0962801374

Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn thức ăn cho Sóc đất

Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn thức ăn cho Sóc đất
Thức ăn cho sóc Đất đóng vai trò rất quan trọng giúp sóc lớn nhanh và khỏe mạnh. Bài viết dưới đây Pet Mart sẽ tổng hợp những lưu ý khi cho sóc ăn và cách lựa chọn thức ăn cho chúng. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hay để chăm sóc tốt hơn cho thú cưng của mình.
 
Thức ăn có lợi cho sóc Đất
Thức ăn ưa thích nhất của sóc Đất là các loại hạt. Ngoài ra chúng có thể ăn được các loại rau xanh. Nhìn chung sóc đất là loài ăn tạp thiên về thực vật. Khi nuôi sóc Đất bạn nên cho sóc ăn thêm đồ ăn vặt, chủ yếu là đồ ngọt. Ví dụ như sữa chua, bánh sữa, bánh ngọt (loại ít đường).
 
Sóc Đất nổi tiếng là hảo ngọt, nhưng bạn không nên chiều theo ý thích của chúng. Thỉnh thoảng cho ăn một chút là được. Thức ăn cho sóc Đất con bao gồm cả côn trùng như sâu bột, nhộng, sâu bướm, thịt… Đặc biệt là sóc mang thai cần bổ sung các loại thức ăn có hàm lượng Anbumin cao. Tỉ lệ thức ăn động vật không nên cao hơn 30% khẩu phần ăn của sóc.
 
Các loại hạt và ngũ cốc
Đầu tiên, liệt kê một chút các nguyên vật liệu để tự phối trộn. Đương nhiên, nguyên vật liệu dưới đây không nhất định phải trộn toàn bộ với nhau. Nhưng tốt nhất là các loại ngũ cốc đều đặc biệt quan trọng.
 
Các loại lúa mạch: hạt láng, lúa mì, hạt ba khía, yến mạchCác loại đậu: Đậu xanh, đậu tương, đậu hà lan. Không nên cho nhiều, lượng đậu các loại quá nhiều sẽ khiến cho Sóc Đất chướng bụng. Đậu xanh có tính hàn.Những loại khác: Ngô, hạt kê, hạt bo bo, gạo lức. Ngô kiến nghị sử dụng ngô nhỏ, không khuyến khích sử dụng bột ngô. Hạt bo bo cũng chỉ cần cho ít.Các loại nguyên vật liệu thiên nhiên nguyên chất: như hạt hướng dương, hạt bí, sâu bột cũng cho ít, thuộc loại đồ ăn vặt. Cho nhiều sẽ bị nóng.
Thức ăn của sóc Đất từ rau củ quả
Hoa quả: Táo bỏ lõi, chuối chỉ cho ăn chuối khô. Bởi vì chuối tươi có thể dính ở bên trong túi má, để lâu thối hỏng và dẫn đến viêm túi má, cherry, nho bỏ hạt, vải, xoài, đào bỏ hạt…Các loại rau củ: Củ cải đỏ, súp lơ trắng, hạt dẻ, dưa chuột, cải thảo, rau mầm, rau cải xoong, rau xà lách… Các loại rau nhất định phải được rửa sạch, rửa trôi đi thuốc trừ sâu ở bên trên. Hơn nữa phải để ráo nước rồi mới có thể cho ăn.
Ngoại trừ việc tự phối trộn 5 loại ngũ cố, vẫn khuyên mọi người mua một số loại thức ăn tổng hợp để trộn thêm. Thức ăn tổng hợp đã trải qua quá trình gia công, nén các loại dinh dưỡng cần thiết cho sóc Đất mà thành, dinh dưỡng tương đối toàn diện.
 
Nên cho sóc ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Ví dụ như táo, lê, cam, dâu, kiwi, nho, chuối… Hạn chế cho sóc ăn đào, lê, mơ, các loại quả hạch. Các loại quả như cà chua, cà rốt, xà lách có nhiều vitamin tốt cho sóc đất. Không để thức ăn lưu cữu trong lồng để tránh hư hỏng và thu hút côn trùng có hại.
 
Thức ăn có hại cho sóc Đất
Nếu muốn nuôi dưỡng một chú sóc Đất khỏe mạnh và sống lâu thì không chỉ đơn giản là cho chúng một chỗ ở thoải mái, ăn uống cũng là một điểm mấu chốt lớn. Nhiều chủ nuôi vì để thể hiện sự yêu thích của mình với sóc Đất nên cho chúng ăn thức ăn mà con người ăn.
 
Vậy thì cho ăn như vậy có thích hợp hay không. Theo các bác sĩ thú y , sóc Đất tuy là loài ăn tạp nhưng không phải thức ăn nào cũng phù hợp với chúng. Khi chuẩn bị thức ăn cho sóc cần tránh các loại thức ăn sau đây:
 
Các loại cây có vị cay, mùi nồng như tỏi, hành củ, hành tây, rau thơm, rau cần, hạt tiêu, ớt… gây kích thích hệ tiêu hóa, không tốt cho sóc.Socola, ca cao, cà phê, khoai tây, cây họ đậu có hại cho hệ tiêu hóa của sóc đất. Dễ gây ngộ độc cho chúng.Sữa tươi có đường, sữa đậu nành rất dễ gây bệnh tiêu chảy ở sóc. Trường hợp nghiêm trọng có thể khiến sóc bị mất nước và chết.Các loại thức ăn đã qua chế biến của người có nhiều gia vị, dầu mỡ rất độc hại đối với sóc đất. Đặc biệt là thức ăn nhiễm hóa chất, phẩm màu…
Sóc Đất ăn gì mau mập?
Các loại hạt cũng có rất nhiều loại. Ví dụ như hạt hướng dương, hạt bí, hạt dưa… Sóc Đất  đều rất thích ăn. Sóc Đất tương đối thích ăn hạt hướng dương. Nhưng hàm lượng chất béo trong hạt hướng dương khá cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra các vấn đề như béo phì, kén ăn, suy dinh dưỡng… Nếu hỏi sóc Đất ăn gì mau mập thì có lẽ chính là ăn hạt.
 
Vì vậy hạt hướng dương chỉ có thể xem như đồ ăn vặt hoặc là thức ăn không bắt buộc để gia tăng tình cảm. Không thể cho ăn quá nhiều. Một bữa chỉ cho ăn 1, 2 hạt là được. Tuy nhiên nếu khi mùa động đến, có thể cho sóc Đất ăn thêm nhiều một chút để gia tăng năng lượng, để sống qua mùa đông.
 
Thức ăn của sóc cần sử dụng hạn chế
Đừng thấy rằng sóc Đất quá đáng yếu, cho chúng ăn quá nhiều hạt hướng dương. Hoặc là thức ăn có lượng calo cao. Sóc Đất dễ dàng bị béo, dinh dưỡng không cân bằng. Sóc Đất quá béo thì mùa hè sễ bị cảm nắng, chất béo dưới da quá dày, sẽ dễ bị rụng lông. Hạt hướng dương có thể làm thực phẩm cổ vũ khi huấn luyện Sóc Đất. Chúng lúc nào cũng cực ký yêu thích hạt hướng dương.
 
Một số các loại rau củ quả đừng cho ăn quá nhiều cùng một lúc. Dễ gây nên đau bụng tiêu chảy mà chết. Phần lớn các loại rau củ quả đều có chứa thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp, hãy rửa sạch lau khô trước rồi mới cho ăn.
 
Kết hợp một số loại điểm tâm và thức ăn chính. Khi tăng lượng điểm tâm thì hãy giảm bớt thức ăn chính. Đừng cho chúng ăn quá nhiều đồ ăn vặt. Sóc Đất phát phì thì sẽ dễ sinh bệnh. Hãy dùng các loại hộp có nắp kín dể bảo quản thức ăn của sóc và đồ ăn vặt.
 
Có thể để ở trong tủ lạnh. Khi thức ăn của sóc Đất có phát sinh bọ kiến thì hãy bỏ đi. Sâu bột là thức ăn của sóc Đất  yêu thích nhất, nhưng hàm lượng protein quá cao. Chỉ cho ăn mấy con 1 lần là được. Đừng quá nhiều.
 
Lưu ý khi chọn lựa thức ăn cho sóc Đất
Một con sóc Đất trưởng thành mỗi ngày ăn 25 – 30g thức ăn. Tỉ lệ món chính và đồ ăn vặt là 5:1, nên cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho sóc. Thời gian cho ăn nên là buổi sáng, mỗi ngày cho ăn 1 lần. Một tuần chỉ cho ăn thức ăn vặt 1-2 lần.
 
Thức ăn cho sóc Đất tuy đa dạng nhưng chúng khá kén chọn khi ăn uống. Nếu bạn đổi thức ăn đột ngột, chúng sẽ bỏ ăn để phản đối. Phải thay đổi dần dần, phối hợp các loại thức ăn để chúng có thời gian làm quen.
 
Nước uống cho sóc nên dùng nước sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai. Sóc nuôi làm cảnh rất dễ mắc tiêu chảy nếu nước uống bị nhiễm bẩn. Nên thay nước mỗi ngày hoặc tuần vài lần để đảm bảo nước luôn sạch.
 
Lương thực ngũ cốc cho chim là thực phẩm tốt nhất cho Sóc Đất. Mua một chút trộn lẫn là được. Như mảnh hạt ngô, kiều mạch, yến mạch, đậu phộng sống, hạt gai dầu, hạt thóc, hạt kê, cao lương, hạt dưa sống. Có thể thêm một lượng yến mạch, kiêu mạch và hạt gai dầu thích hợp.
 
Thận trọng với rau củ hoa quả. Các loại rau củ hoa quả có hàm lượng nước khá lớn thì nên tránh đừng cho ăn. Lá cải thảo có thể để 1 – 2 ngày. Đợi đến khi nước bay hơi gần hết thì cho ăn có thể bổ sung thêm Vitamin cho sóc Đất.
Nguồn tham khảo:
  1. Trung Tâm Dược Liệu Dưỡng Sinh Đông Y Thú Cưng LotiPET
ĐT: 0962801374

http://lotipet.com
http://facebook.com/LotiPET
http://youtube.com/LotiPET
  1. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, GS. TS. Lê Thanh Hòa – Công Nghệ Sinh Học đối với Cây Trồng Vật Nuôi và Bảo Vệ Môi Trường - NXB Y Học - 2006
  2. GS. VS. TSKH. BS. Đái Duy Ban, ThS. Lê Khánh Linh, ThS. Đái Thị Việt Lan -  Cẩm Nang Phòng Trị Bệnh Động Vật Bằng Phương Pháp Y Học Cổ Truyền kết Hợp Y Học Hiện Đại -  2016
  3. BS. Lê Khánh Đồng - Châm Cứu Đơn Giản - NXB Y Học 1962
  4. LY. Lê Đắc Quý, ThS. Lê Khánh Linh - Đông Y Điều Trị Bệnh - NXB Y Học 2012
  5. GS. DS. Lê Khánh Trai, GS. BS. Nguyễn Tài Thu - Hệ Kinh Lạc - 1990
  6. BS. Nguyễn Khắc Viện - Dưỡng Sinh Việt Nam – 1989
  7. TS. Phạm Quang Trung - Bài Giảng Thú Y - 2010
  8. GS. Janet Amundson Romich - Dược Thú Y - USA 2011
  9. GS. Steve L. Stockham, GS. Michael A. Scott - Thú Y - USA 2008
  10. GS. David Alderton, Alan Edwards, Mike Stockman, Peter Larkin - Toàn Tập: Thú Cưng và Chăm Sóc Thú Cưng – United Kingdom 2011


X