0962801374

Vì Sao Chó Thay Lông? Cần Chú Ý Gì Khi Chó Trong Thời Kì Thay Răng!

Vì Sao Chó Thay Lông? Cần Chú Ý Gì Khi Chó Trong Thời Kì Thay Răng!
Những lưu ý khi chó thay lông
Bộ lông đối với mỗi chú chó có vai trò quan trọng quan trọng. Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, bộ lông còn là lớp áo giáp bảo vệ của chó. Bộ lông giúp chó tránh những ánh nắng cực tím nguy hiểm từ mặt trời, hạn chế những tác động với môi trường. Nhưng sẽ thế nào khi chó rụng lông? Chúng bắt đầu thời kì thay lông bình thường hay bắt nguồn từ những nguyên nhân khác?
 
Trong quá trình chó thay lông, chó sẽ rụng nhiều lông và gây ra những rắc rối khó chịu. Có thể chó thay lông theo chu kì sinh lý, cũng có khi chó thay lông do mắc bệnh. Chính vì thế, chúng tôi đưa ra những nguyên nhân chủ yếu khi chó thay lông.
 
Chó thay lông theo chu kì sinh lý
Thời kì thay lông sinh lý là khi nào?
Thời điểm chó bắt đầu thay lông
Thời điểm chó bắt đầu thay lông
 
Chó thay lông là điều bình thường và không có gì đáng ngại. Đó là thời kì thay lông sinh lý của chúng. Thông thường, những chú chó cái tơ có thời gian thay lông sinh lý đầu tiên sau 6-8 tháng tuổi. Chúng thay lông trước khi bước vào thời kì động dục. Đây có thể gọi là thời gian dậy thì của những chú chó cái.
 
Thay bộ lông sữa thành bộ lông óng ả mềm mượt đánh dấu bước trưởng thành của chúng. Có thể bộ lông thay đi không giống như màu ban đầu. Cứ mỗi lần trước động dục hai tháng thì chó lại thay lông một lần.
 
Riêng đối với chó đực, thời kì thay lông không rõ ràng như ở chó cái. Do đó, để xác định đúng thời kì thay lông của chúng thì bạn phải quan sát kĩ.
 
Tuy nhiên, thời kì thay lông sinh lý này cũng phụ thuộc vào thể trạng của chú chó. Nếu được chăm sóc tốt và khỏe mạnh, thời kì thay lông sẽ diễn ra nhanh hơn.
 
Những lưu ý trong quá trình thay lông sinh lý
Trong quá trình thay lông, nếu chó vẫn khỏe mạnh, không tổn thương da thì không có gì đáng ngại. Chó không xuất hiện kích ứng da, gầu, mẩn đỏ, cảm thấy ngứa ngáy vùng thay da thì bạn yên tâm là chó thay lông hoàn toàn bình thường.
 
Rụng lông sinh lý theo từng mùa
Rụng lông sinh lý theo từng mùa
 
Nếu chó của bạn có những dấu hiệu liệt kê ở trên thì nên xem xét nguyên nhân là gì. Bạn có thể đưa đến bác sĩ thú y để có những phương pháp hỗ trợ. Tuy nhiên thì việc này không quá mức quan trọng nên không phải lo lắng nhiều.
 
Những nguyên nhân khác dẫn đến chó phải thay lông
Thông thường chó thay lông theo thời kì sinh lý. Tuy nhiên có những lý do khác tác động vào làm cho quá trình thay lông đó diễn ra không theo chu kì. Thay lông của chó có thể diễn ra bất thường do chúng phải bỏ lớp lông cũ bị bệnh đi. Chính vì thế, nhiều lý do khiến cho bô lông của chúng không được khỏe mạnh và rụng nhiều hơn.
 
Thay lông do thiếu chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết
Với mỗi chú chó có chu kì thay lông nhất định. Việc chó rụng lông bất thường làm thay đổi quá trình thay lông cũng thường xuyên xảy ra. Về vẫn đề dinh dưỡng, chó cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
 
Chế độ ăn không cân đối bị gây nên bởi nhiều yếu tố. Có thể chế độ dinh dưỡng không đầy đủ các chất, đặc biệt là những chất có lợi cho da, lông, móng như Vitamine H, Biotin, kẽm và một số Vitamine có lợi cho sức khỏe như vitamin A, B….
 
Chó nên được bổ sung đầy đủ chất 
Chó nên được bổ sung đầy đủ chất
 
Thiếu những chất dinh dưỡng này khiến chó bị rụng lông nhiều ở vùng tai và gáy. Rụng lông không đều khiến cho quá trình thay lông kéo dài và diễn ra khó khăn hơn.
 
Đồng thời, trong quá trình thay lông của chó, bạn nên bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cho chúng. Các vitamine này cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình thay lông của chúng.
 
Thay lông do rụng quá nhiều vì rối loạn nội tiết tố
Cơ thể của những chú chó cũng có cơ chế điều tiết phức tạp như con người. Chính vì thế, khi chó bị rối loạn nội tiết tố cũng gây ra tinhf trạng rụng lông để cho mọc lông thay chỗ lông bị rụng, bạn phải có những phương pháp điều trị của bác sĩ.
 
Chó bị rụng lông do nội tiết tố thay đổi
Chó bị rụng lông do nội tiết tố thay đổi
 
Các rối loạn nội tiết tố thường do sự rối loạn của các hormon và sự hoạt động bất thường của tuyến giáp. Với các hormon Bội oestrogen (Hyperestro-genism) hay tuyến giáp trạng ít hoạt động (Hypothyroidism)) hoặc bệnh Cushing (cường chức năng vỏ thượng thận) làm chó rụng lông nhiều tình trạng này khiến bắt buộc chúng phải thay lông. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.
 
Tuy nhiên, đối với rối loạn nội tiết tố gây ra có những phức tạp. Rối loạn nội tiết tố cho thấy rằng sức khỏe của chú chó cũng đang gặp vấn đề. Chính vì thế bạn nên đưa chó đến trung tâm thú y để có những phương pháp điều trị kịp thời.
 
Bắt buộc phải thay lông do kí sinh trùng, nấm, vi khuẩn
Chứng rụng lông của chó thường gây nhiều rắc rối đối với chủ. Quá trình thay lông dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Như đã nói ở trên, rụng lông dẫn đến chó bắt đầu quá trình thay lông. Đối với những chú chó bị bệnh do kí sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây nên, chứng rụng lông gây ra nhiều hậu quả xấu. Không chỉ làm mất đi tính thẩm mĩ của chú chó, các kí sinh trùng này làm tổn thương da của chúng và gây ra những biến chứng nặng nề khác. Nhiều chú chó bị lở loét, cả thân hình bị hoại tử khi bị ghẻ, bị ngứa.
 
Chó bị ghẻ
Chó bị ghẻ
 
Hậu quả đơn giản và dễ nhìn thấy nhất ở chúng là rụng lông. Chúng rụng lông nhiều ở từng khu vực bị bệnh. Những khu vực đó rụng theo mảng và da xung quang đó bị bong tróc. Đó là lý do bạn phải chữa trị cho chúng. Có những loại thuốc đặc trị bệnh kí sinh trùng gây nên dành cho động vật. Để chó mọc lại lông ở những vùng bị tổn thương đó thì trước hết bạn phải chữa trị cho chúng.
 
Sau khi da được diệt trùng và bắt đầu lên da mới, dần dần chó mới thay lông. Quá trình điều trị khiến chó bị đau do tác dụng của thuốc. Tuy nhiên bạn vẫn phải làm để chó có thể thay lớp lông cũ, tái tạo lớp da bị thương. Quá trình thay lông kéo dài hơn so với nguyên nhân khác.
 
Bên cạnh việc bôi thuốc, việc chăm sóc vệ ainh cho chó cũng rất quan trọng. Vì thế, để tránh chó bị những căn bệnh trên, bạn nên quan tâm đến vệ ainh cá nhân cho chúng. Không nên để chúng tiếp xúc quá nhiều với những nơi ẩm mốc để tạo điều kiện thuận lợi cho kí sinh trùng phát triển.
 
Chó phải thay lông khi cào xước
Đặc điểm phải lưu ý
Với nguyên nhân này, chó chỉ thay lông một phần ở nơi bị cào xước. Các vết cắn cào ngoài da khá nhỏ thì không cần phải lo lắng. Sau một thời gian, chó lại thay lông mới ở những vùng đó. Vùng lông thay mỏng và ngắn hơn những vùng khác. Vì thế phải sau một thời gian thì bộ lông mới hoàn thiện như lúc đầu.
 
Tuy nhiên nếu vết cào xước sâu và nguy hiểm, bạn nên đưa chúng đến trung tâm chăm sóc để được chăm sóc hiệu quả hơn. Đừng nên chủ quan bởi chúng có thể nguy kịch đến tính mạng do nhiễm trùng.
 
Thay lông theo mùa
Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra khi da chó bị khô và cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Chó rụng lông nhiều nhưng không theo quy luật và cơ chế nào cả. Việc chó thay lông cũng không phải do mắc bệnh mà là điều chỉnh sinh lý.
 
Chó rụng lông theo mùa
Chó rụng lông theo mùa
 
Chó bị stress  hay biếng ăn cũng gây ra rụng lông. Bộ lông trở nên xơ xác hơn và dễ rụng hơn bất cứ thời điểm nào. Chó thay lông làm lông rụng và dính khắp nơi.
 
Cách chữa trị cho chó
Để khắc phục việc này, bạn nên chú ý đến chế độ chăm sóc thường ngày của chúng. Việc thay lông không xác định rõ thời điểm cụ thể và chất lượng của bộ lông khi thay. Chính vì thế, thay lông theo mùa thường có mang tính bị tác động do hoàn cảnh bên ngoài nhiều hơn.
 
Chú ý chế độ dinh dưỡng dành cho chó
Chú ý chế độ dinh dưỡng dành cho chó
 
Với mỗi chú chó, việc thay lông là vô cùng quan trọng. Thay đi lớp lông cũ để tạo bộ lông mới cũng như thay đổi loại bỏ đi lớp áo hỏng. Thay lông có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan yêu cầu người chủ phải có những sự yêu thương và chăm sóc cẩn thận. Thay lông nhanh hay chậm, tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc chúng.
 
Đồng thời bạn cũng phải chú ý đến việc chải lông cho chó. Việc làm này nhằm chó có bộ lông bóng mượt đồng thời phát hiện những dấu hiệu bệnh ngoài da kịp thời. Chăm chải lông cho chó cũng giúp cho bộ lông của những chú chó thoáng mát hơn. Chúng không bị rối vào nhau và nhanh khô hơn trong điều kiện ẩm ướt.
 
Sữa tắm chó
Sữa tắm chó
 
Bạn cũng nên cho chó sử dụng những sản phẩm chăm sóc lông và da cho chó. Trong quá trình vệ sinh nên sử dụng các loại sữa tắm chuyên dụng. Đồng thời cũng cho chó đi cạo lông theo chu kì để ngăn chặn những rắc rối về kí sinh trùng. Các biện pháp này đơn giản, dễ thực hiện và không tốn nhiều thời gian.
 
Chu kì thay răng của chó và những lưu ý khi chăm sóc chó thay răng
Chu kì thay răng của chó
Khi nói đến chu kì thay răng của chó, người ta nghĩ ngay đến việc thay răng sữa của chó con. Cũng như con người, chó con cũng phải thay răng sữa để có hàm răng hoàn thiện, chắc chắn.
 
Với chó con, khi mới sinh chúng chưa mọc đủ răng. Sau khoảng thời gian từ 3-8 tuần tuổi, chó con mọc đầy đủ 28 chiếc răng sữa. Khi chó bắt đầu 4 tháng tuổi, đây là khoảng thời gian chó bắt đầu thay răng. Trung bình độ tuổi thay răng sữa của chó từ 6-8 tháng tùy thuộc vào mỗi chú chó.
 
Chó thay răng
Chó thay răng
 
Việc thay răng và rụng răng ở chó là sinh lý bình thường của loài chó. Sau khi thay răng hoàn toàn, chó có 42 chiếc răng đầy đủ. Đó được gọi là hàm răng vĩnh cửu của chó. Khi chó bị gãy hay bị sâu phải nhổ đi, những chiếc răng này không thể mọc lại nữa.
 
Một số cách kiểm tra răng của chó con
Khi kiểm tra số lượng răng của chó con dưới hai tháng tuổi, bạn nên kiểm tra theo công thức:
 
2 ( Cửa 3/3 Nanh 1/1 Hàm trước 3/3) = 28 chiếc
Công thức răng “vĩnh cửu” cún từ 6-8 tháng tuổi trở đi:
2 ( Cửa 3/3 Nanh 1/1 Hàm trước 4/4 Hàm sau 2/3 ) = 42 chiếc
 
Chó con thay răng sữa
Chó con thay răng sữa
 
Chú thích công thức:
 
Trong ngoặc là số răng của hai nửa hàm cùng một phía
Cửa 3/3 là mỗi hàm đều có 3 chiếc răng cửa. Với mỗi kí tự tương tự sẽ được hiểu như thế.
Công thức tính răng từ ngoài vào trong: răng cửa, nanh, hàm trước, hàm sau.
Cách chăm sóc khi chó thay răng
Đối với chó mà nói, việc thay răng là điều kiện sinh lý tự nhiên. Cũng như con người, việc thay răng gây ra những khó chịu nhất định đối với bản thân chúng.
 
Kiến thức cơ bản khi chó thay răng mà bạn phải nắm rõ
Thông thường, trong thời kì thay răng, sức đề kháng của chúng cũng bị suy giảm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của loài chó. Những chú chó dễ dàng mắc các bệnh từ kí sinh trùng, nầm, vi khuẩn nhiều hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng dễ dàng lây nhiễm bệnh từ môi trường.
 
Chó có sức đề kháng kém khi thay răng
Chó có sức đề kháng kém khi thay răng
 
Chính vì thế chúng ta phải đặc biệt chú ý đề phòng khống chế các stress  bất lợi, cách yếu tố khách quan như thời tiết, vận chuyển,… Ngoài ra, các yếu tố tác động từ việc tách đàn, đổi chủ cho chó,… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chúng.  Và liên quan đến các chế độ ăn uống hàng ngày của chó. Bổ sung đủ chất và phòng bệnh đầy đủ.
 
Chú ý tiêm phòng cho chó
Trong quá trình thay răng, để đảm bảo an toàn cho chó, các bạn cần lưu ý đến việc tiêm phòng cho chúng. Các loại tiêm phòng dành cho thú cưng luôn được tư vẫn nhiệt tình tạo các trung tâm chăm sóc.
 
Tiêm phòng cho chó
Tiêm phòng cho chó
 
Bên cạnh đó, chú chó cũng nên được tiêm các loại Vaccin quan trọng như : Parvo, care, ho cũi chó, viêm gan truyền nhiễm,… Chó cần được tiêm đúng liều lượng và thời gian tiêm vaccin.
 
Tẩy giun trước khi chúng thay răng
Bạn cũng nên tẩy sạch giun sán cho chó mỗi tháng một lần trước khi chó thay răng.
 
Bạn cũng nên đưa ra những chế độ dinh dưỡng tăng cường bổ sung sức khỏe cho cún. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi cũng là cách hay được sử dụng.
 
Nếu trong quá trình thay răng gặp bất kì những bất thường nào, bạn nên đưa chó đến trung tâm y tế chăm sóc chó nuôi để kiểm tra và chữa trị.
 
Trên đây Sieupet.com đã gửi đến bạn những thông tin cơ bản về việc đôi lông và thay răng của của chó, hy vọng những thông tin của Siêu Pet để cấp đến có ích cho các bạn trong việc chăm sắc chú cún nhà mình!
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X