Nếu bé Poodle nhỏ đầu tiên có thể thuận lợi ra đời, những bé tiếp theo sẽ ít xảy ra tình huống bất ngờ. Một vài chó mẹ sẽ “ăn” hoặc đè ép chó Poodle nhỏ do đó phải có người giám sát, để có thể ngăn cản kịp thời.
 
5 tiêu chí chăm sóc chó Poodle mới đẻ khỏe mạnh
5 tiêu chí chăm sóc chó Poodle mới đẻ khỏe mạnh 
Làm gì khi chó Poodle không đẻ được?
Nếu qua 12 tiếng, vẫn còn chó con ở trong bụng mẹ. Phải kịp thời đưa chúng đến bệnh viện thú y , để bác sĩ thú y quyết định tiêm thuốc thúc đẩy tiếp tục sinh. Hay là tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật phải gây tê toàn thân, có tính nguy hiểm. Vì thế kiến nghị nên bảo đảm sức khỏe của chó mẹ là trên hết. Nếu xuất hiện tình trạng khó sinh hoặc xuất huyết. Phải lập tức liên hệ với bác sĩ, đề phòng bất trắc. Bây giờ thì bạn biết chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ rồi chứ? Chúc bạn và cún cưng luôn khỏe.
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X