0962801374

Hướng Dẫn Cách Tắm Cho Chó Corgi Và Vệ Sinh Cơ Thể Đúng Cách

Hướng Dẫn Cách Tắm Cho Chó Corgi Và Vệ Sinh Cơ Thể Đúng Cách
Nên và không nên tắm cho chó Corgi khi nào?
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc chăm sóc thú cảnh, Siêu Pet khuyên bạn nên tắm cho Corgi vào những thời điểm thích hợp bởi một số lý do sau đây:
 
Nên và không nên tắm cho chó Corgi khi nào?
Không phải lúc nào cũng có thể tắm cho chó Corgi
 
Những thời điểm bạn nên tắm cho Corgi
Khi bộ lông của cún tích tụ nhiều bụi bẩn, lông kết dính thành mảng, không thể làm sạch bằng phương pháp chải bằng lược.
Trên lớp da của Corgi bị nhiễm trùng xuất hiện nhiều bã nhờn, chảy dịch, dẫn đến cơ thể xuất hiện mùi hôi.
Corgi vừa cắt tỉa lông xong: Những mảnh lông nhỏ dính lại, có thể khiến chúng bị ngứa nên cần làm sạch bằng cách tắm.
Tắm gội giúp loại bỏ lớp lông chết trên cơ thể cho Corgi trong thời kỳ rụng lông.
Tắm rửa còn giúp Corgi loại bỏ những mảng da chết, bọ chét, ve chó trên da và lông.
Những thời điểm bạn không nên tắm cho Corgi
Để cún cưng được phát triển khỏe mạnh, người nuôi cần lưu ý tới một số thời điểm không nên tắm cho Corgi:
 
Thời điểm không nên tắm cho Corgi
Những thời điểm không nên tắm cho Corgi
 
Khi Corgi ăn quá no hoặc quá đói thì không nên cho chúng tắm. Thời gian tắm chuẩn nhất là sau ăn 2-4h.
Nhiệt độ ngoài trời < 18 độ, nếu tắm dễ khiến Corgi bị cảm lạnh.
Corgi dưới 1 tháng tuổi còn yếu ớt không nên tắm ngay.
Corgi mẹ sau sinh vẫn chưa hồi sức cũng không nên tắm.
Nếu Corgi đang bị ốm, tiêu chảy hoặc có những dấu hiệu bất thường như hắt hơi, sổ mũi,… thì bạn cũng không nên tắm cho chúng mà chỉ thực hiện biện pháp lau khô.
Corgi mới đi tiêm phòng định kỳ hay tẩy giun sán cũng không nên tắm luôn bởi lúc này cún đang phải chống lại virus nên sức khỏe khá yếu.
 Một số chuẩn bị trước khi tắm cho chó Corgi
Trước khi tắm cho cún cưng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ sau:
 
Chuẩn bị dụng cụ trước khi tắm
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi tắm
 
Chuẩn bị phòng tắm kín đáo, đảm bảo không có gió lùa trong quá trình tắm.
Chuẩn bị nước ấm nếu tắm vào mùa đông, mùa hè thì cho Corgi tắm nước lạnh cũng được.
Chuẩn bị sẵn sữa tắm, chậu tắm, khăn bông, máy sấy,… vào vị trí sẵn sàng.
Bạn có thể dùng 2 cục bông gòn nhét vào tai của Corgi để phòng trường hợp nước xà phòng vào tai.
Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm bàn chải, cắt móng để tiến hành vệ sinh răng miệng, chân tay kết hợp trong quá trình tắm.
 Hướng dẫn tắm cho Corgi đúng cách
Bước 1
Đặt Corgi vào trong chậu nước tắm. Đầu tiên, bạn không nên tắm vội mà hãy lấy một miếng vải ẩm, lau sạch sẽ phần mặt, mắt, mũi, tai của Corgi. Sử dụng tăm bông để lấy hết gỉ mắt và ráy tai cho cún thật sạch sẽ.
 
Bước 2
Tiếp theo, bạn cần dội qua một lượt nước lên người cún để làm ướt lông. Sau đó, lấy sữa tắm xoa khắp cơ thể từ cổ trở xuống. Bạn dùng tay gãi nhẹ và kì cọ để bụi bẩn và mảng bám tách ra khỏi phần lông của Corgi.
 
Khi tắm mà bọt xà phòng còn màu nước bẩn tức là lông Corgi chưa sạch hoàn toàn. Bạn lấy nước dội qua một lượt và tiếp tục thoa sữa tắm lần 2. Tiến hành gãi và kỳ cọ như cũ, bao giờ cảm thấy sạch thì ngừng lại.
 
Tắm cho chó Corgi hiệu quả
Hướng dẫn tắm cho chó Corgi đúng cách
 
Bước 3
Dội nước làm sạch xà phòng trên lông và cơ thể của Corgi. Nếu bạn muốn trị bọ chét và ve chó thì nên dùng sữa tắm chuyên dụng, tiến hành bôi lên lông và ủ từ 5-10 phút cho sạch, sau đó mới dội nước.
 
Bước 4
Khi đã hoàn tất quá trình tắm gội, bạn bế Corgi ra khỏi chậu nước. Lấy khăn bông to đã chuẩn bị trước đó lau khô người cho chúng. Sau khi lau khô thì cho cún cưng ra khỏi phòng tắm.
 
Dùng máy sấy tiến hành sấy khô lông: Nên sấy theo chiều từ cổ xuống đuôi để lông chúng không bị rối xù. Nếu mùa hè nắng nóng thì bạn nên để lông chúng khô tự nhiên.
 
Muốn lông của Corgi mượt mà hơn, Siêu Pet khuyên bạn nên dùng lược chuyên dụng chải qua một lượt. Sau đó, dùng phấn rôm xoa nhẹ để bộ lông tơi mượt, không bị bết dính. Bạn chỉ cần tiến hành đủ 4 bước trên thì bộ lông của Corgi sẽ đảm bảo được sạch sẽ nhất.
 
 Những lưu ý khi tắm cho chó Corgi
Lưu ý khi tắm cho Corgi
Một số lưu ý khi tắm cho Corgi
 
Để cún được sạch sẽ, bộ lông được mềm mượt thì bạn nên chọn loại sữa tắm chuyên dụng phù hợp với từng nhu cầu. Thông thường, sữa tắm cho cún cưng đạt chuẩn phải có độ pH=7-7.14. Mức axit trong khoảng này sẽ an toàn và không gây kích ứng da cho của Corgi. Bạn tuyệt đối không tắm cho Corgi bằng sữa tắm của người bởi độ axit trong sữa tắm của người khá cao, có thể gây tổn thương cho da bé.
 
Sau khi tắm mà Corgi có các biểu hiện như: Ngứa ngáy, da mẩn đỏ, lông bị rụng,… thì có thể chúng bị dị ứng với loại sữa tắm đang dùng. Siêu Pet nhắc bạn nên chuyển qua dùng loại khác và theo dõi thêm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cún cưng.
 
Thời gian tắm cho Corgi nên từ 15-20 phút. Tắm lâu quá cũng không tốt vì chúng dễ bị nhiễm lạnh. Nếu sau tắm, Corgi có các biểu hiện bất thường như: Run rẩy, sốt, bỏ ăn, nằm ì một chỗ,… thì bạn nên đưa chúng đến ngay bác sĩ thú y để thăm khám. Có thể cách tắm của bạn chưa đúng khiến Corgi bị ốm.
 
 Vệ sinh cơ thể cho chó Corgi
Trong quá trình tắm, bạn có thể tiến hành một số việc sau để vệ sinh cơ thể cún Corgi đúng cách nhất:
 
Vệ sinh cơ thể cho chó Corgi
Vệ sinh tai cho chó Corgi rất quan trọng
 
Vệ sinh tai: Bạn nên dùng bông gòn thấm một chút nước dung dịch vệ sinh (có thể mua ở cửa hàng thú y). Cho bông gòn vào lau sạch bụi bẩn và ráy tai phía trong. Chú ý, không nên thọc sâu vào tai, có thể khiến Corgi bị đau. Bạn chỉ nên lau sạch những chỗ có thể nhìn thấy bằng mắt.
Đánh răng cho Corgi: Dùng bàn chải chà nhẹ hai hàm răng của Corgi để loại bỏ mảng bám. Bạn không nhất thiết phải dùng kem đánh răng bởi nếu Corgi không quen mùi có thể phản xạ quay lại cắn bạn. Tuyệt đối, không được dùng kem đánh răng của người.
Cắt móng cho Corgi: Nếu thấy móng cún mọc dài, bạn nên sử dụng kìm cắt móng để cắt ngắn đi một chút. Móng chân dài quá có thể cắm xuống đất, gây khó khăn cho quá trình di chuyển của Corgi.
Cắt móng thường xuyên cho Corgi sẽ giúp cún di chuyển dễ dàng hơn
Cắt móng thường xuyên cho Corgi sẽ giúp cún di chuyển dễ dàng hơn
 
Vệ sinh các lỗ tự nhiên trên Corgi: Trên cơ thể của Corgi có 3 lỗ tự nhiên ít được để ý nhưng lại chứa cực nhiều vi khuẩn nhất đó là: Kẽ ngón chân, nách chân và kẽ sau tai. Nếu bạn không để ý và vệ sinh cẩn thận, phần thịt những chỗ đó dễ bị ghẻ và chảy mủ, gây mùi hôi thối.
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374 và 0382520434

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X