0962801374

6 Kỹ Thuật Nuôi Và Gây Giống Cá Cảnh Hiệu Quả

6 Kỹ Thuật Nuôi Và Gây Giống Cá Cảnh Hiệu Quả
Việc nuôi cá và gây giống như thế nào là hiệu quả là điều không ít người đang băn khoăn, bởi có quá nhiều loại cá cảnh khác nhau. Vậy những kỹ thuật nuôi cá nào tốt và cách gây giống như thế nào là hiệu quả để cá cảnh có thể sống lâu nhất?
 
Ngày nay, việc chơi cá cảnh không còn xa lạ với nhiều người, mà đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu với nhiều người trong hàng trăm năm nay. Nuôi cá cảnh giờ đây không chỉ để trang trí hay phong thủy mà còn là thú vui của nhiều người. Việc ngắm các chú cá bơi lội, kiếm ăn sẽ giúp tâm hồn bạn trở nên thanh thản. Thú chơi cá cảnh đã trở thành một loại hình nghệ thuật. Hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người có thể biết được những thông tin bổ ích trong việc nuôi cá.
1. Những kỹ thuật nuôi cá cảnh
1.1. Bể nuôi
Bể cá cần phải có độ rộng và thoáng, thả cá theo độ rộng hẹp của bể. Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxy, nước nhanh đục và bẩn.
 
cá cảnh
Bể nuôi cá cảnh
Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp
 
Hạn chế nuôi cá trong các chậu thủy tinh vì diện tích vừa  nhỏ không đủ oxy cho cá, đồng thời nước cũng nhanh dơ nên dễ sinh mầm bệnh cho cá, hạn chế tay nước vì cá dễ bị sốc nhiệt dẫn đến chết. Vì thế nếu sử dụng bể thủy tinh nhỏ chỉ có thể nuôi cá betta và 1 số loài có khả năng sống trong môi trường chật hẹp và cá có khả năng chịu được môi trường nước nghèo oxy.
1.2. Nước
Nước nuôi cá cảnh cần phải có độ sạch, không có chất bẩn và các hóa chất. Muốn nuôi cá cảnh điều quan trọng nhất là nước, bạn phải hiểu rõ chất lượng nguồn nước trước khi nuôi cá cảnh. Đa số người nuôi cá cảnh ngày nay dùng nước máy để làm nguồn nước nuôi cá cảnh tuy nhiên nước máy có chứa rất nhiều chất clo gây hại cho cá.
 
Nếu bạn dùng trực tiếp cá có thể chết ngay do lượng clo trong nước quá lớn, vì thế trước khi dùng nước máy bạn cần phải khử clo cho nước . Cho nước ra một chiếc thau để nước sau khoảng 24 tiếng cho clo bay đi hết rồi với cho vào bể cá hoặc bơm lên bồn chứa sau 24 tiếng mới được sử dụng.
 
Để hiệu quả hơn thì có thể đặt các dụng cụ chứa nước ở nơi có nhiều ánh nắng và bật thêm máy sủi oxy hoặc có thể dùng dung dịch khử clo. Tuy nhiên không nên  lạm dụng, trừ khi không có thời gian trữ nước đã khử clo. Nhưng đa số các nguồn nước ở nước máy đều có PH ổn định phù hợp với việc nuôi cá.
 
Nếu dùng nước giếng nuôi cá cần chú ý xử lý kỹ hơn, bởi độ PH trong nước cao sẽ làm cá bị ngộp, cũng có một số vùng có nước giếng bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xử lý nước kỹ hơn nữa.phải chứa nước giếng trong các bể chứa, kết hợp sủi oxy thật mạnh để tăng hàm lượng oxi. 
 
Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: Nước mưa mát sẽ kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy nhiên cũng cần xử lý độ PH trong nước mưa, nước mưa làm cho hồ bị đóng rong, nên không nên sử dụng.
 
1.3. Cách cho cá ăn
Không nên cho cá ăn nhiều dễ khiến cá trướng bụng mà chết. Bạn nên cho cá ăn thức ăn tự nhiên hơn là cho ăn khô, nếu cho ăn khô thì cho cá ăn càng ít càng tốt. chỉ nên cho ăn 2 ngày/ lần.
 
Các bạn cần lưu ý thêm khi cho cá ăn với liều lượng vừa đủ, không để thức ăn thừa sẽ làm cá ăn nhiều vì cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. còn làm nước bị đục và phát sinh nhiều mầm bệnh cho cá. Nếu không cho các ăn trong thời gian dài thì cá cũng không phát triển và dễ bị còi.
 
1.4. Cách thay nước
Không nên hút nước cũ 100% và thay nước mới, ta nên hút nước cũ từ 30 – 50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích nghi, hạn chế tình trạng cá bị sốc nước do chênh lệch pH và nhiệt độ…
 
Hạn chế duy chuyển cá sang hồ khác, vì do thay đổi môi trường sống đột ngột cá chưa làm quên được nhiệt độ của nước mới thì cá dễ bị sốc nhiệt mà chết.
 
Dùng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó cho nước mới vào. Có thể 1 tuần thay nước 1 đến 2 lần.
 
1.5. Nhiệt độ và ánh sáng cho hồ cá cảnh
Vào mùa đông lạnh, nhiệt độ trong hồ bị giảm xuống vì thế cần có nắp đậy hồ cá để tránh thoát nhiệt, kết hợp sử dụng cây sưởi tăng nhiệt độ cho hồ cá. Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột dẫn đến cá cảnh dễ bị sốc nhiệt. Đặc biệt, khi các bạn nuôi cá cảnh trong các hồ nhỏ lượng nước ít hơn nên khó giữ nhiệt. Di chuyển bể cá thường xuyên cũng khiến cá bị thay đổi nhiệt độ đột ngột mà chết.
 
cá cảnh
Ánh sáng cho hồ cá cảnh
Đối với các loại bể bé cần phải hạn chế di chuyển vị trí đặt bể cá. Đặc biệt đối với phòng có máy điều hòa không khí với nhiệt độ lạnh (18-23*C), phòng mái tôn có nhiệt độ cao khi thay nước cần kiểm tra độ chênh lệch nhiệt độ giữa nước sạch và nước trong bể.
 
Về mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp mà trong bể không có sưởi dẫn đến cá bị chết rét. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cá chết là do trong bể có sưởi nhưng do mất điện hoặc sưởi hỏng nhiệt độ nước trong bể xuống quá thấp.
 
Đây cũng là trường hợp của nhiều người hay gặp. Khi thay nước trong bể cần chú ý đến nhiệt độ trong bể cần phải phù hợp với nhiệt độ của môi trường. Ánh sáng cho bể cá cũng không quá quan trọng, cần đặt hồ nơi thoáng mát, tránh đặt ở những nơi tối dễ sinh mầm bệnh. Đặt hồ cá nơi cần có ánh nắng tiếp xúc, tránh đặt ở những nơi tối dễ sinh mầm bệnh cho cá. Nên bật oxy cho cá 24/24.
 
1.6. Chọn cá cảnh có thể nuôi chung với nhau
Nếu bạn muốn nuôi nhiều loại cá khác nhau cần tìm những loại cá có đặc tính hiền, có hình dáng ngang bằng nhau để tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé.
 
2. Gây giống cá cảnh hiệu quả
Nên chọn một cặp giống cái và giống đực tốt để nhận ra những cá con khỏe mạnh. Cá giống cái và đực tốt là cần đầy đủ điều kiện về sức khỏe, màu sắc. Với cá giống cần phải được nuôi trong điều kiện môi trường tốt, nuôi riêng và chỉ thụ tinh trong giai đoạn ghép cặp. 
 
Cá giống cần chế độ dinh dưỡng tốt, vừa kết hợp sử dụng thức ăn tươi và thức ăn khô, đa dạng hóa khẩu phần. Cá cảnh giống cần ổn định về độ PH trong nước, và giàu oxi, có như vậy mới đem lại sức khỏe cho cá cảnh giống.
 
Xong quá trình chọn cá giống ưng ý, cần đưa cá vào sống chung để giao hợp. Bể nuôi để nhân giống gần phải có môi trường phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho cá cảnh giống. Nên lưu ý bể nuôi ghép cặp nên có kích thước không quá lớn cũng không quá nhỏ để việc giao hợp được dễ dàng tiến hành.
 
Quá trình giao hợp thường được kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Người nuôi cá phải chủ động quan sát cá giống trong quá trình nhân giống có đạt không. Cần lưu ý để mực nước trong bể trong quá trình giao hợp của cặp cá giống.
 
cá cảnh
Nhân giống cá cảnh
Sau đó, bạn có thể tách cá mái ra bể riêng để nuôi thúc dinh dưỡng cho quá trình mang thai hoặc sử dụng chính bể đã dùng giao hợp để nuôi dưỡng cá và làm bể sinh sản cho cá luôn.
 
Cá đực sau khi thụ tinh cho cá cái cũng cần được bồi dưỡng hồi phục sức khỏe. Sau 10 ngày cũng có thể dùng cá đực giống đó giao hợp với cá cái khác. Cá cái cũng vậy sau sinh sản xong cần được dưỡng, sau khi ôm trứng lại có thể tiếp tục giao hợp.
 
Cá cái sau khi sinh sản xong, cần phải đặt nhiều rong trong chậu cá để dưỡng cá mẹ và cá con, đồng thời sử dụng lồng để ngăn tình trạng cá mẹ ăn cá con, để bảo vệ cá con. Khi cá mẹ sinh sản nên hạn chế việc thay nước có thể gây chết cá vì bị thay đổi nước đột ngột và cũng giữ không gian yên tĩnh. Sau khi sức khỏe của cá cái hồi phục có thể vớt ra bể dưỡng chung cùng với các cá cái khác.
 
Sau khi vớt cá con ra bể cá khác thì phải đảm bảo về lượng nước giàu oxy, nhiệt độ phù hợp và thoáng mát và dễ dàng tìm thức ăn.
 
Đàn cá dùng để chọn giống từ nhỏ phải được nuôi theo chế độ tách đàn theo kích cỡ, tách lựa chọn những con lớn vượt trội hơn khỏe mạnh hơn những con còn lại nuôi riêng, đồng thời tách mái nuôi riêng.
 
Nguyên tắc chuyển bể là cá càng lớn càng cần có không gian rộng để có thể phát triển nhanh, không phải tranh giành thức ăn và không phải đánh nhau vì thiếu không gian sống. Việc tách đàn cá để chọn cá giống nào phù hợp thì dựa vào số lượng, dựa vào tốc độ lớn của cá.
 
cá cảnh
Cá càng lớn càng cần có không gian rộng để có thể phát triển nhanh
Xem thêm:
Top 10 Thành Phố Ngắm Hoa Anh Đào Đẹp Nhất
Top 4 Phim Ngôn Tình Hot Và Đáng Xem Nhất Năm Nay
Cá con thường ăn thức ăn tươi để nhanh chóng tăng trưởng, lớn dần. Cá con cũng có thể kết hợp ăn thức ăn khô. Tuy nhiên cá con rất nhạy cảm với môi trường nước ô nhiễm và thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cá con dễ bị sốc nhiệt. Cũng vì chính những nguyên nhân đó cá con dễ bị nấm, chán ăn dẫn đến cá con không được chất lượng. Vì vậy cần phải có biện pháp khắc phục phù hợp với cá con để việc nhân giống được đảm bảo hơn.
 
3. Kết luận
Với bài viết trên đây, mong rằng sẽ mang lại những kiến thức bổ ích giúp các bạn để có thể tự làm cho mình một bể cá hoàn hảo cho riêng mình. Chúc các bạn thành công trong việc nuôi cá cảnh cũng như việc nhân giống cá.
 
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X