0962801374

Bật Mí Cách Nuôi Chó Pug Từ Nhỏ Đến Lớn Đạt Hiệu Quả

Bật Mí Cách Nuôi Chó Pug Từ Nhỏ Đến Lớn Đạt Hiệu Quả
Kỹ thuật nuôi chó Pug sinh sản
Dấu hiệu chó Pug mang thai
Ban đầu khi mang thai, Pug mẹ thường không có biểu hiện gì cả. Chỉ khi mang thai được 9 tuần, các biểu hiện của thai kỳ mới rõ rệt, bao gồm: Kích cỡ bụng to ra, bầu vú nở và bắt đầu tiết dịch trắng, phần eo, hông phình to.
Cách chăm sóc chó Pug khi mang thai
Nên cho chó Pug mẹ ăn đầy đủ các chất trong quá trình mang thai
 
Tuy nhiên, những dấu hiệu trên cũng chưa thể khẳng định 100% bé cún nhà bạn mang thai. Tốt hơn hết, sau khi phối giống được 1-2 tuần, bạn nên đưa Pug đến các cơ sở thú ý để kiểm tra kỹ lưỡng.
 
Cách chăm sóc chó Pug khi mang thai
Trong quá trình Pug mang thai, bạn phải cung cấp cho chúng đầy đủ các chất thông qua khẩu phần ăn hàng ngày. Có như thế thai kỳ mới khỏe mạnh. Mỗi ngày bạn nên cho chúng ăn từ 150-200 gram thịt (có thể là thịt bò hoặc thịt lợn nạc) cùng với 1 quả trứng gà, sữa tươi.
Chăm sóc Pug mang thai
Thực đơn dinh dưỡng cho Pug mang thai
 
Trong giai đoạn đầu mang thai, Pug nên được cho ăn 3 bữa một ngày. Sau đó, bạn hãy tăng dần lên thành 4 bữa: Sáng, trưa, chiều, tối. Nếu có điều kiện, Siêu Pet khuyên bạn nên cho Pug mẹ đi khám thai định kỳ + tiêm phòng thai kỳ đầy đủ để đảm bảo cả cún mẹ và thai nhi.
 
Cách chăm sóc chó Pug sinh sản
Thời gian trung bình, Pug mang thai vào khoảng 65-70 ngày, tùy thuộc vào chửa nhiều hay ít con. Vậy nên, bạn cần ghi chép cẩn thận ngày cún phối giống để dự đoán chính xác ngày sinh. Những dấu hiệu chứng tỏ cún mẹ sắp sinh như sau: Bỏ ăn trước 1 ngày, đi lại tìm chỗ đẻ, hô hấp nhanh hơn, rên rỉ do đau đớn,…
 
Chăm sóc Pug sinh sản
Cho cún uống sữa để hồi năng lượng
Sau khi thấy Pug mang thai có những dấu hiệu trên, bạn nên chuẩn bị ngay nơi đẻ kín đáo và ấm áp cho chúng. Khi Pug bắt đầu chuyển dạ, bạn phải theo dõi quá trình sinh sản để nếu thấy cún khó sinh thì cần gọi ngay cho bác sĩ thú y.
 
Khi sinh xong, bạn cần cho cún mẹ uống ngay một chút sữa ấm hoặc nước đường để chúng hồi năng lượng. Cho cún mẹ nằm vào nơi khô ráo, ấm áp để nghỉ ngơi, lấy lại sức.
 
Những ngày sau sinh, thực đơn chính của Pug mẹ sẽ là cháo thịt băm, mỗi ngày ăn 4-5 bữa. Đối với bé Pug mới sinh, bạn nên cho chúng bú sữa mẹ hoàn toàn để tăng sức đề kháng. Khi cún đủ 2 tháng tuổi mới được xuất chuồng và tập ăn thực phẩm ngoài.
 
 Cách nuôi chó Pug nhỏ tuổi
Đầu tiên, Siêu Pet khuyên bạn khi đi mua cảnh khuyển Pug thì nên chọn cún đủ 2 tháng tuổi. Đó là độ tuổi Pug đã dần cứng cáp, khỏe mạnh và bắt đầu cai sữa mẹ. Những bé Pug dưới 2 tháng tuổi rất khó nuôi, bạn tuyệt đối không nên mua để tránh những rủi ro trong quá trình chăm sóc.
 
Nên nuôi chó Pug trên 2 tháng tuổi
Cách nuôi chó Pug con
 
Chế độ dinh dưỡng cho chó con từ 2-6 tháng tuổi
Đối với chó Pug từ 2-3 tháng tuổi
Những bé Pug tuổi này mới bắt đầu tập ăn do đó bạn chỉ cần cho các bé dùng cháo loãng nấu với nước hầm xương, rau củ quả xay nhuyễn là được. Bữa ăn hàng ngày thường là 4 bữa, mỗi bữa cách đều nhau.
 
Đồng thời, bạn cũng có thể bổ sung thêm sữa ấm giữa các bữa ăn để bé cún được hấp thụ thêm Canxi. Ở giai đoạn này cún con tuyệt đối không được dùng đồ tanh như: Cá, cua, tôm... bởi hệ tiêu hóa của chúng còn yếu.
 
Đối với chó Pug từ 3-6 tháng tuổi
Đây là độ tuổi phát triển mạnh mẽ của Pug. Khi đến độ tuổi này, bạn nên cho chúng ăn: Cơm nhão, thịt băm nhỏ, rau, củ, quả cũng nên xay nhuyễn. Khi cún lên 3 tháng tuổi, chúng đã có thể ăn tôm, cua, cá,… để bổ sung thêm chất. Nhưng bạn nên nhớ, chỉ cho cún ăn khoảng 2-3 bữa / tuần. Ăn nhiều quá có thể khiến chúng bị tiêu chảy.
 
Pug từ 3-6 tháng tuổi
Chăm sóc Pug từ 3-6 tháng tuổi
 
Bạn có thể giảm bữa ăn cho Pug xuống còn 3 bữa một ngày. Các bữa ăn nên cách đều nhau để tạo một khoảng thời gian nhất định cho Pug tiêu hóa. Bạn cũng nên bổ sung thêm sữa ấm khoảng 300-400ml mỗi lần và 2-3 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Trứng vịt lộn cực kỳ tốt cho sự phát triển của Pug, giúp lông của chúng trông mượt mà và óng ả hơn.
 
Những bé Pug tuổi này nên được dùng thức ăn được nấu chín hoàn toàn, tuyệt đối không được ăn đồ tươi sống. Ngoài ra, các loại xương cứng cũng không nên cho ăn, tránh tình trạng cún bị hóc.
 
Xem thêm: " Chó pug nên và không nên ăn gì?".
 
Huấn luyện chó Pug con
Để huấn luyện cún nghe lời, Siêu Pet khuyên bạn nên bắt đầu từ những bài tập cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ cùng các mệnh lệnh: Đứng, ngồi, bắt tay,… Điều này không chỉ khiến cún nghe lời hơn mà còn giảm công chăm sóc nếu cún biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 
Huấn luyện chó Pug con
Bạn nên huấn luyện chó Pug ngay từ khi còn nhỏ
 
Sieupet.com sẽ chỉ cho bạn cách huấn luyện Pug đi vệ sinh đúng chỗ như sau:
 
Bước 1: Tìm chỗ đi vệ sinh cố định dành cho Pug.
Bước 2: Quan sát kĩ, nếu Pug có biểu hiện đi vệ sinh như: Chạy lòng vòng, một chân nhấc lên, ngửi ngửi thì bạn phải nhanh chóng đưa cún vào ngay chỗ đi vệ sinh cố định kia.
Bước 3: Hô rõ câu lệnh: “Đi vệ sinh”. Việc hô câu lệnh như thế sẽ giúp chúng có phản xạ có điều kiện. Sau khi quen câu lệnh trên, mỗi khi bạn hô, Pug sẽ biết mình cần đi vệ sinh ngay.
Bước 4: Bạn hãy đợi Pug đi vệ sinh bằng được. Nếu không đi, bạn ép chúng phải ngồi đấy đến khi đi xong mới được đứng dậy.
Lặp đi lặp lại các bước trên mỗi ngày từ 2-3 lần. Sau một tháng bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.
 
Xem thêm: “Bạn đã biết những thông tin gì về chó Pug – giống chó “mặt xệ”siêu dễ thương“.
 
 Cách nuôi chó Pug trưởng thành
Bạn nên chú ý đến giai đoạn chó Pug dần trưởng thành
Cách nuôi chó Pug trưởng thành
 
Cũng như những giống cảnh khuyển khác, Pug bắt đầu bước vào độ tuổi trưởng thành khi chúng đủ 6 tháng tuổi. Giai đoạn này, để cún có thể phát triển khỏe mạnh người nuôi cần quan tâm nhiều hơn trong chế độ dinh dưỡng cũng như cách huấn luyện Pug.
 
Chế độ dinh dưỡng cho chó Pug trưởng thành
Chế độ dinh dưỡng cho Pug lúc này cần:
 
20-25% protein: Protein có nhiều trong thịt, cá và nội tạng.
10-15% chất béo: Thông thường chất béo đã có sẵn trong thịt, bạn không cần cung cấp thêm.
10-15 % tinh bột: Có trong cơm, khoai tây, khoai lang,…
Còn lại: Bao gồm chất xơ, vitamin, chất khoáng, canxi. Những chất này có nhiều trong các loại rau, củ, quả, tôm, cua, cá, ngao,…
Chế độ dinh dưỡng cho Pug trưởng thành
Dinh dưỡng của Pug trưởng thành
 
Độ tuổi này, bạn không nên cho Pug ăn quá nhiều để tránh cún bị béo phì. Chỉ cho các bé ăn 2 bữa / ngày là đủ. Pug rất phàm ăn, nên cần bạn cân nhắc khối lượng thức ăn sao cho phù hợp. Thông thường, một bé Pug trưởng thành sẽ cần lượng thức ăn bằng 3-4% trọng lượng cơ thể. Tức là, nếu bé Pug nhà bạn nặng 8kg thì mỗi bữa chỉ nên cho ăn 200 gram thức ăn.
 
Huấn luyện chó Pug trưởng thành
Nếu từ nhỏ Pug được huấn luyện nghe lời và hiểu một số mệnh lệnh cơ bản thì khi lớn, bạn chỉ cần cho cún tập thêm một số bài tập nhẹ tăng cường sức khỏe là được. Giống chó Pug khá lười biếng, chỉ thích ăn và ngủ. Vậy nên, bạn cần kích thích chúng vận động nhiều hơn để đốt mỡ thừa, tránh bệnh béo phì.
 
Huấn luyện chó Pug trưởng thành
Nên cho chó Pug tập các bài tập nhẹ
 
Bạn nên dẫn Pug ra ngoài đi dạo và tập thể dục ít nhất 15-20 phút mỗi ngày. Một số bài tập đơn giản mà Siêu Pet nhận thấy các bé Pug rất thích chơi như: Bắt bóng, ném gậy, đuổi bắt... Pug không phải giống chó săn mồi nên chúng không biết đánh hơi tìm đồ vật hay vượt rào. Tuy nhiên, nếu thích, bạn vẫn có thể huấn luyện thêm vì Pug tiếp thu cực kì nhanh.
 
Pug cũng không phải giống chó lao động, bạn không nên cho chúng tham gia các hoạt động mạnh như: Nâng tạ, kéo lốp xe hay chạy bền. Sức chịu đựng của những anh bạn này cũng không dẻo dai, chúng rất nhanh mệt. Bạn đừng ép các bé tập luyện quá nặng sẽ dẫn đến hiện tượng khó thở, nôn mửa (do cấu tạo đường thở rất hẹp, gần như không có xương mũi).
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X