0962801374

Kinh nghiệm huấn luyện chó Akita – Dogily Petshop.

Kinh nghiệm huấn luyện chó Akita – Dogily Petshop.
Chó Akita là giống chó có tuy duy độc lập và khá thông minh nên việc huấn luyện chúng đòi hỏi bạn phải có đôi chút kinh nghiệm. Là một nhà nhân giống chuyên nghiệp, thành viên của Hiệp hội những người nuôi chó giống tại Việt Nam. Cũng như là đơn vị nuôi chó Akita lớn và chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam. Trong bài viết này, Dogily Petshop sẽ chia sẻ cùng bạn những kỹ thuật và kinh nghiệm huấn luyện chó Akita hiệu quả nhất. Hãy cùng đón đọc nhé.
 
Việc huấn luyện chó Akita đòi hỏi sự kiên trì và kinh nghiệm.
Việc huấn luyện chó Akita đòi hỏi sự kiên trì và kinh nghiệm.
Huấn luyện chó Akita Inu có phức tạp và khó khăn hay không?
Chó Akita Inu là giống chó có cơ thể to lớn, dũng mãnh và cá tính độc lập. Vì vậy, việc huấn luyện giống chó này không dành cho người mới. Khi bắt đầu nuôi chó Akita, bạn nên tìm hiểu kỹ về kỹ thuật, tập tính cũng như kiến thức huấn luyện chó cơ bản để chinh phục chú chó cưng của mình.
 
Có nguồn gốc từ một giống chó cảnh săn, với bản năng cảnh giác cao độ. Việc huấn luyện một chú chó Akita trưởng thành sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc dạy chúng từ nhỏ. Nếu không có kinh nghiệm, và lại nuôi một chú chó to trưởng thành. Thực sự điều đó là bất khả thi và khá nguy hiểm nếu bạn không có kinh nghiệm.
 
Xem video về huấn luyện chó Akita tại Trang trại Dogily Petshop sau đây:
 
 
 
Giống chó này từng được biết đến là “chó 1 người”. Chúng thường chỉ biết đến chủ nhân của mình. Vì vậy tốt nhất là bạn nên nuôi chúng từ nhỏ. Để có thể dễ dàng huấn luyện, và sở hữu một chú chó Akita đúng nghĩa của riêng mình.
 
Xã hội hóa: bài học đầu tiên khi huấn luyện chó Akita.
Bạn nên tập cho chú chó Akita của mình làm quen với đa dạng người và vật nuôi trong gia đình. Việc đưa chó Akita làm quen với nơi công cộng đông người. Hay thân thiện với gia súc, gia cầm trong nhà. Hòa đồng với vật nuôi khác là cực kỳ cần thiết. Trong phần này, Dogily sẽ tư vấn cho bạn phương pháp huấn luyện xã hội hóa cho chó Akita. Cụ thể như sau:
 
Chó Akita con cần được học xã hội hóa trước khi bước vào thời kỳ huấn luyện.Chó Akita con cần được học xã hội hóa trước khi bước vào thời kỳ huấn luyện.
 
Bước 1: Làm quen với chủ nhân.
Bạn nên huấn luyện chó Akita xã hội hóa ngay từ khi còn nhỏ (từ 2-3 tháng tuổi). Bạn nên từng bước tiếp cân với chú chó nhỏ. Dùng những hành động thân thiện. Nhẹ nhàng xoa đầu, nói những lời âu yếm để chú chó con tin tưởng bạn. Nếu thấy chú chó vui mừng, hoặc bắt đầu quấn quýt dưới chân bạn là bạn đã thành công bước đầu rồi.
 
Bước 2: Huấn luyện chó Akita làm quen với môi trường và người lạ:
Bạn có thể đưa chó Akita ra những nơi công cộng, huấn luyện cho chúng quen với những người và cảnh vật mới. Để ý hành vi của chó, nếu chúng có điều gì không vừa ý hãy ngăn lại ngay bằng lệnh “không” dứt khoát. Một số hành vi cần kiểm soát như chạy lăng xăng không theo lệnh chủ. Có biểu hiện hung hănng hoặc quá nhút nhát với người và vật lạ.
 
Nếu có Petshop hoặc cơ sở thú y gần nhà. Bạn nên đưa chú chó Akita của mình đến để mua đồ. Hoặc tiêm chủng tại cơ sở thú y. Việc này sẽ huấn luyện chú chó của bạn quen với việc được chăm sóc y tế ngay từ nhỏ. Sẽ rất tốt nếu chú chó của bạn bị bệnh phải điều trị sau này.
 
Cho đến khi chú chó Akita của bạn được huấn luyện trở nên điềm tĩnh với môi trường và người lạ. Không có các phản ứng quá khích. Là bạn đã hoàn thành bước thứ hai của quá trình huấn luyện rồi đó.
 
Lưu ý trong quá trình huấn luyện xã hội hóa cho chó Akita:
Khi mới dạy cho chó Akita kỹ năng xã hội hóa với môi trường. Việc sử dụng dây dắt là điều rất cần thiết. Dụng cụ này giúp bạn kiểm soát được không gian hoạt động của chú chó của bạn. Nếu chó có hành vi chạy, hoặc kéo xích theo hướng của chủng.
 
Bạn có thể giật nhẹ dây dắt và chuyển hướng khác theo ý mình. Đồng thời nghiêm giọng quát “không” (Hoặc “no” “stop” miễn là phải nhất quán). Để chú chó Akita của bạn được huấn luyện rằng, chúng phải tuyệt đối tuân thủ theo ý và mệnh lệnh của chủ nhân.
 
Mệnh lệnh khi huấn luyện chó Akita phải thống nhất, dứt khoát.
Mệnh lệnh khi huấn luyện chó Akita phải thống nhất, dứt khoát.[caption id="attachment_10358" align="aligncenter" width="453"]
Khi chó Akita có hành vi đúng, hoặc thực hiện tốt nhiệm vụ trong việc huấn luyện. Bạn có thể sử dụng phần thưởng để khích lệ chó. Phần thưởng không chỉ là bánh thưởng, mà những lời khen ngợi, động viên cũng có tác dụng tương tự.
 
Huân luyện tuân thủ mệnh lệnh cơ bản đối với chó Akita Inu:
Sau giai đoạn huấn luyện xã hội hóa (thường mất từ 2-4 tuần). Bạn có thể thực hiện việc huấn luyện các lệnh cơ bản cho chó Akita con. Bạn nên huấn luyện chó từ những bài cơ bản nhưu đứng, ngồi, nằm, yên… cho đến các bài tập nâng cao như sủa và ngừng sủa, chơi trò chơi nhặt bóng, làm tính cộng, lựa chọn đồ vật. Do khuôn khổ của bài viết, Dogily sẽ chỉ chia sẻ kinh nghiệm huấn luyện một số lệnh cơ bản sau đây:
 
Lệnh “ngồi”
Đầu tiên, giữ chó Akita đứng phía đối diện với người huấn luyện. Tiếp theo ra khẩu lệnh dứt khoát, nghiêm và rõ ràng “ngồi”. Song song với đó, kéo dây dắt huấn luyện ở cổ lên cao. Tay còn lại ấn phần mông chó ngồi xuống. Giữ cho chó ổn định trong tư thế này trong khoảng 10 giây sau đó thực hiện lệnh kế tiếp.
 
Mỗi ngày thực hiện khoảng 20 lần. Nên tập cho chó lúc đang đói. Khi chó hiểu ý và thực hiện, bạn cần chuẩn bị sẵn bánh thưởng (mỗi lần chỉ thưởng rất ít). Hoặc khen ngợi chó.
 
Tập luyện liên tục cho đến khi chó thành thục. Trong suốt cuộc đời chó, bạn thường xuyên tập lại để chó thành phản xạ và nhớ bài học.
 
Bạn cũng có thể dùng clicker để huấn luyện chó Akita (thay vì ra khẩu lệnh thì bạn có thể bấm click và ra dấu hiệu). Tuy nhiên, Dogily Petshop vẫn khuyến khích bạn dùng khẩu lệnh, vừa tiện lợi và dễ huấn luyện chó Akita hơn.Huấn luyện chó Akita ngồi rất cần thiết. Ví dụ: khi bạn muốn chụp ảnh như này.
 
Lệnh “nằm”.
Về cơ bản, cách huấn luyện chó Akita thực hiện lệnh nằm tương tự như lệnh “ngồi”. Điểm khác biệt trước khi tập lệnh “nằm”. Bạn phải huấn luyện chó Akita thực hiện lệnh “ngồi” xuống trước, sau đó mới đưa tiếp khẩu lệnh “nằm”.
 
 
 
Hai chú chó Akita thực hiện lệnh nằm và ngồi bên chủ nhân sau khi được huấn luyện.
Hai chú chó Akita thực hiện lệnh nằm và ngồi bên chủ nhân sau khi được huấn luyện.
Lệnh “đứng”.
Đây là khẩu lệnh huấn luyện  chó Akita liên quan trực tiếp với hai lệnh “ngồi” và “nằm”. Đầu tiên bạn ra khẩu lệnh “ngồi”. Để chú chó của bạn ngồi xuống. Bước tiếp theo, tay bạn cầm bánh thưởng hoặc đồ ăn chó ưa thích đặt ngam mũi chó. Lùi về phía sau một, hai bước. Tay bạn vẫn cầm bánh thưởng, chầm chậm nhấc lên trên để chó dí mũi theo. Trong quá trình này, hô dứt khoát “đứng”.
 
Đây là phản xạ có điều kiện, khi chó hướng theo thức ăn sẽ nhấc chân đứng lên.
 
Lưu ý:
 
Câu lệnh “đứng” nên bắt đầu hô khi chó bắt đầu chuyển động. Giữ cho chó ở tư thế đứng yên sau khi thực hiện mệnh lệnh. Mỗi ngày thực hiện 15 tới 20 lần cho đến khi chó thực hiện thành thục.
 
Khen thưởng cho chó ngay sau khi thực hiện xong động tác. Không nên để quá lâu, hoặc khi chó đã di chuyển hoặc nằm xuống. Chúng có thể hiểu nhầm hành động sau đó mới là được khuyến khích. Như vậy việc huấn luyện chó Akita sẽ bị thực hiện sai.
 
Lệnh “gọi tên”:
Đây là lệnh huấn luyện để cho chó Akita biết tên gọi của mình, cũng như yêu cầu chó chạy lại phía chủ. Các bước thực hiện sau đây:
 
Đầu tiên, bạn đứng cách chú chó của mình từ 5 tới 10 m. Cầm sẵn bánh thưởng trong lòng bàn tay. Giữ cho chó trong tư thế đứng. Tiếp theo, xòe bàn tay, cầm bánh thưởng để chó nhìn thấy. Vẫy tay, đồng thời gọi tên (ví dụ: “Hachiko”) ra hiệu cho chó chạy lại. Sau khi chó thực hiện đúng động tác, bạn khen ngợi hoặc thưởng đồ ăn cho chúng. Tập liên tục mỗi ngày 10 tới 20 lần, nhắc lại thường xuyên cho đến khi chó Aktia được huấn luyện thành thục động tác này.
 
Lệnh “bắt tay”:
Đây là một lệnh giải trí khá thú vị. Cũng là để bạn thể hiện khả năng huấn luyện chó Akita với bạn bè, hoặc khách khứa đến nhà bạn. Trên nguyên tắc, việc huấn luyện này cũng dựa trên phản xạ có điều kiện của chó Akita. Các bước huấn luyện lệnh này như sau:
 
Đầu tiên, ngồi xuống, mặt đối diện ngang tầm đầu chú chó của bạn.  Ra lệnh cho chó ngồi đối diện trước mặt bạn. Chuẩn bị sẵn 1 bát nhỏ thức ăn hoặc bánh thưởng để chó nhìn thấy. Nên để chó Akita thật đói trước khi bắt đầu huấn luyện.
 
Hô khẩu lệnh “ngồi” để chó ngồi im trước mặt bạn. Nên huấn luyện chó Akita tập bắt từng tay một. Đưa tay bạn nắm bàn chân chó và nhấc lên, đồng thời hô “bắt tay”.
 
Khi chó quen và không rút tay lại, huấn luyện cho chó quen dần. Cho đến khi bạn hô bắt tay, chú chó của bạn nhấc 1 chân lên. Thưởng cho chó khi thực hiện đúng động tác bằng bánh thưởng hoặc khen ngợi.
 
Hàng ngày tập 15-20 lần trong khoảng 1-2 tuần cho đến khi thành thục. Thường xuyên nhắc và tập lại lệnh để chó không quên.
 
Huấn luyện cho chó Akita đi vệ sinh đúng nơi quy định
Nguyên tắc huấn luyện:
Việc huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ vần được thực hiện ngay khi bạn mang chú chó Aktia con về nhà. Nếu để chó Akita trưởng thành sẽ rất khó huấn luyện. Nếu chó không tự chủ được việc đi vệ sinh. Hoặc tè, ị bậy bất cứ chỗ nào trong nhà là thảm họa thực sự với người nuôi.
 
Việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ khá phức tạp, đặc biệt đối với giống chó có cá tính độc lập như akita inu. Đòi hỏi bạn phải hết sức kiên trì, điềm tĩnh trong suốt quá trình huấn luyện.
 
Trước khi huấn luyện chó Akita đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn cần hiểu được tập tính của giống chó này. Đối với chó Akita con, chúng thường đi vệ sinh rất nhiều lần trong ngày và không thể tự chủ được. Thường sau bữa ăn, uống nước, trước và sau khi đi ngủ chó sẽ muốn đi vệ sinh.
 
Chó Akita càng lớn, do bàng quan đã phát triển ổn định. Nên số lần đi vệ sinh sẽ giảm dần. Đến khi trưởng thành, bạn chỉ cần dẫn chúng đi vệ sinh 1 tới 2 lần/ngày.
 
Nắm được nguyên tắc này, bạn sẽ dễ dàng hơn khi huấn luyện chó Akita đi vệ sinh đúng nơi quy định.
 
Quy trình cơ bản để huấn luyện chó Akita đi vệ sinh đúng chỗ như sau:
Đầu tiên, bạn phải chọn một nơi cố định để cho chó đi vệ sinh trong nhà. Nơi đó có thể là góc vườn, buồng vệ sinh, gốc cây, ban công… Tùy theo điều kiện mỗi gia đình. Bạn nên cho chó Akita làm quen với vị trí này trước khi bắt đầu huấn luyện.
 
Dựa trên các tập tính đã nêu ở trên. Bạn cần căn thời điểm chó chuẩn bị có nhu cầu đi vệ sinh. Như vừa ăn, uống xong, mới ngủ dậy. Hoặc nhận biết qua các hành vi như chó chạy loanh quanh, đánh hơi, kêu hoặc rên rỉ, cong mông chuẩn bị tè, hay ị. Ngay lập tức đưa chó tới nơi đi vệ sinh đã chọn. Khi chó bắt đầu tè hoặc ị, bạn hô khẩu lệnh “pi”. Sau khi chó đi vệ sinh đúng chỗ xong. Ngay lập tức khen ngợi hoặc có bánh thưởng cho chúng.
 
Lặp đi lặp lại vài lần, cho đến khi chó quen. Và vị trí của chó đi vệ sinh đã có mùi phân hoặc nước tiểu của chúng. Là bạn đã gần như thành công 70-80% rồi. Vì chó thường có thói quen đi vệ sinh ở nơi có mùi phân hoặc nước tiêu của mình.
 
Trong trường hợp bắt gặp chó đang tè, ị bậy. Ngay lập tức bạn quát “không”. Đồng thời đưa chó đến vị trí bạn muốn chúng đi vệ sinh. Kiên nhẫn đợi đến khi chúng đi vệ sinh xong. Khen ngợi hoặc thưởng bánh cho chúng.
 
Đến đây, bạn đã cơ bản hoàn thành việc huấn luyện chó Aktia đi vệ sinh đúng chỗ rồi. Bạn cần thường xuyên theo dõi và chấn chỉnh hành vi của cún cưng. Nếu bất kì hành vi đi bậy nào cần nghiêm khắc bắt dừng lại. Động viên kịp thời sau khi chó đi đúng chỗ.
 
Lời kết.
Việc huấn luyện chó Akita khá nhiều thách thức. Nhưng nếu bạn kiên trì và có kiến thức, Dogily Petshop tin rằng bạn sẽ thành công. Nếu được huấn luyện kỹ lưỡng và xã hội hóa từ sớm. Chắc chắn bạn sẽ sở hữu 1 chú chó Akita hoàn hảo.
 
Nếu cần biết thêm thông tin hay muốn mua chó Akita Inu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
 
Chúc bạn luôn hạnh phúc với chú chó Akita của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn vui lòng đánh giá 5 sao và chia sẻ cho bạn bè nhé.
 
Phạm Hoàng Long, Dogily Petshop.
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X